Trang chủ Thiền môn xứ Huế Tranh-Tượng-Pháp khí Đaị hồng chung chùa La Chữ

Đaị hồng chung chùa La Chữ

265
0

Chuông chùa làng La Chữ là một bảo vật không những của Phật giáo Thừa Thiên Huế, mà còn là của quốc gia, vì là quả đại hồng chung duy nhất trên đất nước có năm chú tạo trùng vào niên hiệu của vị vua anh hùng dân tộc là vua Quang Trung; lại do một vị tướng danh tiếng của Tây Sơn cùng phu nhân tín cúng.

Chuông được chú tạo vào ngày tốt tháng 7 năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung năm thứ 4 (tháng 8 năm 1791 T.L), chuông có hình dáng đẹp, cao 1m,26. Chu vi giữa thân chuông là 1m,74, gần miệng chuông là 1m,80. Đường kính miệng đo phủ bì được 0m,70. Trên thân chuông có 12 lỗ thủng và vết sước do đạn bắn, vào trận chiến tranh đánh Pháp vệ quốc xảy ra ở làng La Chữ vào năm 1950.

Những chuông đồng cổ vĩ đại và tinh xảo nhất VN kienthuc kho104 10chuongthien du lich http://www.tinmoitonghop.com/ Những chuông đồng cổ vĩ đại và tinh

Cách trình bày hoa văn và văn khắc trên chuông La Chữ có phần đặc trưng thiên về văn hóa dân gian, không chuông chùa nào có những hoa văn như thế.

Thân chuông chia làm bốn ô lớn khắc tên bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Hoa văn trên khung có chữ Xuân thật đặc biệt.

Trên góc phải của khung này có hình hai cái lược: lược sưa và lược dày làm bằng sừng trâu. Đây là hai vật gia dụng trong cuộc sống thường ngày của người dân từ các thế kỷ trước mãi đến gần hết nữa đầu thế kỷ thứ XX vừa qua vẫn còn thông dụng. Mà hình như hai thứ lược này chỉ có ở vùng Thuận Hóa.

Hoa văn ở góc trái ô này là cái gương đồng hình tròn có cán cầm tựa như cái kính lúp hiện nay, và cái hoa, trong khung này khắc quê quán, tên họ người chú tạo đại hồng chung rất rõ như sau: “Hương Trà huyện, La Chữ xã, Hội Thủ Lê Công Học tiến cúng: Điện tiền Thái bảo Giá Ngự Quân Công Võ Văn Dũng, chính thất Lê thị Vy công đức”. Mấy chữ “Điện tiền Thái bảo Giá Ngự…” bị cào mờ rất khó đọc. Ngoài ra còn có thiện nam tín nữ làng La Chữ cũng đóng góp tịnh tài và công đức tạo chuông là “Tân Hợi thu thất nguyệt cát nhật tạo”.

Ở trên các ô khác thì có hoa văn hình cái quạt và hai cuốn sách (Hạ); bầu rượu và bầu rượu để nghiêng 45 độ có dãi “là” uyển chuyển quấn quanh cổ bầu rượu (thu); hoa văn hình hai ngọn lá và cây gươm (đông). Phần bên dưới mỗi ô lớn có trình bày hình đúc nổi hai võ tướng; quanh thân chuông có tám võ tướng tất cả. Hình đúc nổi : áo giáp, mủ trụ, binh khí và các võ tướng cầm ở tay như gươm, giáo, chùy, búa…với điệu múa võ rất đẹp, vô cùng linh động.

Những chuông đồng cổ vĩ đại và tinh xảo nhất VN kienthuc kho104 11chuongthien du lich http://www.tinmoitonghop.com/ Những chuông đồng cổ vĩ đại và tinh

Bốn nụ quanh thân chuông trình bày giống nhau. Một nền tròn giữa hai đường viền trong và ngoài, ở giữa là những chấm hạt cườm chạy quanh song song với hai đường ấy, hình nụ tròn để đánh chuông này là 0m,105. Một vành đai có trang trí rất tỉ mỉ, chạy quanh thân chuông và nối với bốn nụ chuông.

Bên dưới vành đai có bốn khung rộng 0m,12, dài 0m,20, trình bày các con vật trong tứ linh: Chim phụng bay, đầu và mỏ như chim keo, năm lông đuôi uốn rãi rất đẹp (Xuân); hình con nghê, hay con lân đang chạy (Hạ), con rồng uốn lượn (Thu); con rùa lưng mang hòm kinh, miệng phun lửa đang bơi qua biển (Đông).

Dưới cùng giáp với miệng chuông lại có một đường hoa văn rộng 0m,03. Miệng chuông loe ra, được trình bày nhiều đường gân chạy vòng quanh để nâng lưng phần miệng chuông cao dần lên và rộng dần ra rất mỹ thuật.

Đại hồng chung chùa La Chử có mấy điểm đặc biệt: thứ nhất là các hoa văn trên chuông; những hoa văn này có tính chất văn hóa dân gian và của thời đại Tây Sơn hơn là nói về Phật giáo. Thứ hai là chuông được chú tạo vào thời điểm mà Phật giáo Thuận Hóa có phần chửng lại do một chính sách; Thứ ba trong lúc triều Tây Sơn đang sung dụng các chùa chiền, kêu gọi chư Tăng “ cởi cà sa khoát chiến bào”, chuông chùa bị tịch thu; mà ở làng La Chử, quê hương bà Lê thị Vy, tướng quân phu nhân, thì tướng quân Võ văn Dũng lại trùng tu chùa, đúc chuông và Phật giáo làng La Chử vẫn riêng phần được khởi sắc như trên chuông đã ghi…Đó là những điểm cần nghiên cứu kỷ ở một bài khác vậy.

H.X.L

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here