Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Cuộc chiến đấu vô úy của Phật giáo Hàn quốc

Cuộc chiến đấu vô úy của Phật giáo Hàn quốc

136
0

Vào những năm của thập niên 1890, Nhật Bản ủng hộ cho Phật Giáo Hàn Quốc. Họ hết lòng phục hưng bằng những chính sách tận dụng sức mạnh của phương Đông để cạnh tranh với sự bành trướng của Thiên Chúa giáo trong vùng thực dân.

Một số tín đồ Phật Giáo Hàn Quốc đã đồng ý theo sự ủng hộ của Nhật Bản, tuy nhiên trong công cuộc duy trì dài hơi thì lợi thì ít mà bất cập thì nhiều.

Thực tế, suốt thời gian ngự trị của chế độ thực dân Thiên Chúa giáo, họ đến và tìm hiểu để dễ bề cai trị và xóa sổ những tôn giáo bản địa, thì Phật Giáo phát hiện ý đồ của họ, thế rồi những nỗ lực của những vị tu sỹ Phật Giáo yêu nước cũng chỉ trong vòng nhượng bộ như một sự hợp tác mà thôi.

Tình hình vẫn tồi tệ, sự giải phóng đất nước là kế quả cuộc đàm phán đắng cay của đại đa số quần chúng phải chấp nhận. Cuộc đàm phán này hầu như đem lại sự đình đốn cho Phật Giáo trong nhiều thập kỉ.

Câu hỏi trọng tâm trong buổi dàm phán là đời sống đơn độc – từ bỏ đời sống vật chất của Tăng sỹ Phật Giáo. Theo truyền thống, Tăng sỹ Phật Giáo của Hàn Quốc sống độc thân, trong lúc đó ở Nhật Bản thì được phép kết hôn.

Trên thực tế, thì tu sỹ Hàn Quốc cũng có rất ít trường hợp vẫn kết hôn, mặc dù điều này là vi phạm giới luật tôn giáo. Trong những năm đầu thập niên 1900, Phật Giáo phát động phong trào chống lại sự độc thân.

Những kiến nghị của họ được sự ủng hộ của chính quyền thực dân và những phái đoàn Phật Giáo Nhật Bản. Năm 1926, việc chống lại sự độc thân gặp trở ngại, mặc dù Tăng sỹ vẫn tự do chọn đời sống độc thân.

Nhưng đây chỉ mới bắt đầu của sự bàn luận. Những năm của thập niên 1950, những vị tu sỹ sống đời sống độc thân tuyên bố họ vẫn duy trì Phật Giáo truyền thống Hàn Quốc.

Theo tư duy logic của họ, những vị tu sỹ đã chọn đời sống không độc thân là chấp nhận sự chỉ trích của cộng đồng. Đời sống không độc thân là làm mất giá trị của đời sống tôn giáo của người Nhật Bản.

Thật ra, đây chỉ là vấn đề quá đơn thuần, đã từ xưa để đối mặt với vấn đề độc thân thì ở Hàn Quốc đã có chứng điệp và tăng tịch chứng minh điều này.

Năm 1955, chính phủ phải vào cuộc chiến. Một luật mới ra đời, yêu cầu “thanh lọc” tự viện. Tất cả những tu sỹ có đời sống gia đình đều phải từ chức trong những vị trí quyền hạn trong tự viện. Dĩ nhiên, những tu sỹ có đời sống gia đình chống lại điều luật này và kéo dài sau đó.

Cuối những năm của thập niên 1950 và đầu những năm thập niên 1960, là những năm của sự tố tụng, khi những vị tăng có đời sống độc thân và những vị tăng có gia đình đấu tranh đê giành quyền điều khiển chùa chiền. Cuộc tranh biện được mở ra và có nhiều đề tài xoay quanh vấn đề, vì thế cuộc tranh biện và để đưa đến vấn đề được giải quyết thì phải đưa ra pháp đình.

Những vị tăng sỹ độc thân hoàn toàn thuyết phục lợi điểm – bởi vì họ đại diện cho tinh thần chính thống Hàn Quốc. Cuối cùng, năm 1961, Tòa án tối cao của Hàn Quốc đã ủng hộ cho yêu cầu của những vị tăng sống độc thân không có gia đình. Theo đạo luật, những vị tăng có gia đình phải nhường quyền điều khiển các chùa chiền cho các vị tăng độc thân.

Chính thức trên pháp đình vẫn chưa đủ, diều này phải cần đến kiên quyết. Những vị tăng có gia đình và gia đình của họ vẫn không chịu rời chùa, bởi vì họ đã sử dụng chùa chiền như nhà của họ. Cả hai mặt phải đối diện với sự thật xung đột.

Những vị tăng có gia đình nhanh chóng cho lớp trẻ của họ thọ giới để tạo nên lực lượng đối kháng (sau nay rất khó để giải quyết với những người phi pháp này).

Thập niên đối kháng này để lại những nỗi đắng cay. Điều này thường xuyên xảy ra trong chùa – một vấn đề còn tồn tại, thỉnh thoảng vẫn còn thấy đến ngày hôm nay.

Đôi lúc cuộc xung đột trong nội bộ quản lí Phật Giáo ở Hàn Quốc thường trở nên căng thẳng, thậm chí phải có nhiều quan sát của thế giới và can thiệp của cảnh sát.

Năm 1962, chính thể mới của Hàn Quốc cố gắng làm cho tình hình lắng dịu. Dưới áp lực của nó, những vị tăng sỹ có đời sống độc thân cố gắng xây dựng Tăng già Jogye, đây là một Tăng già lớn trong Phật Giáo truyền thống ở Hàn Quốc.

Những vị tăng sỹ có gia đình cũng cố tạo dựng lực lượng cho họ, chẳng hạn như Tăng già Taego-jong. Hai giáo hội này thường có nhiều bất ổn và lạnh lung, nói chung, lợi thế luôn thuộc về các tu sỹ sống độc thân.

Tuy nhiên, những tranh luận này thường ảnh hưởng bất lợi cho Phật Giáo Hàn Quốc. Thông thương để lại nhiều vết thương và mất niềm tin của tín đồ Phật Giáo, đồng thời chỉ làm cho ma chướng có cơ hội bành trướng. Những sự việc này được chuyển biến tích cực vào vào những thập niên 1970, khi Phật Giáo Hàn Quốc vượt qua được và các mối quan hệ trở nên ôn hòa, làm cho hoàn cảnh Phật Giáo phục hưng trở lại.

Giáo sư Andrei Lankov sinh ở  St. Petersburg, Russia, hiện nay đang dạy ở trường Đại học Kookmin tại Seou, Hàn Quốcl. Mọi liên lạc qua email: [email protected].

Nhật Minh dịch

Soure:http://americanbuddhist.net, link: http://www.koreatimes.co.kr

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here