Chư tôn Hòa thượng hàng Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPG tỉnh TT Huế và Thường trực BTS GHPG tỉnh TT Huế cùng Chư tôn đức Tăng, Ni các Tổ đình, Tự viện, và đông đảo Đạo hữu Phật tử đã đến dự và đảnh lễ tưởng niệm.
Đại Lão Hòa thượng thế danh Diệp Trương Thuần sinh ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ (16-02-1905) trong một gia đình nề nếp, quy ngưỡng thuần thành Phật đạo tại thôn Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Thân phụ là cụ ông Diệp Văn Kỷ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu.
Năm Quý Hợi (1923) Ngài vào Chùa Tây Thiên đảnh lễ Tổ sư Tâm Tịnh xin được xuất gia. Lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 19 tuổi.
Năm Giáp Tý (1924), Ngài được đặc cách cho thọ tam đàn Cụ Túc tại giới đàn Từ Hiếu, do chính Bổn sư của Ngài làm Đàn Đầu Hòa thượng với Pháp danh Trừng Nguyên, hiệu Đôn Hậu
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, mở trường Trung học, Đại học Phật giáo tại Tây Thiên, Ngài tiếp tục theo học chương trình Đại học tại đây và tham gia dạy bậc Trung học tại Phật học Đường Tây Thiên. Sau đó làm Giáo thọ cho Phật học Đường Báo Quốc và Ni Viện Diệu Đức, Huế.
Năm 1940 và 1942, Ngài đã hai lần sang thuyết giảng ở một số tỉnh có đông Việt kiều tại Lào; đàm đạo với Vua Sải và tham lễ tại một số nơi ở Vương quốc Phật giáo này.
Năm 1945, Ngài giữ chức Chánh Hội Trưởng Hội Phật học Thừa Thiên. Cũng trong năm này, Ngài nhận chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ, một di tích lịch sử đã bị đổ nát hoang tàn.
Năm 1947, Chùa Linh Mụ cũng bị Pháp chiếm đóng, Ngài bị Pháp bắt, tra tấn.
Năm 1948, Ngài làm Cố Vấn đạo hạnh Hội Phật học Trung phần và làm Tuyên Luật Sư Giới Đàn Báo Quốc, Huế.
Năm 1949, Ngài giữ chức Chánh Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật học.
Năm 1951, Ngài làm Đàn Đầu Hòa thượng tại Chùa Ấn Quang mà trong giới đàn này, quý Hòa thượng Nhật Liên, Thượng tọa Nhất Hạnh. . . là giới tử.
Năm 1952, Ngài được suy cử làm Giám Luật Tăng Già toàn quốc.
Năm 1956, Ngài thành lập và làm chủ nhiệm Liên Hoa Văn Tập.
Năm 1958, đổi tên Liên Hoa Văn Tập thành Liên Hoa Nguyệt San và cũng chính Ngài làm chủ nhiệm.
Năm 1963, Ngài tham gia hàng ngũ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đêm Pháp nạn 20 tháng 8 năm 1963. Ngài bị bắt tại Chùa Diệu Đế và bị đưa đi giam giữ.
Năm 1964, Đại hội Thống nhất Phật giáo tại Sài Gòn, Ngài được bầu làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh.
"Có sống hòa hợp mới mong làm tròn nhiệm vụ của người con Phật đối với đại sự mở bày tri kiến Phật của Đức Từ Phụ mới mong làm nên những sự nghiệp ích nước lợi dân. Điều này có nghĩa rằng: sống hòa hợp là điều kiện tối yếu cho sự tiến tu, và sự tiến tu chỉ có thể được thực hiện nếu có sống hòa hợp.” (HT. Thích Đôn Hậu, Thông điệp Phật đản PL.2526) |
Năm 1965, Ngài làm Yết Ma Đại Giới Đàn Từ Hiếu, Huế.
Năm 1966, Ngài hướng dẫn Tăng ni tín đồ miền Trung tranh đấu cho Pháp nạn lần thứ hai dưới chế độ Thiệu, Kỳ.
Năm 1968, Ngài đứng lên vận động Chư Tôn Đức thành lập lớp chuyên khoa Phật học 4 năm tại Chùa Linh Quang, Huế, và chính Ngài dạy Luật cho lớp chuyên khoa này.
Từ năm 1976, Ngài đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Từ năm 1976 đến năm 1986 Ngài không ngừng giảng dạy Kinh Luật cho Tăng ni ở Huế tại các Chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.
Năm 1981 Đại hội Đại biểu Phật giáo tại chùa Quán Sư, Ngài được suy cử vào Hội đồng Chứng Minh, Đệ nhất Phó Pháp Chủ, kiêm Giám luật GHPGVN
Ngài viên tịch vào lúc 8 giờ tối 23.4.1992 (21.3 Nhâm Thân), tại chùa Linh Mụ, Huế. trụ thế 88 năm và 68 hạ lạp.
Công trình dịch giải và biên soạn:
Phương Pháp Tu Quán Tứ Nhiếp Pháp Cảm Ứng Tự Nhiên Đâu Là Con Đường Hạnh Phúc Đồng Mông Chỉ Quán Sinh Mệnh Vô Tận hay là Thuyết Luân Hồi Luật Tứ Phần Tỳ kheo Ni Sao |
N.N