Trang chủ Thiền môn xứ Huế Chư tôn Thiền đức Phật giáo Thuận Hóa trong giai đoạn thế...

Chư tôn Thiền đức Phật giáo Thuận Hóa trong giai đoạn thế kỷ 17-18:

393
0

             

Tuy nhiên Đại sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) trước khi xuất gia vào năm 1652 đã đến tham vấn với hai Ngài, thậm chí chúng ta có thể nói Đại sư Minh Châu Hương Hải là đệ tử của một trong hai vị Thiền sư này, bởi vì căn cứ vào bài kệ truyền thừa của phái Lâm Tế dòng Trí Bảng Đột Không là:

                                   
                          
     
                           
     
                          
  

Phiên âm:         Trí tuệ thanh tịnh,
                          Đạo đức viên minh,
                          Chân như tánh hải,
                          Tịch chiếu phổ thông.

Tạm dịch:          Trí tuệ trong lặng,
                           Đạo đức tròn đầy;
                           Biển tánh chân như,
                           Chiếu soi cùng khắp.

Thì Pháp danh của Đại sư Minh Châu Hương Hải là đứng sau chữ Viên của Thiền sư Viên Cảnh hoặc Thiền sư Viên Khoan Đại Thâm. Dù rằng thiền phái do hai vị thiết lập ở vùng Thuận Hóa này, sau đã phát triển chủ yếu ở miền Bắc nước ta khi Đại sư Minh Châu Hương Hải vượt biển về Bắc vào năm 1682 và thực hiện việc hoằng hóa tại vùng ấy. Tuy vậy cứ vào bia tháp của chư Tổ trong vùng đất chùa Sắc tứ Tịnh Quang, chúng ta cũng còn tìm được tháp của Tổ Tánh Tu Chí Khả, hai vị kế tiếp là ngài Tuyết Phong và ngài Tịch Hiện Bảo Châu thì cũng có thể biết các Ngài là phái Lâm Tế thuộc dòng kệ của thiền sư Trí Bảng ở trên.

 ***

 

Thiền sư Thạch Liêm (1633 – 1704)
Chùa Thiền Lâm – Huế

Đọc Đại Nam liệt truyện tiền biên (Q.6) một trong những bộ chính sử do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn; và bộHải ngoại kỷ sự của Đại Sán Hán Ông; có ba điều làm cho người ta thấy rất là khó hiểu; nhưng ba điều khó hiểu này lại là nguyên nhân cho sự phát triển của Phật giáo Thuận Hóa về sau.

– Điều thứ nhất là Anh Tông Hoàng Đế (tức là Ngãi Vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) thuờng phái Tạ Nguyên Thiều qua Trung Quốc cầu cao Tăng; nghe Thạch Liêm giỏi Thiền học, chúa Ngãi đã có lần bảo Nguyên Thiều đến Trường Thọ Am thỉnh cho được Thiền sư Thạch Liêm. Lúc về, không có Ngài Thạch Liêm đi theo, Ngài Nguyên Thiều bị chúa Thái tỏ vẻ thất sủng.

Phải chăng, chúa Nguyễn Phúc Thái đã có ý muốn lập giới đàn truyền giới cho Tăng đồ ở Thuận Hóa?

– Điều thứ hai là vị Quốc sư có húy là Hưng Liên, hiệu là Quả Hoằng. Vị sư này là đệ tử của Thiền sư Thạch Liêm; vì sau khi về Trung Quốc, Ngài Thạch Liêm còn để lại một đệ tử có húy là Hưng Triệt; và chính chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sau khi quy y với Thiền sư Thạch Liêm, cũng được đặt Pháp danh là Hưng Long. Nhưng, Ngài Hưng Liên đã qua Nam trước thầy mình rất lâu, đã lập thảo am ở vùng Ngũ Hành Sơn – Quảng Nam. Khi thuyền Ngài Thạch Liêm trở về Trung Quốc, đi ngang qua đấy Giám quan chỉ tay bảo rằng: “Đấy là núi Tam Thai, ngôi chùa trong ấy tức là đạo tràng của Quả Hoằng Quốc sư. Núi ấy có nhiều nham động như cửa ngõ, như cửa sổ, làm đường hang, làm nhà, làm phòng, như hình vung nồi, như hình chuồng câu v.v…thảy đều lung linh khoáng đãng; nằm ngồi được, ngồi gảy đàn, ngâm thơ được. Mỗi lúc nói lên có tiếng vang đáp lại….

Ngài Quả Hoằng được Minh Vương phong làm Quốc sư? và phong từ năm nào? Sau đó vì sao lại rước Thạch Liêm về Thiền Lâm? Bao nhiêu câu hỏi này, dường như không thể trả lời được, vì ta thiếu hết cứ liệu, không có sách vở nào chép lại. Chỉ biết Thiền sư Thạch Liêm về sau có ghé lại thăm đạo tràng này và dành đến ba trang sách để tả cảnh đẹp ở chùa Tam Thai; Quốc sư có sự sai lầm nhỏ là tiến cử người làm việc lên chúa Nguyễn Phúc Chu bất xứng nên chúa đã có ý trách Đại Sán Hán Ông. Do đó có thư dàn xếp của Thạch Liêm gửi chúa Nguyễn để chúa và Quốc sư đừng mất lòng nhau.

– Điều thứ ba là chùa Thiền Lâm vốn là của Khắc Huyền Lão Tổ khai sơn, Lão Tổ viên tịch vào năm 1706. Thế mà Ngài Thạch Liêm sang, Quả Hoằng Quốc sư đưa về chùa Thiền Lâm; sau đó đại giới đàn cũng mở tại đây. Trong thời gian này, Khắc Huyền Lão Tổ đi đâu? Không có sách nào nói. Lúc này (1695), Khắc Huyền Lão Tổ đang còn, chính Hải ngoại kỷ sự của Đại Sán Hán Ông không hề có một chữ nhắc đến Lão Tổ là chùa sở tại mà Ngài đang ở? Với lại ở Thuận Hóa lúc đó đang có mặt nhiều Thiền Tổ nổi tiếng như các Ngài Giác Phong, Nguyên Thiều, Từ Lâm; có thể có cả các Ngài Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo… tại sao chúa Nguyễn không mời lập giới đàn, mà phải thỉnh cho được Ngài Thạch Liêm? Hướng phát triển thứ nhất của Phật giáo Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn chính là Thiền sư Thạch Liêm với phái Thiền Tào Động. Trước hết chúng tôi xin nói ít hàng về Trường Thọ Am, nơi Thiền sư Thạch Liêm trú trì; sau đó nói tiếp tiểu sử và hành trạng của Ngài.

Theo sự sưu khảo của nhiều người đi trước, thì nguyên ở Quảng Châu có chùa Trường Thọ và ở Thanh Viễn có chùa Phi Lai. Hai chùa này đều do Thực Hành Hòa thượng trú trì. Khi Hòa thượng Thực Hành viên tịch, nhờ có người giới thiệu, Thạch Liêm giảng sư được vào làm tọa chủ Trường Thọ Am.

Trường Thọ Am tọa lạc cách phía Tây Nam thành Quảng Đông 5 dặm, từ khi Thạch Liêm giảng sư kế thế Hòa thượng Thực Hành để làm tọa chủ nơi đây thì càng ngày am càng trở thành hưng thịnh. Chùa có cảnh đẹp. Mé Tây có ao chảy thông với Châu Giang, nước khi đầy khi vơi ăn nhịp với nước lên nước ròng ở ngoài sông; phía Bắc có Bán Phàm Đình, phía Đông có Hội Không Hiên, trước hiên trăm hoa tươi tốt, cảnh trí đáng yêu; thẳng theo các bờ đều có trồng loại cây lệ-chi (cây vải) và long nhãn (cây nhãn); phía Nam có Hoài Cổ Lâu, phía dưới có Lục Ly Đường, cây nước trong xanh, phòng hiên u tịch. Chùa có tượng Thích Ca niêm hoa, thếp vàng ngọc mã não xa cừ, nghiêm trang rực rỡ, lại có tượng đồng, nghe nói đúc từ đời Đường[1].     

