Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Cúi đầu

Cúi đầu

175
0

Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi tôi đang ngồi trong văn phòng Trường Phật học thì cô thư ký của văn phòng đến, thấy tôi và cô cúi đầu chào, không phải cúi đầu chào mà cúi mình chào tôi. Cô cúi mình xuống thấp hơn thường khiến tôi có cảm nghĩ, thế giới này là một thế giới lễ độ, đời này là một cuộc đời lễ độ, ngay cả sự sống là một sự lễ độ. Và tôi cảm thấy mình được sống an toàn, an toàn tuyệt đối, an toàn và trí thức.

Sự việc đó khiến tôi suy nghĩ thêm. Lúc trước, trong cách giáo dục trẻ em, có người nói chúng ta nên để cho các trẻ em một tí hung hãn để khỏi bị mềm yếu rồi không làm được gì. Cũng vì thế mà có người nói, làm gì thì ngẩng đầu lên cho kiêu hãnh, cho oai vang cho mình có thêm sức mạnh. Nói như thế có nghĩa là những người xung quanh mình là ai, đời là ai, mà mình phải ngẩng đầu lên, phải kiêu hãnh, phải oai vang, phải mạnh… không thì mình có thể bị đàn áp. Như không mình đã hình dung ra một cuộc đời mà không ai là thực sự bạn của mình cả. Cái sức mạnh của sự ngẩng cao đầu hàm ý một sự tự vệ, một sự tỏ thái độ không bị yếu kém. Người ngẩng cao đầu có thể là người tử tế, nhưng không bao giờ là người của tình người. Giữa người ấy và người khác bao giờ cũng có ranh giới chia cách. Không có sự hòa đồng trong giao tiếp.

Vậy sự ngẩng cao đầu có phải là sức mạnh không? Hay đó là một sức yếu mà mình phải làm cho ra thành mạnh? Nếu sự ngẩng cao đầu không phải là sức mạnh, vậy sự cúi đầu có phải là sức mạnh không? Em hãy cúi đầu, em hãy cúi mình nhiều lần, thật nhiều lần cho thành quen. Rồi dần dần cái quen đó sinh ra cái nền nếp. Cái cúi mình thành ra một cử chỉ lịch sự, lễ độ mà mình bắt đầu thấy yêu thích. Em yêu thích sự lịch sự, sự lễ độ, và sự yêu thích đó bạn cho em sự sống. Được sống tức là lịch sự, lễ độ. Lịch sự, lễ độ tức là sự sống. Sự vui sống lịch sự, lễ độ đó cho em sức mạnh, và cho em sự thương yêu đời mãi mãi.

N.T.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here