Trong buổi lễ, đã có lễ khai đàn sái tịnh, kết đàn, phong đàn, gia trì Đức Phật Dược Sư, kết chỉ ngũ sắc, Dược Sư thuỷ, tán xa của các vị Sư Tây Tạng, xoá Mạn-Đa-La đem cát rải xuống dòng sông.
Đức Phật dạy: vì còn nghiệp nên còn thọ thân nầy. Đã có thân, có nghiệp thì làm sao tránh khỏi những hệ lụy về thân.Trong vô lượng kiếp, vì si mê vô trí, chúng ta lở gây ra nhiều nghiệp ác như sát sanh hại vật, kiêu căng, bỏn xẻn, đắm mê dục lạc, làm nhiều điều sai quấy, phá trai, phạm giới, chê bai chánh pháp làm theo tà kiến, gây nhiều oan nghiệp.
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, nghiệp trổ ra liên tục. Còn nghiệp lành đến, ta còn an vui hạnh phúc. Khi nghiệp dữ trổ ra, ta phải chịu cảnh đắng cay đau khổ và bất trắc như bệnh dử ngặc nghèo, tai nạn, tật nguyền,lát hủi, điên cuồng, bị bùa chú ếm đối, sa vào lưới ma nghiệp. Không ai biết trước chừng nào mình phải trả nghiệp dữ.
Vì vậy, ai cũng có những nỗi lo sợ ngấm ngầm: sợ những tai ách đang rình rập để cướp sinh mạng mình hay của những người thân.
Biết rõ những khổ não và những chướng ngại của con người gặp phải, Ðức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đã phát 12 đại nguyện để giúp cho chúng sanh được sống sung túc, giải trừ ách nạn, bệnh hoạn, kéo dài mạng sống cho chúng sanh.
Niệm Hồng Danh Đức Phật Dược Sư, tụng thần chú của Ngài, và lập đàn tràng theo lời chỉ dạy trong kinh Dược Sư bổn nguyện, là có thể vượt qua các khổ nạn.
Cũng trong chuyến hoằng pháp tại Đức của các vị sư Tây Tạng đến từ Mật Viện GAJANG MEDICAL SOCIETY miền nam nước Ấn Độ.
Phật sự của các vị Sư đến Đức lần này là Thuyết Pháp, giới thiệu về Phật giáo Tây Tạng – Y học cổ truyền của Tây Tạng – Xây dựng bệnh viện từ thiện ở miền nam Ấn Độ, để chữa bệnh cho các sắc tộc khác nhau sống trên đất nước Ấn Độ.
Chùa Phật Huệ đã cung thỉnh các vị sư Tây Tạng hoan hỷ Thiết Đàn Mạn-Đa-La theo truyền thừa Mật Giáo Tây Tạng, cũng trong Pháp Hội Dược Sư các vị đã thiết Mạn-Đa-La về cảnh giới của Đức Phật Dược Sư.
Sau buổi lễ các vị sư Tây Tạng đã xóa đi Mạn-Đa-La ý nghĩa nói lên phá đi sự, Ngã chấp, Vô Thường, Vô ngã. mục đích cứu cánh của đạo Phật là đạt đến Giải thoát và Giác ngộ. Như Trong Kinh Kim cương đã thuyết:
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điện
Ưng tác như thị quán.”
(Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, ảnh
Như sương, cũng như chớp
Nên quán sát như vậy.)
T.M.T