 Xem thế thì ta thấy am Trường Thọ có cảnh đẹp thanh u biết dường nào. Người tu hành trong đó là Thiền sư Thạch Liêm hiệu là Đại Sán Hán Ông, người ta còn gọi là “Thạch Đầu Đà”. Sách Đại Nam liệt truyện chép: Ngài người “bác nhã khôi ngô, phàm các môn tinh tượng, luật lịch, diễn xạ, lý số, triện lệ (cách viết chữ), đơn thanh (vẽ) môn nào cũng thông hiểu, càng sở trường về thơ.” (TKH, Sđd. tr.243). Giáo sư Trần Kính Hòa dẫn sách Hoa di biến thái (q.32) chép lời báo cáo của người chủ thuyền Quảng Đông, chuyến 36, năm Ất Hợi (1695): “Nói tóm tắt, Thạch Liêm tuy sinh quán ở Nam Kinh, nhưng cư trú ở Quảng Đông hơn 20 năm, trong khoảng ấy đức hạnh của ông rất thịnh sáng, bởi thế quan dân xa gần quy y rất đông. Trong bọn thương khách thuyền chúng tôi cũng có người đã từng đến Trường Thọ Am lạy Phật.” 
Vẫn ông Trần Kính Hòa đã viện dẫn thêm một “báo cáo” của Tàu buôn Quảng Đông, chuyến 67, nhổ neo từ Quảng Đông ngày 16-6 Khang Hy thứ 35 (Bính Tý 1696) chạy đến Trường Kỳ – Nhật Bản vào ngày 13-7 năm ấy nói thêm rằng: “Nói về Thạch Liêm Thiền sư, cư trú Trường Thọ Am Quảng Đông, vì nổi tiếng đạo đức, nên mùa xuân năm ngoái Quảng Nam Quốc Vương rước đến Quảng Nam. Nghe đồn sau khi Thạch Liêm đến nước ấy rất được Quốc Vương tôn kính, hơn nữa, quan dân trong nước đều nhất trí quy y; tại Quảng Đông cũng thường được nghe tin tức. Nhưng Thạch Liêm từ mùa xuân năm ngoái ở luôn tại Quảng Nam, cho nên tín đồ Phật giáo tỉnh Quảng Đông, những người đã quy y với Thiền sư ấy, từ mùa xuân năm nay hằng phái thuyền đến Quảng Nam tiếp đón; chắc chẳng bao lâu nữa cũng sắp sửa trở về.”

Theo chính sử, cho biết Thiền sư Thạch Liêm hiệu Đại Sán – Hán Ông, người tỉnh Chiết Giang nhà Thanh.  Ngoài hiệu Đại Sán tục thường gọi: “Thạch Đầu đà”. Về quê quán thì theo bài tựa của Tăng Sán trong cuốn Ly Lục Đường tập là tập sách riêng của ngài Đại Sán có chép: “Thiền sư người Cửu Giang đồng làng với tôi”, cũng trong tập ấy bài tựa của Đào Huyên chép: “tôi nghe nói Thiền sư nguyên quán ở Giang Hữu và đến Quảng Châu thuyết pháp …” Ngoài ra có chỗ hoặc bảo ông người Ngô, hoặc Giang Nam, Tri Châu, Tô Châu, Nam Kinh … Theo Tăng Sán thì quyết định ngài thuộc tỉnh Chiết Tây. Và ngài Đại Sán vào những năm về già bị bắt giải về nguyên quán.

Theo Đại Nam Liệt truyện Tiền biên chép rằng: ngài là người “bác nhã khôi ngô, phàm các môn tinh tượng, luật dịch, diễm xạ, lý số, triện lệ, đơn thanh (vẽ), môn nào cũng thông hiểu, càng sở trường về thơ. Ý này là do lấy trong bài tựa của Mao Tế Khả đề cho “Ly Lục Đường tập”.

Cuối đời nhà Minh, người Thanh làm chủ Trung Quốc, Thạch Liêm giữ nghĩa chẳng chịu làm tôi, bèn từ giả mẹ già, xuất gia đầu Phật, chống gậy vân du, phàm những danh thắng sơn xuyên, dấu chân hầu khắp.

Theo Mao Đoan Sĩ đề tựa cho “Hải Ngoại Kỷ Sự” cũng có chép: Thiền sư Hán Ông sinh ra đã kỳ dị, từ trẻ theo đạo Phật, rộng xem các kinh luận ngũ minh và âm dương toán số thấu rõ cát hung, thường châu du thiên hạ, tiếng tăm dậy khắp trong ngoài.
Tóm tắt, theo Hoa Di Biến Thái (quyển 32): Thạch Liêm tuy sinh quán tại Nam Kinh, nhưng cư trú Quảng Đông hơn 20 năm, trong khoảng thời gian đức hạnh của ông rất thịnh sáng; bởi thế quan dân xa gần quy y rất đông. Trong bọn thương khách thuyền chúng tôi cũng có người đã từng đến Trường Thọ Am lạy Phật. Theo sự ghi chép của A. W. Hummel trong “Thanh Đại Danh Nhân liệt truyện” ở mục Ngô Ỹ có nói đến sự tích Đại Sán (1633-1702); theo bài của Mậu Thị, năm Thuận Trị Mậu Tý (1648) lúc Giác Lãng thiền sư tạ thế, Thạch Liêm mới 16t, thì năm sinh của Đại Sán là 1633 là chính xác; nhưng năm mất 1702 thì chưa có căn cứ rõ ràng.

Xét theo Phân Cam Dư Thoại thì Hứa Tự Hưng nhậm làm quan án sát tại Quảng Đông năm Khang Hy 41 (1702), tại nhiệm 2 năm, đến năm Khang Hy 43 (1704) thăng Hà Nam Bố chánh sứ. Còn Lý Cơ Hoà do Hồ Bắc Bố chánh sứ thăng Giang Tây Tuần vũ năm Khang Hy 43 (1704).

Đại Sán bị Hứa Tự Hưng vì ganh ghét do sự gièm pha nên đã bắt tra xét, đuổi lên Cống Châu chừng một năm; nhân đó “phục hưng trở lại, tín đồ quy y rất đông”; nhưng đến năm Khang Hy 43 (1704) lại bị Giang Tây Tuần vũ Lý Cơ Hoà cũng do vì ganh gét vu oan nên đã bắt ngài áp giải về nguyên quán, nửa đường chết ở Thường Sơn. Và vì vậy năm sinh 1633, năm mất 1704 là có căn cứ hơn.
Tác phẩm của Ngài Thạch Liêm hiện có: Hải Ngoại Kỷ Sự, Ly Lục Đường Tập, và Kim Cương Trực Sớ.

Đệ tử của ngài, mà chúng ta còn biết được là: Thiền sư Hưng Liên – Quả Hoằng, Quốc sư thời Nguyễn Phúc Chu. Cư sĩ Hưng Long – Nguyễn Phúc Chu tức chúa Minh Vương. Thiều Dương Hầu và Thiền sư Hưng Triệt, Giám sinh Hoàng Thiên.


