Trang chủ Thiền môn xứ Huế Tranh-Tượng-Pháp khí Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được công nhận bảo vật quốc...

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được công nhận bảo vật quốc gia

243
0
Theo thông tin BBT vừa nhận được sáng ngày 11-1-2013; Ngày 30/12, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2599/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia cho 37 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (TT. Huế).
 

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (năm 1710) để cúng cho ngôi Quốc tự, nặng hơn 2.000kg, hiện đặt tại chùa Thiên Mụ. Chuông này cũng đã xưa đến gần 300 năm. Chuông rất lớn và đẹp, chiều cao 2,5m, đường kính miệng 1,40m, nặng 1.986 kg. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an”. Chuông này hiện nay chỉ được đặt như một pháp khí của chùa mà không đánh.

Hoa văn trình bày trên chuông rất phong phú, trình độ mỹ thuật cao. Những nhóm chấm trình bày mỹ thuật, cành lá uốn tiếp theo nhau như những đợt sóng lượn. Các mô-típ long phụng rất linh động, có bốn con rồng quẫy mình, bốn con phượng bay đuôi rất dài. Tiếng của đại hồng chung này đã ngân vang trên đô thành Phú Xuân từ năm 1710 tây lịch cho đến năm 1815 tây lịch thì được chuông Gia Long thay thế. Chuông đã trở thành bảo vật của Phật giáo Thuận Hoá.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được công nhận bảo vật quốc gia

 Đại hồng chung chùa Thiên Mụ

 

37 bảo vật quốc gia vừa được công nhận gồm:
1. Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
2. Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
3. Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Thạp đồng Hợp Minh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái).
5. Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
6. Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
7. Bia “Xá Lợi Tháp Minh” (Niên đại: năm 601, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh).
8. Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
9. Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
10. Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
11. Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
12. Chuông chùa Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
13. Chuông chùa Vân Bản (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
14. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
15. Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
16. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
18. Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
19. Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
20. Bộ chân đèn và lư hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).
21. Vạc đồng (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
22. Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh).
23. Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
24. Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
25. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
26. Tượng động vật Dốc Chùa (Văn hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).
27. Tượng Phật Bình Hòa (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
28. Tượng Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
29. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp).
30. Tượng Thần Visnu  (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
31. Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
32. Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
33. Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
34. Tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh).
35. Tranh “Hai thiếu nữ và em bé” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
36. Tranh “Em Thúy” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Cẩn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
37. Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here