Trang chủ Phật học Cõi thơ trong kinh Kim Cương (Vì một duyên lành được nghe...

Cõi thơ trong kinh Kim Cương (Vì một duyên lành được nghe kinh giảng của Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh)

135
0

Tò mò tôi dừng lại mở ra, thật bất ngờ đó là thùng băng giảng kinh Kim Cương, như một đóa hoa vô tình nở ra của món qùa năm mới, tôi nhặt lên, trân trọng bằng tất cả tấm lòng biết ơn một đạo hửu nào đã cất công mang thùng kinh nầy để bố thí cho người hửu duyên.   Buổi chiều trên đất khách bổng trở nên ấm áp hơn.  Tôi quay về nhà rủ hơi lạnh còn bám trên áo, vào trong bếp đun một ấm trà nhỏ, thắp lên một nén hương trầm, lòng như vẳng lên câu thơ xưa:

Rủ áo phong sương trên gác trọ
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang 
 
Khói hương lảng đảng trong âm thanh trầm bổng giọng nói của vị pháp sư mang âm hưởng của đất trời cổ kính: 

– Hi hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát. Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?

Giữa một cỏi người hiện đại, đầy mây mù của thế kỷ hai mươi mốt này, lời kinh như một trận gió lớn thổi qua tâm hồn người ngổn ngang những lo toan triền miên bất tận, có lẻ từ vô thỉ đến giờ.

Trưởng lảo Tu Bồ Đề hiện ra,ngài đứng đó rở ràng như một vầng trăng sáng, ngài đem câu hỏi nặng ngàn cân đã đeo theo kiếp người từ qúa khứ cổ xưa đến hiện tại đầy văn minh máy móc như phép lạ của điện toán: 

Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia?

Câu hỏi đó từ hai ngàn năm trăm năm trước vẫn còn mới, hiện tại và qúa khứ không có gì thay đổi.  Con người với đầy xảo thuật, đầy thông minh, đầy công thức mỗi ngày mỗi đòi hỏi mới…mới… vô tận, vẩn bất lực trước bản tâm vốn tỉnh lặng như như, nhưng vẩn hoài viển ly điên đảo.  Ngày càng có nhiều bộ óc mỏi mòn, con người cứ tưởng mưu cầu hạnh phúc bằng văn minh sao vẩn hoài đau khổ, thuốc men cứ theo nhau phát triển hoài hoài, và tội nghiệp thay chúng sanh vẩn chìm sâu trong vô minh chấp chặt ngày một dầy thêm.

Vị A La Hán đã vì hạnh phúc con người mà phát tâm đại từ bi cầu xin Như Lai chỉ dạy.  Những lời kinh như một dấu nhấn ngân dài của nốt nhạc vô thanh:

-Làm sao hàng phục tâm??? 

-Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhược Bồ-tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức phi Bồ-tát.

-Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.

Phật hứa sẻ dạy, bắt đầu từ hàng Bồ Tát lớn, các ngài dẩn đầu trong hạnh tu, vì nếu Bồ Tát mà còn chấp ngã, còn rơi vào sự lôi cuốn của sáu trần thì chúng sanh làm sao một bước nhẩy vọt ra khỏi biển đời khổ nạn được.  Vì thế Như Lai chỉ ra rằng mỗi một vọng niệm khởi lên thì ta quán sát và nhẹ nhàng đưa chúng vào vô dư niết bàn.  Bởi vì tất cả mọi việc trên cỏi đời nầy đều là bọt, bóng, sương, tuyết, tất cả sẽ tan, tất cả rồi sẽ không bền vững:

Bia không mộ sẽ hư tàn
Thân ta lưu lạc bên ngàn tuyết giang

Lời thơ mang mang sầu, thân thế sự nghiệp, cho đến danh vọng, đền đài rồi củng đều hóa không.  Lời kinh dù đọc ngàn lần vẫn phủ đầy sương khói bởi vì con người chưa thể nào hàng phục tâm mình.  Nguyễn Du nhà thơ của thế kỷ trước đã thốt lên lời tán thán:

Kim Cương đọc đến ngàn lần
Mà trong mờ ảo như gần như xa

Lời kinh Kim Cương bổng trở mình cuồn cuộn như sóng thần đập vỡ vào tri kiến tầm thường của con người, đánh thức trí tuệ bừng sáng:

Kính thuyết:

-Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? 

– Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng. 

Phật cáo Tu-bồ-đề: 

– Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai. 

Dịch:

-Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? 

– Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. 
Phật bảo Tu-bồ-đề: 

– Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai. 

Lời Như Lai dạy đẹp như một cành sen trắng muốt tinh khiết, ngài chỉ dạy chúng sanh thoát cõi mê mờ của cuồng tín, của giáo điều, của tâm tôn thờ thần tượng. 