   ***

 
 Thiền sư Khắc Huyền (? – 1706)

Chùa Thiền Lâm – Huế

Thiền sư Khắc Huyền cũng như  Thiền sư Giác Phong, đều là những Thiền sư trong phái Tào Động. May mắn, Ngài Khắc Huyền có bia tháp cổ, khắc năm Chính Hòa thứ 27 (1706) với dòng chữ: 敕賜洞上正宗開山禪林院克玄老祖之塔Sắc tứ Động Thượng chính tông khai sơn Thiền Lâm viện, Khắc Huyền Lão Tổ chi tháp“. Trong chùa Thiền Lâm hiện nay, còn có một bài vị khắc: 曹洞正宗開山禪林寺諱如資上克下玄大老和尚之覺靈Tào Động chánh tông khai sơn Thiền Lâm Tự húy Như Tư thượng Khắc hạ Huyền Đại lão Hòa thượng chi giác linh“. Đất Thiền Lâm ngày xưa, vào đời các chúa, từ Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) kéo dài cho đến đời Tây Sơn (1777-1801), còn rất rộng; theo địa hình hiện tại là từ trước chùa Từ Đàm, kéo theo đường Nam Giao cựu lộ và qua cả mấy vùng từ chùa Vạn Phước kéo lên cho tận đàn Nam Giao. Trong “Hải Ngoại Kỷ Sự” viết năm 1695, Hòa thượng Thạch Liêm tả cảnh chùa Thiền Lâm như sau: “Đi quanh hai ba lớp núi,  nghe trong rừng tre có tiếng trống chuông; Quốc sư rước vào ngồi trong một ngôi đền...”; “nhà ở tối tăm chật hẹp; chẳng đủ chỗ chứa mười người, ban trưa còn thắp đuốc. Ra cửa toàn người lạ. Đầu xuân đã nóng nực…”. “Mỗi lúc vấn đáp, thông ngôn phiên dịch thường hay sai lầm [….]  Hỏi: Nhà ở được yên chăng? – Trả lời: Chật hẹp, tối tăm, không được khoan khoái[2]. Qua lời thơ của năm bài thơ tức sự cảnh chùa Thiền Lâm, chúng ta còn biết thêm “chùa dựng đầu cầu cao chất ngất” thì rõ ràng là phải qua cầu Bến Ngự đi lên, mà đi “xuyên ngang gò núi một đường thông”, xung quanh nhìn ra toàn núi xanh kéo dài một dải; nhìn gần thì mồ mả khắp nơi; trong cảnh man mác ấy thì “lối tiều quanh núi khi mờ tỏ, lều cỏ ven đồi khoảng hở liền” đã vẽ được cảnh quan chùa Thiền Lâm ở thế kỷ thứ XVIII. Đường vào chùa nhiều cây mít, cây dừa. Quanh chùa có tre trồng rào cả bốn phía, vườn chùa khoảng nửa mẫu có trồng rau. “Phương trượng ba gian lớp bạch mao”. Trong điện Phật đã có tượng, chuông trống. Và chắc chắn là lễ đón Thiền sư Thạch Liêm đã có cử chuông trống Bát-nhã mà cho đến nay các chùa Huế vẫn còn giữ truyền thống ấy.

Chùa Thiền Lâm do Ngài Khắc Huyền khai sơn để hoằng truyền phái Tào Động, lúc này đã có Quả Hoằng Quốc sư kiêm nhiệm. Bia tháp Tổ Khắc Huyền đề “Khai sơn Thiền Lâm viện” vì vào năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) và Hòa thượng Thạch Liêm khai đại giới đàn Thuận Hóa ở đây; và từ năm đó về sau chùa Thiền Lâm trở thành một thiền viện lớn, có lẽ cho đến thời Cảnh Thịnh, Bùi Đắc Tuyên chiếm đã phá đi. Tổ Khắc Huyền viên tịch năm 1706 là lúc đang thịnh thời của Thiền Lâm Thiền viện.   

  ***

  


Thiền sư Thành Đẳng Minh Yêu (1626 – 1709)

Chùa Quốc Ân – Huế

Ngài là đệ tử đắc Pháp của Tổ Nguyên Thiều, nhưng theo dòng kệ chùa Thiên Khai của Tổ Đạo Mân Mộc Trần. Không rõ năm sinh, quê quán và năm viên tịch. Pháp phái của Thiền sư truyền ở trong Nam, nhất là Thiền sư có một đệ tử xuất sắc: Hoà thượng Phật Ý Linh Nhạc có long vị thờ tại chùa Quốc Ân; và đặc biệt là Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng, một danh Tăng vào đời Gia Long. Hiện nay, Pháp phái của Thiền sư Thành Đẳng Minh Yêu hoằng truyền rất long thịnh ở trong Nam, có thể đến 16, 17 chùa thuộc dòng Thiền  Lâm Tế này, ở khắp các tỉnh.

 Ngoài các Thiền sư trên đây, các Hoà thượng đệ tử đắc Pháp của Tổ Nguyên Thiều còn đông, nhưng vì sử tính mơ hồ không chính xác, như Thiền sư Minh Lượng Nguyệt An khai sơn chùa Bảo Phong ở Ninh Hòa; ngài Minh Phụng (?) khai sơn chùa Hòn Sấm; ngài Thành Thiên Pháp Thông, ngài Minh Trí Nguyệt Hành vv…Cho nên chúng tôi không thể vội vã quy nạp để kể vào đây được. Chính các Ngài ở trên, hiện có long vị thờ ở chùa Quốc Ân,  Huế và có ghi trong Tự phổ, chúng tôi cũng dè dặt, không khẳng định gì cả; trừ ngài Minh Hằng Định Nhiên là chính xác nhất.

  ***

Thiền sư Giác Phong (? – 1714)

Chùa Báo Quốc – Huế

Về Thiền sư Giác Phong thì hiện nay chúng ta thiếu cả tiểu sử và niên đại khai sơn thảo am Báo Quốc của Ngài. Những dãy núi đồi hoang rậm rạp đã được các chúa Nguyễn đặt tên. Có một dãy núi, người xưa cho là thân một con rồng, gọi là Hoàng Long sơn. Đuôi rồng có 5 chi mà về sau trên mỗi chi có một ngôi chùa tọa lạc. Đầu rồng hướng về Đô thành, được gọi là Hàm Long sơn. Nhưng sách Đại Nam nhất thống chí bản đời Duy Tân lại cho rằng, sở dĩ núi có tên Hàm Long sơn là có cái giếng cổ, gọi là giếng Hàm Long ở phía Bắc ngôi chùa đó.[3]

Thiền sư Giác Phong khai sơn thảo am vào năm nào? Hiện nay chưa xác định được, nhưng chúng tôi nghĩ rằng có thể thảo am đã xuất hiện trước năm 1680 khá lâu; bởi vì năm này Tổ sư Liễu Quán từ Phú Yên đáp thuyền buôn ra, đã đến xin tham học với Thiền sư Giác Phong ở đây rồi. Một tài liệu còn để tại chùa Quốc Ân  Huế, do chữ son của Minh Vương phê duyệt, đề niên hiệu Chính Hòa năm thứ 15, tức là năm 1694, cho hai Ngài Nguyên Thiều và Giác Phong đất để xây tháp Phổ Đồng tại chùa Quốc Ân đã nói lên hoạt động Phật sự của Thiền sư Giác Phong tại Thuận Hóa.

Tổ sư Liễu Quán học với Thiền sư Giác Phong đến 11 năm, tức là một thời gian khá dài. Thế nhưng, rất lạ là ngài không có một đệ tử đắc Pháp nào để nối dòng tu của ngài tại thảo am Hàm Long này.

Một niên đại được biết rõ chính xác, đó là năm viên tịch của Ngài, hiện nay theo bia tháp đang còn trong vườn chùa Báo Quốc, thì Ngài viên tịch vào một ngày mùa đông năm Vĩnh Thịnh thứ 10, tức là vào năm 1714. Năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu đang bận xây dựng mở rộng chùa Thiên Mụ.

Tháp Ngài xây từ 1714, đến nay vẫn còn ở vườn chùa Báo Quốc, cao 3m30, tháp phảng phất có ảnh hưởng Trung Hoa vì các tầng xây gần sát nhau. Bia tháp ghi:  含龍天壽 Tào Động nguyên lưu khai sơn Hàm Long Thiên Thọ Tự, húy Pháp Hàm, hiệu Giác Phong Tổ sư bửu tháp[4].

