Trang chủ Vấn đề hôm nay Cuộc Sống Mỗi Ngày Của Đức Phật, Như Thế Nào?

Cuộc Sống Mỗi Ngày Của Đức Phật, Như Thế Nào?

162
0

Đây là bài giảng của Thầy Ajahn Jagaro trong Lễ Phật Đản Vesak, có tựa đề là “Bố Thí, Giới Hạnh Đạo Đức, và Thiền Định”. Bài viết trên bản tin tức tháng 6/1995, của Hội Phật Giáo Victoria (Úc Châu).

Hãy thử hình dung trong tâm trí chúng ta, cuộc sống mỗi ngày của Đức Phật; Đức Phật Gotama (Cồ Đàm), sống cách đây hơn 2500 năm trước, ở miền bắc Ấn Độ – ngài không sống ở Thái Lan, không sống ở Miến Điện, không sống ở Tích Lan (Sri Lanka). Đức Phật sống trong Thung Lũng Sông Hằng, và ngài đi bộ vòng quanh Thung Lũng Sông Hằng trong 45 năm, ngài nói giọng người địa phương, và ngài giảng dạy những người của thời đại đó. Đức Phật là một nhà sư; ngài không cao 5,5 mét (= 18 feet), vì thế trong đám đông ngài không có gì nổi bật. Trong vài trường hợp, người ta không thể biết được Đức Phật là ai, khi ngài đứng cùng với các nhà sư khác. Tất cả các nhà sư đều trông giống như nhau. Mỗi buổi sáng, Đức Phật đi khất thực để nhận thức-ăn cúng dường – ngài ăn thức ăn bình thường, và làm những điều bình thường giống như những nhà sư khác.

Điều khác biệt quan trọng là Đức Phật đã hoàn toàn giác ngộ. Tâm của Đức Phật thì hoàn toàn bình an – ngài hoàn toàn không-còn phiền muộn, rên rỉ, đau đớn, buồn rầu và tuyệt vọng; ngài cũng không-còn tính ích kỷ, tham lam, tham muốn, hoặc dính mắc; ngài cũng không-còn có ý xấu, oán giận, thù ghét, làm tổn-thương cảm xúc người khác, hoặc phẫn nộ dù chính đáng; ngài cũng không-còn sự si mê, hoặc sự thiếu hiểu biết, mà dẫn đến sự nghi ngờ, và sự rối trí; ngài cũng không-còn sự tự-phụ, hoặc là bất kỳ sự tự phụ nào về cái-tôi. Tâm của Đức Phật thì hoàn toàn bình an, trí tuệ của ngài hoàn toàn hiểu biết về thực tại.

Đức Phật sống một cuộc đời với phẩm hạnh trong sạch, và cao quý. Ngài sống một cuộc sống rất đơn giản. Đức Phật đi bộ khắp nơi, với ba y và một bát. Ngài khất thực, nhận thức-ăn cúng dường, và ăn mỗi ngày một bữa. Khi có người quan tâm đến Phật Pháp, và khi họ hoàn toàn có sự tôn kính ngài, Đức Phật giảng dạy Phật Pháp cho họ. Đức Phật không dạy họ chỉ có nghi thức, hoặc là các buổi lễ bái, mà ngài giảng dạy cho họ về Phật Pháp.

Qua nhiều thế kỷ, Đạo Phật đã phát triển các biểu tượng về tôn giáo, các sách nghi lễ, và những khóa tu hành, mà có thể khá khác-biệt từ một nền văn-hóa nầy, sang một nền văn-hóa khác. Chúng tôi không nói rằng có-gì sai-trái với điều nói trên – bởi vì, có một số điều khá khéo léo, và hữu ích – tuy nhiên, chúng ta cần phải có quan điểm đúng đắn về những điều nầy, để tâm chúng ta luôn luôn nhớ rằng Đức Phật mỗi ngày đã sống như thế nào, ngài đã làm gì, và ngài đã dạy chúng ta những điều gì. Để rồi sau đó, chúng ta cố gắng học hỏi, và suy ngẫm những lời giảng dạy của Đức Phật.

