Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Chúa Jesus học giáo lý Phật Giáo và Vệ-đà ở Ấn Độ

Chúa Jesus học giáo lý Phật Giáo và Vệ-đà ở Ấn Độ

133
0

“Có nhiều sự liên hệ cho thấy gia đình của chúa Jesus Christ như cha mẹ đã đến định cư tại Nazareth, và lần trở lại Nazareth thì chúa Jesus Christ đã 30 tuổi. Trong thời gian mất tích thì chúa Jesus Christ đã tiến bộ rất nhiều về kiến thức và sở chứng của mình,” Kent Walwin, một nhà làm phim ở nước Anh nói với IANS.

Một tác phẩm gần đây nhất của Walwin đoạt giải thưởng Nghệ thuật, Văn hóa, Giáo dục Dayawati Modi vào năm 2009 là “Bé Jesus: Những tháng năm mất tích”, mô tả cuộc đời vị giáo chủ này mà không thấy viết trong bộ Phúc Âm (Gospels).

Theo Walwin thì bộ phim của ông dựa vào bộ Apostolic Gospels đã nói rằng chúa Jesus đã đến vùng Tây Á khi ngài khoảng 13-14 tuổi.

Phần đầu của bộ phim dựa vào bộ Phúc Âm và phần thứ hai của bộ phim thì dựa vào “tài liệu thực tế”, nhà làm phim này nói như vậy.

Có rất nhiều chứng cứ chúa Jesus đã liên quan đến Ấn Độ.

Năm 1894, một bác sỹ người Nga là Nicolas Notovitch, xuất bản cuốn “Những Điều Chưa Biết Của Christ” (The Unknown Life of Christ), mô tả hành trình vĩ đại của chúa Jesus đi học đạo ở Afghanistan, Ấn Độ và Tây Tạng.

Trong chuyến tham học này của chúa Jesus, ngài đã đến Leh, một thủ đô của tiểu vương quốc Ladakh, và thỉnh thoảng đến ở một tu viện Phật Giáo ở Hemis lúc này chúa bị gãy chân.

Ở tu viện Phật Giáo, chúa đã được ghi lại trong hai tài liệu lớn giấy màu vàng bằng tiếng Tây Tạng, “Cuộc Đời của Thánh Issa” (The Life of Saint Issa). Chúa Jesus được xem như một vị thánh có tên là Issa – hay con của thần – do các học giả Vệ-đà là những vị thầy dạy chúa Jesus và ghi lại trong các thánh điển.

Notovitch ghi lại 200 khổ thơ từ những tài liệu trên trong bài báo của ông mô tả suốt hành trình của chúa Jesus. Tài liệu này về sau tạo nên một sự xôn xao trong dư luận phương Tây.

Những vị sư trong tu viện ở Hemis tọa lạc trên một ngọn đồi cách Leh khoảng 40 km đã xác minh truyền thuyết của chúa Jesus Christ đã có thời gian học đạo ở Ấn Độ.

“Chúa Jesus đã đến chiêm bái vùng đất của chúng tôi và Kashmir để học Phật pháp. Chúa đã lãnh ngộ Phật pháp và trí huệ của đức Phật,” một trưởng lão Lạt-ma của tu viện Hemis nói với IANS. Vị chưởng môn phái Drukpa là Gwalyang Drukpa, trưởng tu viện Hemis cũng xác nhận truyền thuyết này.

Swami Abhedananda, một học giả tâm linh đồng thời là một nhà tiên tri người Bengali đã từng có một hành trình đến rặng Himalaya để điều tra về “truyền thuyết chúa Jesus Christ đến Ấn Độ”. Cuốn du kí của ông có tựa đề là “Kashmir O Tibetti”, kể về chuyến viếng thăm tu viện Hemis ở Ladakh, trong đó có bản dịch bằng tiếng Bengali của 224 khổ thơ mô tả về truyền thuyết của Issa mà Notovitch đã sao chép lại.

Năm 1952, một triết gia và khoa học gia người Nga khác là Nicholas Roerich đã đến thăm Hemis và xác định lại truyền thuyết này. Theo Roerich, “Jesus đã trải qua thời gian của ngài trong những thành phố cổ ở Ấn Độ như Ba La Nại (Benares) hay Varanasi”.

“Mọi người rất mến Issa vì ngài sống an hòa với tư tưởng Vaishyas và Shudras rồi còn được dạy và giúp đỡ,” Roerich đã viết trong bút kí của mình.

Lời dạy của chúa Jesus Christ trong những thánh địa cổ xưa ở Jagannath (Puri), Benares (thành Ba La Nại thuộc tiểu bang Uttar Pradesh) và Rajagriha (thành Vương Xá thuộc tiểu bang Bihar) đã làm những đạo sĩ Bà-la-môn phẩn nộ và đuổi chạy về rặng Himalaya sau 6 năm ở Ấn Độ, những sử gia và những nhà khảo cổ quyền uy đều nói vậy. Trong những tư liệu liên quan đã bảo rằng chúa Jesus Christ sau đó ở lại vùng Himalaya học Phật pháp thêm 6 năm nữa.

Trong cuốn sách “Jesus Đã Sống Ở Ấn Độ” (Jesus Lived in India) của một học giả người Đức cũng viết về câu chuyện những năm niên thiếu chúa Jesus Christ đã sống ở Ấn Độ.

“Cậu ấy (the lad) đến một vùng thuộc Sindh (vùng đất dọc theo sông Ấn) và làm bạn với những lái buôn. Cậu ấy định cư với người Aryans và đeo đuổi mục đích học hỏi những giáo pháp của đức Phật. Cậu ấy đi đến nhiều nơi trên lưu vực của 5 con sông (Ngũ Hà – Punjab), ở lại và học hỏi với đạo Jains trước khi đi đến Jagananth,” Kersten viết trong sách của ông.

Một bản dịch bằng tiếng Anh từ bộ luận tiếng Urdu của tác giả Hazrat Mirza Ghulam Ahmad (1835-1908), người sáng lập phong trào Hồi Giáo Ahmaddiya, cũng nói đến sự kiện “viếng thăm lần thứ hai của chúa Jesus Christ ở lục địa này” sau khi chúa chạy trốn khỏi thập tự giá.

Chúa Jesus đã đến Afghanistan, “ở đó ngài đã gặp những người theo đạo Do Thái, họ đang lánh nạn bạo ngược của hoàng đế Nebuchadnezzar vùng Ba Tư và rồi lên thung lũng Kashmir, và ở đây rất nhiều năm.

Theo New Delhi News.Net
Thursday 24th December, 2009 (IANS)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here