Vào năm 1962, Giáo hội Tăng già Trung Việt muốn đưa xá-lợi Ngài vào nhập ở Đại tháp Niết-bàn; nhưng vì gặp được cả một bình tro xá-lợi, nên không nhập tháp nữa, mà lại tôn trí thờ ở tầng trên cao chính giữa bàn thờ Tổ phía hậu điện. Điều này chứng tỏ khi viên tịch Ngài đã được làm lễ trà tỳ. Bình tro xá-lợi của Ngài là một di sản quý của Phật giáo Huế vậy.

Ba mươi hai năm sau, tức là vào năm Đinh Mão (1747), Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) đã cho mở rộng ngôi chùa Tổ và long trọng ban tên chùa với tấm biển khắc mấy chữ do chính tay chúa viết: 敕賜報國寺Sắc tứ Báo Quốc Tự“; bên phải có dòng chữ: 國王慈濟道人御Quốc vương Từ Tế Đạo nhân ngự đề“; bên trái có dòng lạc khoản: 景興八年夏五月吉日Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật“. Chùa Báo Quốc qua nhiều sự diên cách hưng phế, hiện nay là một trong số các Tổ đình xưa nhất ở Huế. Và từ năm 1932 về sau, khi An Nam Phật Học Hội ra đời đến nay, chùa Báo Quốc là nơi Giáo hội mở Tăng trường để đào tạo ra nhiều thế hệ Tăng tài cho Phật giáo xứ Huế nói riêng, và cho Phật giáo Việt Nam nói chung.

  ***

Tổ sư Minh Châu Hương Hải (1628 – 1715)
Thiền Tĩnh Viện – Thừa Thiên

Cuộc đời tu hành, thơ Kệ của Đại sư Hương Hải đã được Lê Quý Đôn (1726-1784) ghi lại khá rõ ràng trong cuốn Kiến văn tiểu lục, quyển IX, của ông nói về Thiền Dật.

Theo họ Lê thì Đại sư Hương Hải có tên mà người ta thường gọi là “Tổ Cầu“. Nguyên gốc người ở “hương” Áng Độ, huyện Chân Phúc, châu Ái. Tổ tiên có người làm cai quản coi lính thợ đóng thuyền chiến cho vua Lê, có người được phong đến tước Quận Công, có người được tước Hầu. Vào năm 1558, khi Nguyễn Hoàng về làm Trấn thủ Thuận Hóa, tổ tiên bốn đời của Đại sư đem gia đình vào, đến ở làng Bình An, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam. Về sau tổ tiên Ngài được kể vào hàng công thần, được phong ấp, cấp ruộng và cho con cháu được thế tập đời đời.

Đại sư sinh năm Mậu Thìn (1628) niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 10 đời Lê Thần Tông ở Bắc Hà. Lúc đó tại Nam Hà là đời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635). Thuở nhỏ rất thông minh, năm 18 tuổi thi đổ Hương Tiến, tức là bằng Cử Nhân sau này, vào năm (1646) gần cuối đời Công Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648); được tuyển bổ vào làm Văn chức trong phủ chúa đóng ở xã Kim Long, huyện Hương Trà, xứ Thuận Hóa. Sau đó được bổ ra làm Tri phủ Triệu Phong.

Năm Nhâm Thìn (1652) đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1691), Ngài được 25 tuổi. Tuy đang độ tuổi thanh niên, lại đang làm quan to, có quyền hành trên địa bàn rất rộng, nhưng tâm Ngài đã hâm mộ đạo Phật huyền diệu. Ngài thường lui tới, đàm đạo và tu học với các danh Tăng như  Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, Thiền sư Đại Thâm Viên Khoan. Ngài thâm hiểu đạo lý và nhàm chán lợi danh, nên mới làm Tri phủ được hơn ba năm, liền treo ấn từ quan. Hai mươi tám tuổi xin xuất gia với Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, được đặt Pháp hiệu là Huyền Cơ Thiện Giác, Pháp tự là Minh Châu Hương Hải; về sau tiếp tục học đạo với Đại sư Đại Thâm Viên Khoan.

Sau đó Ngài dong thuyền ra núi Tiêm-bút-la hay còn gọi là Tiêm Bích La xứ Cù lao Chàm, dựng thảo am để ở, tu trì thiền định, giữ giới luật tinh nghiêm. Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết: “Đất này gọi là biển Ngọa Long cũng có một tên nữa là Cù lao Đại Lĩnh, ít mấy khi có người đi đến.”[1]

Trong Phủ biên tạp lục, chính họ Lê đã miêu tả rõ ràng rằng: “Phủ Thăng Hoa, ở ngoài cửa biển Đại Chiêm có núi to gọi là Cù Lao Chàm, ba ngọn đối nhau; hai ngọn lớn mà xanh tốt, có dân cư, ruộng nương, có các thứ cam quýt, đỗ lạc; trên có suối nước ngọt, một ngọn mà nhỏ thì khô khan; ra khỏi biển hai canh thì đến…”.

Khi Đại sư lập thảo am tu luyện ở đây, chúng ma thường quấy phá, làm trở ngại việc tu tập, song Ngài tuyệt nhiên không bị giao động. Tuy thế, nội ma ngoại chướng cũng đã làm cho Đại sư trở lại đất liền trong mấy ngày. Sau đó, dân đảo vào thỉnh mời, Đại sư Hương Hải lại cùng đồ đệ vượt thuyền ra núi Tiêm Bút La, dựng thảo am tu tập hành trì công phu tại đây trong 8 năm liên tục. Mọi người ở đảo cũng như trong đất liền đều kính phục. Phạm hạnh của Hòa thượng đã cao lắm; có thể chữa lành nhiều bệnh nan y cho mọi người. Thuần Quận Công Trấn thủ Quảng Nam; Hoa Lễ Hầu giữ chức Tổng thái giám ở Quảng Nam đều được Đại sư chữa lành bệnh cho người nhà, hoặc chính bản thân. Điều này nói lên công phu tu tập của Đại sư Hương Hải đã đạt đến trình độ siêu tuyệt. Hoa Lễ Hầu về Thuận Hóa đem sự việc dâng tờ “khải” lên Dũng Quốc Công Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Chúa Nguyễn Phúc Tần liền sai người ra đảo Tiêm Bút La đón Đại sư về đất liền[2].
Sau khi Đại sư Hương Hải về đến nơi, chúa Nguyễn Phúc Tần rước về phủ chúa thăm hỏi, đàm đạo. Chúa sai lập Thiền viện ở núi Quy Kỉnh gọi là Thiền Tĩnh Viện để mời Đại sư trú trì và các đồ đệ của Đại sư cùng ở để tu tập.

Núi Quy Kỉnh tức là ngọn núi Rùa ở huyện Phú Lộc hiện nay. Vào thời các chúa Nguyễn: Cửa Eo, hay cửa Noãn, còn gọi là cửa Bạc Thác, cửa Thai Dương, về sau gọi là cửa Thuận An rất ít được dùng; mà để vào xứ Thuận Hóa người ta dùng cửa Tư Dung, hay còn gọi là cửa Tư Khách tức cửa Tư Hiền ngày nay. Tại cửa Tư Dung này, cảnh trí rất đẹp; phía nam cửa có núi Cái Sơn, phía đông liền núi Quy Sơn, phía tây bắc là phá nghìn khoảnh, nước của các nguồn Kim Trà, Cổ Nông, Hưng Bình, Cao Đôi chảy về (Lê Quý Đôn. Phủ biên…tr.98). Trong đầm phá ấy lại có Mỹ Am sơn tức là Thúy Vân sơn về sau này. Núi Quy Sơn cao 150 trượng, vì ngọn núi hướng ra biển, trông xa xa giống hình một con rùa nên còn gọi là núi Rùa.

Thời còn thuộc châu Ô của Chămpa, núi Rùa đã có tháp Chămpa xây ở trên đó.