Đức Phật là một con người, đã giảng dạy cho chúng ta (mà cũng là con người như ngài) những điều chúng ta có thể làm được (giống như ngài), và ngài đã giảng dạy chúng ta con đường, hoặc là một hệ thống mà chúng ta có thể đi theo ngài, để tu hành (nếu chúng ta muốn). Con đường nầy là con đường mà hoạt động dựa trên những quy luật tự nhiên. Khi chúng ta thực hành, trau dồi những phẩm chất nào đó, những điều kiện nào đó, rồi sau đó, sẽ có những điều chắc chắn xảy ra, những kết quả chắc chắn phải xảy ra. Do đó, Đức Phật giảng dạy chúng ta con đường để chúng ta có thể thực hành – chúng ta phải nỗ lực như thế nào, để chúng ta tu hành đạt tới giác ngộ, đến sự hoàn-toàn hạnh phúc, đến sự hoàn-toàn giải thoát, đến sự hoàn-toàn bình an, và đến sự hoàn-toàn trong sạch.

Đức Phật đã chỉ bày cho chúng ta những điều kiện hỗ trợ khác nhau, để giúp chúng ta đi trên con đường nầy – và ngài cũng đã chỉ bày chúng ta các mối nguy hiểm khác nhau, mà sẽ là các chướng ngại, ngăn cản chúng ta đi trên con đường nầy – rồi, Đức Phật cũng đã khuyến khích chúng ta nhận lấy nhiệm vụ của chúng ta, là hãy bước chân đi trên con đường nầy. Và, đấy là nhiệm vụ của Đức Phật, và đấy là tất cả những gì ngài có thể làm được. Phần còn lại, là tùy thuộc vào chúng ta, là nhiệm vụ của chính chúng ta mà thôi. 

———————————-  

What Was The Buddha’s Life Really Like? – Ajahn Jagaro – Source-Nguồn: www.buddhanet.net

From a talk given by Ajahn Jagaro during Vesak titled “Dana, Sila and Bhavana”. From the Buddhist Society of Victoria (Australia) June 1995 Newsletter.

Try to picture in your mind an everyday scene from the Buddha’s life; Gotama the Buddha, living over 2,500 years ago in northern India – not in Thailand, not in Burma, not in Sri Lanka. He lived in the Ganges Valley and walked around the Ganges valley for 45 years, speaking the local dialect and teaching people of that era. He was a monk; he wasn’t 18 feet tall so that he stood out from everyone else. On some occasions people couldn’t tell who was the Buddha when he was amongst a group of other monks. They all looked much the same. He walked on almsround every morning to get his food – he ate ordinary food and did ordinary things like many other monks.

The important thing is that he was perfectly enlightened. His mind was completely at peace – completely free of any form of sorrow, lamentation, pain, grief and despair; any form of selfishness or greed or craving or attachment; any form of ill-will, resentment, aversion, hurt feelings, righteous indignation; any form of delusion or ignorance which could lead to doubt and confusion; any form of conceit or any conceiving of a self. His mind was perfectly at peace, abiding in complete knowledge of reality.

He lived a life of pure conduct. He lived a very simple life. He walked everywhere he went with his three robes and a bowl. He accepted food on almsround and ate one meal a day. When people were interested in the Dhamma and showed sufficient respect he would teach them Dhamma. He didn’t teach them just rituals or ceremonies, he taught them Dhamma.

Over the centuries Buddhism has evolved religious symbolism, ceremonial and devotional practices which may be quite different from one culture to another. It’s not to say that there’s anything wrong with those things – some of them are quite skilful and useful – but to have a right perspective on them – so that one always can bring to mind who the Buddha was, what he did and what he taught. So we have to try and contemplate the teachings of the Buddha.

The Buddha was a human being who showed what is possible for each and every one of us who are also human beings, and he taught a path or a system of training which can be followed by each and every one of us if we so wish. This path is a path that relies on the natural laws that operate. When we cultivate certain qualities, certain conditions, then certain things happen, certain results come about. So the Buddha taught the path that we can cultivate – how we can make effort to direct our lives towards enlightenment, perfect happiness, perfect liberation, perfect peace, perfect purity.

He pointed out all the various supporting conditions that will help us on this path – and he pointed out all the various dangers that will hinder and obstruct us on the path – and then he encouraged us to take on the task of walking the path. That was his duty, that was all he could do. Beyond that it is up to us.

 Nguồn: daophatngaynay.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here