Như Lai đã vượt lên trên tất cả triết thuyết từ duy thần cho đến chủ nghĩa hiện đại nhất.  Như Lai hiện thân bình dị của một người khất sĩ vỹ đại nhất, ngài gạt bỏ giai cấp, chiến tranh và bằng một lòng thương vô bờ bến muốn trải ra trên cõi thế nầy một cõi người an lạc cho muôn loài.  Còi người nên thơ đó là sự rũ bỏ mọi chấp trước từ có đến không, từ sắc đến vô sắc.  Cõi an lạc đó đã thắp sáng bằng lời dạy của chân kinh Kim Cương, ánh sáng rọi khắp cùng vô minh tăm tối.

Như Lai tuyên thuyết lời kinh chói sáng như viên kim cương, kêu gọi con người rời bỏ cội nguồn tham đắm của hư danh phù thế, vì tướng duyên hợp hư gỉa của nó. Cái gi là thật?  Ngay cả thân nầy của chính cái ta hiện hữu với hình sắc tướng cũng chỉ là cánh bèo trôi giạt rồi một mai sẽ tan biến:

Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê
(Cung oán ngâm khúc)

Màn sương khói vô minh vẫn đẩy con người bước đi trong hành trình mê vọng, rồi từ đó khởi sanh vô vàn tâm tướng và guồng máy luân hồi vần xoay chuyển không ngừng nghỉ. 

Nhất thiết hữu vi pháp, 
Như mộng, huyễn, bào, ảnh, 
Như lộ diệc như điện, 
Ưng tác như thị quán. 

(Tất cả pháp hữu vi, 
Như mộng, huyễn, bọt, bóng, 
Như sương cũng như điện, 
Nên khởi quán như thế.)

Cả một kho tàng kinh điển nhiều như cát sông Hằng. cuối cùng rốt ráo chỉ thu gọn lại trong bốn dòng kinh, lời kinh kỳ vĩ như cả sơn hà đại địa bổng trải dài ra vô tận thoắt hiện rồi thoắt mất.  Dòng kinh kỳ vĩ nầy đã đánh thức một vị thiền sư vô tiền khoáng hậu của lịch sử giáo ngoại biệt truyền, ngài Huệ Năng với trí tuệ Bát Nhã rực sáng và từ đó đã xuất hiện vô số những thiền sư khác. Các ngài đã đến, đã hiện diện trong cõi giả tướng nầy, đã trang nghiêm cõi Phật, đã thanh tịnh cõi người, đã trải hương giới đức cùng khắp hư vô. Trong dòng thiền thơm mùi hương chiên đàn đó sáng ngời một vị vua của lịch sử Việt Nam, thiền sư Trần Nhân Tông,  ngài đã một ngày bỏ lại sau lưng cung vàng điện ngọc, gia nhập vào bước chân tăng lữ của ngàn năm trước Thái Tử Tất Đạt Đa đã giong duổi trên những con đường xứ Ấn với hùng tâm cứu độ nhân loại: 

Tích nhân nghì, tu đạo đức 
Ai hay này chẳng Thích Ca 
Cầm giới hạnh, đoạn xan tham 
Chỉn thực ấy là Di Lặc”
(Cư trần lạc đạo phú – Hội thứ sáu) 

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên  
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên  
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch  
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền. 

Tạm dịch:  

Sống ở trên đời theo với hoàn cảnh mà vui với đạo  
Ðói thì ăn, mệt thì ngủ  
Của báu sẵn trong nhà khỏi tìm kiếm  
Ðứng trước cảnh vật mà vô tâm thì không phải hỏi Thiền là gì. 

Dòng kinh Kim Cương đã bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, bàng bạc trong không gian vô tận, xua đuổi đi những cụm mây vô minh, đem ánh sáng lónh lánh của trí tuệ  Ba La Mật, trong trẻo như trăng rằm tháng tám, ngài Xuyên thiền sư đã viết: 

Vô hạn dã tâm phong quyển tận 
Nhứt luân cô nguyệt chiếu thiên tâm 

Dịch nghĩa: 

Gió cuốn mây đen về biển cả 
Một vừng trăng sáng giữa trời không 

Bên ngoài cửa tiếng pháo mừng xuân mới đang nổ vang cùng tiếng khua nồi chảo như thanh la nảo bạt.  Mùi hương trầm vẩn quyện thơm bát ngát, tôi bất giác chấp tay nguyện cầu chư Phật mười phương, nơi  các ngài không ngừng rãi tâm từ bi cho chúng sanh trong giây phút giao thời thiêng liêng đồng phát đại nguyện cho cõi đất thêm xanh ngát bóng mát của lòng Từ như nhất, cùng buông bỏ tất cả để đến bờ bên kia giác ngộ, vượt qua, vượt qua hỡi các cùng tử của Như Lai.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

N.L.T
Ngày cuối năm 2009

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here