Nhưng, trước năm Bính Ngọ (1666), chúa Nguyễn Phúc Tần đi chơi cửa Tư Dung “thấy núi Quy Sơn (nay là núi Linh Thái) phong cảnh đáng yêu, trên đỉnh có một cây tháp cổ, nổi tiếng linh thiêng, sai Thủ bạ Trần Đình Ân đốc suất quân dân dời cây tháp đi nơi khác để lấy đất dựng chùa Phật. Công việc xong lấy tên là chùa Hòa Vinh.”

Đến tháng tư, mùa hạ năm Bính Ngọ (1666), chúa lại ra chơi, mở hội chùa rất lớn kéo dài đến 7 ngày đêm. Theo chúng tôi nghĩ đây có lẽ là ngày hội lớn mà chúa Nguyễn Phúc Tần đã khánh thành Thiền Tĩnh Viện để mời ngài Hương Hải trú trì làm Viện chủ. Vì chúng tôi tính theo thời gian của Ngài từ khi xuất gia như sau: 25 tuổi Ngài được bổ đi làm Tri phủ, hơn ba năm Ngài treo ấn từ quan và sau đó xuất gia, như vậy lúc đó Ngài đến khoảng 28 tuổi. Ẩn tu lần đầu ở Tiêm-bút-la 8 tháng rồi trở về lại đất liền; sau dân đảo vào thỉnh, Ngài và đồ đệ trở lại Tiêm-bút-la, thời gian này cho đi mất 1 (một) năm, lúc này Ngài được 29 tuổi. Tiếp theo tu tập luôn ở đảo 8 năm; như thế Ngài đến 37 tuổi; hai lần vào chữa bệnh đất liền và được mời trở lại phủ chúa mất 1 (một) năm;  lúc này Ngài đến 38 tuổi. Lấy năm sinh của Ngài là 1628 cộng với thời gian 38 năm; là đến đúng năm 1666 (Thời gian cộng sự việc này với việc khác là tính theo lời mô tả của Lê Quý Đôn)[3]. Lê Quý Đôn nói tiếp: “Lập viện Thiền Tĩnh ở núi Quy Kỉnh cho nhà sư ở. Quốc thái phu nhân cùng 3 công tử là Phúc Mỹ, Hiệp Đức và Phúc Tộ đều quy y thụ giáo, quan dân binh lính ai cũng kính tin, xin quy y thụ giáo hơn 1.300 người.” Ngoài ra cả nhà Thuần Quận Công cũng xin quy y. Như thế Thiền viện Thiền Tĩnh lúc này có Phật tử cả hai xứ Thuận Quảng; có cả giai tầng đại quý tộc và quan lại. Không nói Quốc thái phu nhân là mẫu nghi thiên hạ lúc đó; thì còn có gia đình Thuần Quận Công và Hoa Lễ Hầu là những gia đình quan lại to trong Phủ Chúa nữa.

Thiền viện ở núi Quy Kỉnh sinh hoạt trong một thời gian khá dài, có đến hơn 16 năm. Thì xảy ra sự cố vô cùng quan trọng đối với Phật giáo Thuận Hóa. Số là lúc đó có một người ở Bắc Hà theo quan quân vào đánh chúa Nguyễn, rủi bị bắt, nhưng chúa Phúc Tần tha tội và cho ra vào cung để dạy những người trong Nội phủ. Đó là Gia Quận Công, giữ chức Thị Nội Giám. Ông là người xã Thụy Bái, huyện Gia Định, xứ Kinh Bắc. Ông rất say mê Phật pháp, thường lui tới Thiền Tĩnh Viện để nghe Đại sư Hương Hải thuyết Pháp. Bọn quan trong phủ chúa ghen ghét, họ “khải” với chúa là vị Thiền sư cùng với Gia Quận Công đang mưu trí với nhau để trốn ra Đàng Ngoài. Chúa Phúc Tần nghi ngờ, vặn hỏi mãi Đại sư Hương Hải; vô cớ, chúa bèn ra lệnh đưa Ngài về nguyên quán Quảng Nam, cách Thuận Hóa ba ngày đường. Do đó Đại sư Hương Hải mới quyết kế về Bắc Hà. Ngài đã bí mật chuẩn bị mấy chiếc thuyền và cùng với 50 đồ đệ vượt biển ra Bắc vào tháng 3 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Chính Hòa thứ 3 (1682). Lúc ấy Ngài đã 55 tuổi. Tính ra, năm mở hội chùa khánh thành Thiền Tĩnh Thiền Viện vào năm 1666 là vẫn đúng.

Ngài và đoàn đệ tử ra Bắc, yết kiến viên Đốc tướng là Yên Quận Công Trịnh Na. Viên này tâu về Thăng Long, Định Nam Vương Trịnh Căn cho Đường Quận Công đem thuyền ra đón đoàn Thiền tăng ở Thiền Tĩnh Viện Nam Hà ra.

Năm Canh Thìn (1700) niên hiệu Chính Hòa, Đại sư đến sửa sang lại chùa Nguyệt Đường, thu nhận hơn 70 đệ tử. Vua Dụ Tông đón Ngài về kinh, lúc này Ngài đã 80 tuổi. Vua xin Ngài thuyết Pháp cho nghe. Ngài đọc bài kệ:

                       
                       
                       
                        顏。
Phiên âm:     Phản văn tự kỷ mỗi thường quan,
                       Thẩm sát tư duy tử tế khan.
                       Mạc giáo mộng trung tầm tri thức,
                      Tương lai diện thượng đổ sư nhan.
Tạm dịch:     Quay về nghe thấy chính mình đây
                       Quán sát tư duy thật tỏ bày

                     Tri thức chớ tìm trong mộng tưởng
                     Ngày sau ắt thấy mặt mày Thầy.
Nhà vua lại hỏi:
– Thế nào là ý của Phật?
Đại sư  đọc Kệ: 
                                 
                            寒水,
                          無移跡之意,        
                          水無流影之心
Phiên âm:          “Nhạn quá trường không,
                          Ảnh trầm hàn thủy,
                          Nhạn vô di tích chi ý,
                          Thủy vô lưu ảnh chi tâm.”
Tạm dịch:          Nhạn qua không trung
                          Bóng chìm nước lạnh
                          Nhạn nào có ý lưu di tích
                          Nước cũng không tâm giữ bóng hình.

Ngày 12 tháng 5 năm Ất Mùi (1715), vào buổi sáng sớm, Ngài đã 88 tuổi, đi tắm về, mặc áo cà sa, y hậu, đội mũ, đeo tràng hạt, ngồi kiết già phu tọa, an nhiên thị tịch.

 Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn có lục được 38 bài thơ Kệ và 13 đoạn văn Ngữ Lục, chứa đựng thiền Lâm Tế của Ngài. Nếu kể về tuổi thọ thế gian, Hương Hải Đại sư đã sống trải 5 đời vua nhà Hậu Lê: Thần Tông, Chân Tông, Huyền Tông, Hy Tông và Dụ Tông. So với chúa Nguyễn ở phương Nam thì cũng có 5 đời chúa: Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); Công Thượng vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648); Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Đến đây thì Ngài rời Thuận Hóa; nhưng kể cho đến khi Ngài thị tịch, thì còn có Ngãi vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) và Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).

 Tuy từ 1682, Đại sư Hương Hải không còn hoằng hóa Phật pháp ở Thiền Tĩnh Viện tại núi Quy Sơn nữa, gây nên mối thiệt hại quá lớn lao cho Phật giáo Thuận Hóa; song xét trên bình diện Phật giáo Việt Nam, thì việc ra đi của Ngài và 50 đồ đệ đã làm cho Phật giáo Thuận Hóa truyền ra Bắc Hà, và nói chung thì đây chỉ là hậu quả thiếu sáng suốt của một vị chúa Nam Hà mà thôi vậy. 



[1] Lê Quý Đôn, Sđd tr.403. Bản Việt của Phạm Trọng Điềm, Nxb KHXH, Hà nội 1977.

