Trang chủ Thiền môn xứ Huế Chùa -Tháp Chùa Tịnh Giác

Chùa Tịnh Giác

169
0

Ban đầu xây dựng chùa với dụng ý là để cho con cháu Lạng Giang Quận Công có nơi ký tự ông bà và cầu nguyện vào những ngày đơm tháng kỵ cũng như các ngày lễ vía, lâu ngày chùa trở thành nơi cho con cháu và con dân trong vùng lân cận đến tu học chánh pháp, cầu kinh lễ bái, hướng thiện.

Toàn cảnh chùa được kiến trúc theo mô típ chùa truyền thống của xứ Huế, nhà rường một gian hai chái, được thiết kế bằng gỗ và vôi vữa, có diện tích xây dựng là 10x10m. Cách thờ tự ban đầu rất đơn giản theo kiểu thờ tự của các chùa trong các phủ đệ ở Huế, gian giữa phía trước dùng để thờ Phật, hai gian bên thờ chư thánh; phía sau thờ tổ và hương linh ký tự.

Tính đến nay, chùa đã được hơn 150 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm của đất nước, cùng với cảnh thiên tai bão lụt triền miên của xứ Huế khắc nghiệt, thêm vào đó, một thời gian dài chùa không có người trực tiếp trông coi, bảo quản vì vậy mà chùa đã xuống cấp một cách trầm trọng.

Vào dịp lễ huý kỵ lần thứ 200 của ngài Lạng Giang Quận Công Tôn Thất Hội vào ngày 27 tháng 10

Chánh điện chùa Tịnh Giác

năm Mậu Dần (1998), toàn thể quý vị trong Hội đồng Quản trị và con cháu phòng Lạng Giang Quận Công đồng tâm mời Thượng Toạ Thích Giác Toàn, thuộc Môn phái Tổ đình Trúc Lâm-Huế về làm trú trì để trông coi, sớm hôm hương khói và sửa sang lại cảnh chùa.

Từ đó, TT. Thanh Toàn ra sức khắc phục, sửa chữa chùa dần đi vào nề nếp ổn định. Thiện tín Phật tử cũng ngày càng đến sinh hoạt đông hơn. Tuy nhiên, vì ngôi chùa đã tồn tại hơn 150 năm trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết xứ Huế. Nên toàn bộ phần gỗ, ngói, tường vôi đã bị mối mọt, rệu rã, mưa dột khắp nơi. Thượng tọa kể lại một sự cố rất may mắn là vào mùa Vu Lan PL 2550, trong khi Phật tử đến dự lễ rất đông, một chiếc đòn tay gỗ đã gãy đổ xuống, may mà không có thương tích đáng tiếc nào xảy ra, tuy nhiên qua đó đã để lại cho tăng chúng và Phật tử một phen thất hồn.

Thấy sự nguy hiểm ngày đêm luôn rình rập Tăng, chúng và Phật tử, vì vậy mặc dù kinh tế còn rất hạn hẹp, nhưng TT. Thanh Toàn cũng đã quyết định dỡ chùa, đặt đá trùng tu vào ngày 16 tháng 7 năm Bính Tuất (2006).

Trong khi trùng tu, Thượng tọa có những suy nghĩ rất đúng đắn rằng: “một ngôi chùa hiện hữu giữa cuộc đời này ngoài chức năng làm nơi cho mọi người quy hướng và nương tựa tâm linh tu tập chánh pháp đồng thời cũng là một địa chỉ văn hoá của dân tộc nên những gì tốt đẹp của cha ông, của người đi trước rất cần được bảo lưu, bảo tồn”. Vì thế, TT đã quyết định giữ nguyên lối kiến trúc cũ của chùa và ra sức tận dụng những vật liệu nào còn có thể tận dụng được để không làm mất đi cái hồn vốn có của chùa bởi theo Thượng tọa như thế vừa giữ được những kỷ niệm về hình ảnh một ngôi chùa Tịnh Giác trong lòng con cháu phòng Lạng Giang Quận Công mà lại vừa đáp ứng được nhu cầu tu học cho

Bộ tượng Tam thế thời Nguyễn

Tăng chúng, Phật tử. Nên từ ngày về nhận trú trì và bảo quản chùa cũng như trong lúc tiến hành trùng tu, TT. Thanh Toàn đã cố gắng tu sửa, bảo lưu những pháp bảo, tự khí xưa quý của chùa như: Bộ tượng Tam Thế Phật bằng gỗ mít sơn son thếp vàng rất đẹp, phía dưới đài sen còn khắc hai Hán tự “Linh Quang”, theo TT Thanh Toàn thì có lẽ là tượng khí của chùa Linh Quang cũ được bà hoàng hậu Trang Ý đem về trong dịp dựng chùa. Một quả chuông Gia trì có khắc chữ Hán “Sắc tứ Linh Quang tự chung, trọng thập bát cân, Tân Sửu, trung thiên cát nhật tạo”, tức năm Thiệu Trị nguyên niên (1841). Một quả Hồng chung đúc năm Khải Định ngủ niên (1920). Và 4 câu đối, ở giữa hai câu đề “Lộc giả tâm trừng quan tự tại; Thưu phong ý nhị xiển chân như”. Hai câu bên đề “Phiến thạch cô vân quang sắc tướng; Thanh trì hạo nguyệt chiếu thiền tâm”, lạc khoảnh đề Tự Đức thất niên (1854). Phía hậu tổ có hai chúc bảng đề chư vị Tăng cang, trú trì chùa như Tịnh Giác tự Tăng cang hiệu Nhất Trí đại sư;Tịnh Giác tự Trú trì hiệu Từ Minh đại sư; Tịnh Giác tự, tự trưởng huý Hồng Thái, tự Vĩnh Diên, hiệu Đắc Diên đại sư…

Như vậy, trong quá trình thi công trùng tu chùa và bảo trì, sửa chữa pháp bảo, tự khí và tôn tượng, TT. Thanh Toàn đã có những suy nghĩ đúng đắn nhằm bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của một ngôi chùa xưa rất đáng quý. Nhưng TT cũng khiêm tốn nhắn gửi với chúng tôi rằng “tôi rất mong những ý kiến chỉ giáo của chư tôn đức Tăng, Ni, Phật tử, quý vị thiện hữu trí thức để tôi có thêm kinh nghiệm trong vấn đề tu học và bảo trì, bảo lưu tốt nhất ngôi chùa Tịnh Giác nầy”.

T.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here