[2] Trong “Việt Nam Phật giáo sử lược”, HT. Mật Thể viết: Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai người ra hải đảo mời về (tr.179). Trong Phật học Phổ thông khóa V, q.III tr. 85 (1990) Hòa thượng Thiện Hoa viết: Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1715) nghe danh sai người ra hải đảo mời và lập chùa để Ngài trú trì. Hai tài liệu này đều sai, Vì vào đời Nguyễn Phúc Chu là lúc Hương Hải Thiền sư đến tuổi 80 rồi, và Ngài đã ra Bắc từ lâu. Tài liệu của 2 sách trên lại cần đính chính năm của Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), không phải 1715. 

[3] Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục tr. 402-403-404. Bản Việt dịch của Phạm Trọng Điềm; Nxb. KHXH, Hà nội, 1977.

  *** 


Tổ sư Nguyên Thiều (1648 – 1728)

Chùa Quốc Ân – Huế

Về Tổ sư Nguyên Thiều, hiện chúng ta có nhiều tài liệu. Gần chúng ta nhất là các bài viết tiếng Pháp của các ông Émile Gaspardone với nhan đề là Bonzes des Mings réfugiés en Annam[8]. Tuy mới đây nhưng tài liệu rất khó kiếm; ông Léopold Cadière viết hai bài nhan đề là La Pagode Quốc Ân: Le fondateur[9] và La Pagode Quốc Ân: Les divers supérieurs[10]. Về Hán văn, chúng ta có bộ Đại Nam nhất thống chí, Duy Tân năm thứ 3 (1910)[11]; bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên đời Gia Long[12] đều có nói đến ngài Tạ Nguyên Thiều. Nhưng, tài liệu chính nhất thì phải nói là tấm bia đá trùng khắc, do Hòa thượng Liễu Chơn Từ Hiếu, Trú trì chùa Quốc Ân đã thực hiện, rất trung thành với bản chính hiện còn ở tháp Tổ Nguyên Thiều. Bia trùng khắc cách đây hơn 100 năm, để ở chùa Quốc Ân.

Tài liệu về Ngài còn rất nhiều như trên đã dẫn; song sự tích của Ngài rất khó viết, vì những mâu thuẫn về danh hiệu và mâu thuẫn về niên đại. Ở đâu, hình như người ta cũng đoán định hơn là cung cấp lịch sử chính xác. Chỉ nói danh xưng không mà thôi, hiện nay chúng ta cũng đã thấy lúng túng. Tại Huế có hai nơi đáng để ý là  bia lăng tháp Ngài và chùa Quốc Ân:

1. Bia lăng gắn ở bình phong đề:敕賜國恩堂上臨濟諱原韶壽行端老和尚之塔Sắc tứ Quốc Ân đường thượng Lâm Tế húy Nguyên Thiều Thọ Tôn thụy Hạnh Đoan Lão Hòa thượng chi tháp”.

2. Long vị ở chùa Quốc Ân đề: 敕賜國恩堂上臨濟正宗三十三世諱原韶上壽下尊老和尚Sắc tứ Quốc Ân đường thượng Lâm Tế chánh tông tam thập tam thế húy Nguyên Thiều thượng Thọ hạ Tôn Lão Hòa thượng”.

3. Tại chùa Viên Thông ở phía Tây Nam núi Ngự Bình còn có một bản khắc Chánh Pháp Nhãn Tạng của Ngài Chơn Kim Pháp Lâm thực hiện vào khoảng 1889, thuộc dòng kệ của ngài Minh Hải Pháp Bảo ở chùa Chúc Thánh Quảng Nam lại đề là: 第三十三世諱超白上煥下碧號壽尊和尚 “Đệ tam thập tam thế húy Siêu Bạch thượng Hoán hạ Bích hiệu Thọ Tôn Hòa thượng”. 

4. Tại chùa Giác Lâm ở Sàigòn, một ngôi chùa cổ có từ 1744, thì long vị đề là: 敕賜國恩堂上臨濟正宗三十三世上煥下碧諱超白老祖和尚Sắc tứ Quốc Ân đường thượng, Lâm Tế chánh tông tam thập tam thế, thượng Hoán hạ Bích húy Siêu Bạch Lão Tổ Hòa thượng”.    

5. Tại một ngôi tháp vọng ở chùa Kim Cang, Đồng Nai lại đề: 國恩金剛堂上三十三世諱超白煥碧和上祖師之塔Quốc Ân Kim Cang đường thượng tam thập tam thế húy Siêu Bạch Hoán Bích Hòa thượng Tổ sư chi tháp”. 

Tất cả sách sử triều Nguyễn đều dùng “Tạ Nguyên Thiều, tự Hoán Bích…” hoặc “Hoán Bích Thiền sư”. Ông Léopold Cadière viết: “Ngài họ Tạ, tên thời niên thiếu của Ngài là Hoán Bích. Nguyên Thiều là danh xưng trong đạo[13]. Câu văn đoán định của L. Cadière xét ra sai cả hai ý. Ông viết “tên thời niên thiếu của Ngài là Hoán Bích”; ông Cadière không hiểu về Phật giáo. Một nhà sư làm gì có tên thời niên thiếu? Nếu là tên ngoài đời thì người ta gọi là thế danh, và khi đã xuất gia, ít ai dùng tới.

Nói chung, chúng ta hiện có đến bốn danh xưng khác nhau để gọi Ngài: Nguyên Thiều – Siêu Bạch – Hoán Bích – Thọ Tôn.

Nghiên cứu cách danh xưng trong các chùa Huế, người ta thấy rằng, các nhà sư thường có một Pháp danh và Pháp danh theo chữ trong dòng kệ của Bổn sư truyền đặt cho, nên cũng gọi là húy; húy có nghĩa là cấm, tránh nói đến; trên long vị khi viết húy thường viết tách đôi “thượng… hạ…”; nhà sư lại có một Pháp tự và một Pháp hiệu; sau khi viên tịch, nhà sư có tên thụy. Thường người ta gọi nhà sư theo “Pháp hiệu”.
Cho nên nói như sách Đại Nam liệt truyện tiền biên, “Hoán Bích” là tên “tự” của Ngài thì đúng hơn. Và tất cả các bộ sử trong Sử quán triều Nguyễn gọi là “Hoán Bích Thiền sư” cũng vì thế.

Theo cách viết ở long vị Ngài tại chùa Quốc Ân, thì chúng ta không biết áp dụng cách nào, vì “húy Nguyên Thiều thượng Thọ hạ Tôn…”; tại bia tháp lại viết “húy Nguyên Thiều Thọ Tôn”. Như vậy, húy hay Pháp danh của Ngài là Nguyên Thiều.
Từ xưa tới nay, người ta chỉ gọi Ngài là Nguyên Thiều. Khi nói đến Tổ Giác Phong ở trước, chúng tôi có viện dẫn một tư liệu hãy còn lưu trữ tại chùa Quốc Ân – Huế, ký vào năm Chính Hòa thập ngũ niên (1694) nói về việc cấp đất cho chùa Quốc Ân dựng tháp Phổ Đồng, thấy có tên hai Ngài là “Nguyên Thiều và Giác Phong”. Trong giới Phật giáo Huế cũng gọi là Ngài Nguyên Thiều. Trong bi ký, long vị và các sách ở Sử quán như Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam liệt truyện tiền biên đều không thấy dùng chữ “Siêu Bạch”; trừ ra ba chỗ là bản Chánh Pháp nhãn tạng (1889) ở chùa Viên Thông; trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược của Hòa thượng Mật Thể (1942) và ngôi tháp vọng ở chùa Kim Cang – Đồng Nai.

Trong sách Việt Nam Phật giáo sử lược[14], Hòa thượng Mật Thể đã luận giải rằng: Ngài Nguyên Thiều đã thọ giới với một Ngài có chữ “Hạnh” ở đầu, theo dòng kệ của ngài Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Đồng (Trung Hoa) truyền xuống là:

                                     
                               
       
                               
        

                                      空。
Phiên âm:              Tổ đạo giới định tông        
                              Phương quảng chứng viên thông.
                              Hạnh siêu minh thật tế,
                              Liễu đạt ngộ chơn không…          

Tạm dịch:            Giới định là tông chỉ,
                            Rộng khắp chứng thần thông;
                            Hạnh vượt sang bờ Thật,
                            Tỏ ngộ đến chơn không.
Nhưng đồng thời Ngài cũng thọ giới với Ngài Bổn Khao Khoáng Viên Hòa thượng ở chùa Báo Tư (Trung Hoa) như bia chùa Quốc Ân đã ghi. Ngài Bổn Khao Khoáng Viên là đệ tử của Ngài Đạo Mân Mộc Trần, đời thứ 31 thuộc dòng Lâm Tế, theo bài kệ của Ngài: Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên, Minh như hồng nhật lệ trung thiên…

                                   仙,
                             
      
Tạm dịch:             Đạo vốn thâm sâu Phật Tổ Tiên,
                             Sáng soi tuyệt đẹp cõi trung thiên;
                             Nguồn linh thấm rộng làn gió tốt,
                             Đèn tuệ chiếu khắp vạn cổ truyền.

Nếu theo dòng kệ trên thì Ngài đến chữ Siêu cho nên có húy là Siêu Bạch; với dòng kệ dưới thì Ngài đến chữ Nguyên cho nên có húy là Nguyên Thiều. Hòa thượng Mật Thể viết trong ngoặc đơn: (Hiện nay chùa Quốc Ân – Huế thì theo dòng kệ chữ “Nguyên”, tức là theo dòng kệ của ngài Đạo Mân [Mộc Trần]; chùa Thập Tháp (Bình Định) thì theo dòng kệ chữ “Siêu”, tức là dòng của ngài Vạn Phong).

Thuyết nói về chùa Quốc Ân có một chỗ đúng là vào năm 1915, Léopold Cadière viết về các Ngài ở chùa Quốc Ân – Huế, có thấy một tiếu tượng của ngài Mộc Trần, thờ ở bàn thờ Tổ. Ngài Mộc Trần chính là Tổ sư  Đạo Mân, tức là Quốc sư Hoàng Giác, húy Thông Thiên ở chùa Thiên Đồng bên Trung Quốc, mà Ngài Nguyên Thiều đã mang theo tôn trí thờ ở chùa Quốc Ân (B.A.V.H, 1915).

Điều này chứng tỏ Ngài đã thọ giới với Bổn Khao Khoáng Viên Hòa thượng như văn bia viết là điều có thật. Vì ngài Đạo Mân Mộc Trần là bổn sư của ngài Bổn Khao Khoáng Viên. Theo bài kệ thì ngài Nguyên Thiều Hoán Bích đứng hàng thứ ba của chùa Thiên Khai, nhưng đứng hàng thứ hai của chùa Báo Tư (Trung Hoa). Tuy nhiên, đúng thì có một mà mâu thuẫn rất nhiều. Bởi vì, thế thì Ngài phải truyền Pháp cho các Ngài có chữ “Thành” mới đúng. Trái lại, tất cả dòng kệ này đều truyền xuống cho các Ngài ở các chùa trong Nam mà không hề có ở chùa Quốc Ân – Huế. Nhất là các Ngài ở chùa Đại Giác ở Biên Hòa và chùa Giác Lâm ở Gia Định.

Tại chùa Quốc Ân – Huế cũng có thờ long vị nhiều Ngài trong số các chữ theo dòng kệ ấy; nhưng chỉ có thờ long vị mà không có người ở thật. Chỉ có ngài Như Hán Nguyên Cát (tịch năm 1914), Như Đông Đắc Quang (1945); và một số chữ “Hồng” thì cũng rất muộn. Như vậy, đúng theo dòng kệ, thì trong Nam phải là ngài Nguyên Thiều truyền xuống, không phải là ngài Siêu Bạch. Còn theo dòng kệ của ngài Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Đồng, lấy ngài Tổ Định Tuyết Phong làm đầu thì các Ngài ở chùa Quốc Ân phải do ngài Siêu Bạch truyền xuống mới đúng, chứ không phải là ngài Nguyên Thiều. Theo bài kệ này thì dưới ngài Siêu Bạch có một loạt các Ngài có chữ “Minh” ở trước, nhưng không phải đệ tử của ngài Nguyên Thiều cả, mà có thể có người gọi Ngài là sư thúc, có người gọi Ngài là sư bá. Như ngài Minh Hoằng Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tôn ở Thuận Hóa; ngài Minh Hải Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam; ngài Minh Giác Kỳ Phương ở lại chùa Vĩnh Ân; Minh Hằng Định Nhiên làm Trú trì 64 năm ròng rã ở Quốc Ân; Minh Vật Nhất Tri khai sơn chùa Kim Cang ở Biên Hòa; Ngài Minh Lý (?) ở lại chùa Thập Tháp – Bình Định; Minh Lượng Nguyệt An khai sơn chùa Hòn Sấm; lại có ngài Minh Trí Nguyệt Hành, Minh Dung Pháp Thông v.v… Các Ngài có chữ “Minh” này truyền xuống cho đệ tử đều theo dòng kệ lấy ngài Tổ Định Tuyết Phong làm đầu. Cho nên ngài Minh Hoằng Tử Dung thì có Thiệt Diệu Liễu Quán, Thiệt Vinh Bảo Hành; ngài Minh Vật Nhất Tri thì có ngài Thiệt Thành Liễu Đạt, Thiệt Thoại Tánh Tường; ngài Minh Hải Pháp Bảo có đệ tử là Thiệt Dinh Chính Hiển; ngài Minh Lượng Nguyệt An thì truyền xuống Thiệt Địa Pháp Ẩn; các Ngài có chữ “Thiệt” truyền xuống chữ “Tế” và v.v… Các Tổ truyền xuống một vài đời lại biệt xuất dòng kệ mới.Theo bia ở chùa Quốc Ân thì Ngài Hoán Bích có họ Tạ, ra đời vào năm Mậu Tý, ngày 15 tháng 5 vào giờ Tuất, tính sang Tây lịch là vào ngày 08-7-1648 vào lúc 7-9 giờ tối. Quê hương của Ngài là huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên (Quốc Sử Quán. 6) chép: “Tạ Nguyên Thiều tự Hoán Bích, người huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm 19 tuổi xuất gia tu ở chùa Báo Tư, làm đồ đệ của Hòa thượng Khoáng Viên. Thái Tông Hoàng đế Ất Tỵ năm thứ 17 (1665), Nguyên Thiều đi theo thuyền buôn qua Quảng Nam, lưu trú tại phủ Quy Ninh, dựng chùa Thập Tháp Di-đà, giảng truyền Phật giáo; kế ra Phú Xuân sơn, tỉnh Thuận Hóa dựng chùa Quốc Ân, xây tháp Đồng Phổ, sau phụng mạng Anh Tông Hoàng đế qua Quảng Đông rước Thạch Liêm Hòa thượng và thỉnh tượng Phật, chuông khánh; lúc trở về phụng sắc cho trú trì chùa Hà Trung [….] hưởng thọ 81 tuổi [….], Hiển Tông Hoàng đế ban cho thụy hiệu Hạnh Đoan Đại sư và làm một bài “ký” ghi chép công đức[15].

Tất cả lời văn được các sử thần ghi chép trong Đại Nam liệt truyện tiền biên đều đã có trong “Sắc tứ Hà Trung tự Hoán Bích Đại sư tháp ký minh” do Đại Việt Quốc chúa Nguyễn Phúc Thụ (1723-1738) ban khắc ở bia tháp mộ Ngài. Trong đoạn văn trên có nhiều điểm đáng bàn luận.

Trước hết là năm qua Nam của Tổ Nguyên Thiều Hoán Bích. Thái Tông Hoàng đế là niên hiệu truy phong tặng của chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Ất Tỵ năm thứ 17, trùng vào năm Cảnh Trị thứ 3 đời Lê Huyền Tôn của nhà Lê ở Bắc Hà. Tính theo các niên hiệu của vua Lê và chúa Nguyễn thì đều trùng khớp với năm 1665 Tây lịch. Song tính theo số tuổi kể từ năm sinh đến năm xuất gia, theo văn ghi trong bia và trong sách Đại Nam liệt truyện tiền biên, thì các tài liệu trên này đều sai. Năm 19 tuổi, Bính Ngọ (1666) Ngài mới xuất gia đến chùa Báo Tư để thọ giới với Bổn Khao Khoáng Viên Hòa thượng, thì làm sao năm Ất Tỵ (1665) Ngài qua Nam cho được?
Cho nên, sau khi tính toán rất kỹ càng cách tính năm theo can-chi, ta phải nói cho rằng Ngài qua Nam vào năm 1677, tức là năm Đinh Tỵ.

Bia chúa Nguyễn lại viết Ngài thọ 81 tuổi mà sách Đại Nam liệt truyện tiền biên đã nhắc lại, và Ngài viên tịch vào ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân, tính sang Tây lịch là ngày 20-11-1728. Lấy năm mất, trừ năm tuổi thọ, người ta vẫn đến năm sinh là (1648)[16]. Văn bia cũng cho là Ngài hoằng hóa ở đất Nam Hà trong 51 năm. Lấy năm viên tịch trừ cho năm ở trên đất Nam Hà, ta vẫn đến năm 1677 đúng như năm qua Nam đã tính ở trước. Cho nên, dù nói thế nào thì niên đại Ất Tỵ (1665) vẫn là niên đại không chính xác để tính cho việc Ngài đổ bộ Quy Ninh vào lúc đó, so với năm sinh, năm xuất gia, năm viên tịch và số tuổi thọ, số năm Ngài hoằng hóa trên dải đất Nam Hà và Thuận Hóa.

Ngài Nguyên Thiều Hoán Bích qua Nam Hà không theo lời thỉnh mời của chúa, mà Ngài đã đến đây theo hoạt động riêng của Ngài (văn bia chùa Quốc Ân). Ngài “đi thuyền buôn qua Quảng Nam trú tại phủ Quy Ninh[17], tức là Ngài đã theo chân những người Trung Hoa” (văn bia), có thể là để tránh tình trạng xã hội bất ổn cuối đời Minh đầu Thanh. Trong thời gian trú tại phủ Quy Ninh, Ngài đã dựng chùa Thập Tháp và giảng truyền đạo Phật: “Chùa Thập Tháp ở làng Thuận Chánh, huyện Tuy Viễn, sau chùa có 10 cái tháp Chàm, cho nên đặt tên như vậy, nay đổ nát hết rồi. Bản triều thời Thái Tông, Đường tăng Hoán Bích Hòa thượng xây cất chùa ấy, thời Hiển Tông sắc ban biển ngạch đề “Thập Tháp Di-đà Tự” và liễn đối…”[18]. Sau khi xây dựng chùa Thập Tháp ở Quy Ninh – Bình Định thì sách Đại Nam liệt truyện tiền biên (Quốc Sử Quán. 6) nói tiếp: “Kế ra Phú Xuân Sơn, tỉnh Thuận Hóa, dựng chùa Quốc Ân, xây tháp Đồng Phổ“, chứ không nói là Ngài đi đường biển, ghé lại Tư Dung lên làng Hà Trung để dựng chùa Phổ Thành. Đại Nam nhất thống chí cũng chỉ ghi: “Chùa Hà Trung ở xã Hà Trung, đời Hiển Tông bản triều sư Hoán Bích làm Trú trì ở đó“. Như vậy, chùa Hà Trung là một ngôi chùa làng đã có từ trước, Ngài chỉ ghé lại đình trú một thời gian, rồi lên Phú Xuân Sơn lập thảo am, để trở thành chùa Vĩnh Ân. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn, thì có lẽ làng Hà Trung được khai lập vào đời chúa Nguyễn Hoàng, bởi trong sách Ô châu cận lục của Dường Văn An, tên làng này chưa có. Một luận cứ chắc chắn cho giới thuyết này là sách Hải ngoại kỷ sự viết vào năm 1695, trong đó Hòa thượng Thạch Liêm đã miêu tả mấy cây tùng cổ ở chùa Hà Trung như sau: “Chợt thấy một cây tùng xanh rợp bóng, một cổ thụ đã mấy trăm năm! [……]. Sau điện có những cây tùng lớn đến mấy ôm, ngọn queo cành cỗi, rậm rạp ly kỳ; thực là những thiên niên cổ thụ, trên đọt tùng sầm uất, lá xoắn từng nắm tròn; theo lời “Truyện ký” bảo đọt tùng xoắn thành nắm tròn, đào dưới gốc có củ phục linh và hổ phách; nhưng ta chẳng dám nói “Thuyết” ấy ra sợ làm hại đến cây quý”. Theo các sách đã dẫn ở trên thì ngài Nguyên Thiều đổ bộ Quy Ninh vào năm 1676/1677 dựng chùa Thập Tháp ở Bình Định, kế đó ra Phú Xuân Sơn lập Vĩnh Ân Am vào khoảng từ 1682 đến 1684. Như thế khoảng cách giữa hai mốc thời gian chỉ có từ 5 đến 7 năm. Nếu nói rằng Ngài xây dựng Phổ Thành Tự ở làng Hà Trung, thì làm gì có được những cây tùng kỳ cổ đã hàng trăm năm như lời Thạch Liêm Hòa thượng miêu tả vào năm 1695, tức là cách thời gian ngài Nguyên Thiều lên đình trú ở chùa làng Hà Trung trong khoảng thời gian là 10 năm. Cho nên cái thuyết cho rằng ngài Nguyên Thiều xây dựng Phổ Thành Tự tức chùa làng Hà Trung là một thuyết đáng ngờ. Mà chắc chắn hơn Phổ Thành Tự là tên hiệu chùa làng Hà Trung đã có từ thời gian lâu xa trước đó rồi. Chùa Vĩnh Ân đã được khai sơn vào năm nào? Sách Đại Nam nhất thống chí triều Duy Tân chép: “Chùa Quốc Ân ở ấp Phước Quả. Tục truyền do Hoán Bích Đại sư xây cất, bản triều Hiển Tông có ban cho hai bức liễn đối…bên tả có khắc 8 chữ: 國王天縱道人御題Quốc Vương Thiên Túng Đạo Nhân ngự đề” nay đương còn. Và trước chùa có tháp Phổ Đồng cũng do Hoán Bích Đại sư xây, sau bị binh hỏa tàn phá, Gia Long năm đầu Mật Hoằng Hòa thượng tu bổ lại, chùa chiền rộng rãi mỹ quan. Sách Đại Nam nhất thống chí cũng không cho ta thêm chi tiết nào rõ ràng hơn. Theo Tự phổ chùa Quốc Ân thì vào năm Chính Hòa thứ 5 (1684) vào thời vua Lê Hi Tôn ở Thăng Long, và Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) ở Thuận Hóa, vị chúa này có ban cho một ngân khoản trợ cấp để ngài Nguyên Thiều xây dựng chùa. Như vậy chùa có thể xây dựng vào 1682 hoặc 1684 mà không quyết đoán được năm nào, chùa được xây dựng như thế nào? Không có sách sử gì để lại, chỉ nói rằng ngay bên cạnh chùa, Ngài có xây dựng một kiến trúc gọi là Đồng Phổ tháp, hay Phổ Đồng tháp (?). Phổ Đồng tháp là gì? Có thể đây là nơi thờ tự những người quá vãng có công quả với chùa, nhưng không còn có con cháu cúng cấp, thường dân tín hữu cũng như các bậc tể quan hoặc các điệu, các thầy trong sơn môn mà chưa có quyền xây tháp mộ theo truyền thống Phật giáo, cho nên mới dùng hai chữ Phổ (chung) Đồng (bình đẳng). Cũng không phải ngài Nguyên Thiều là người xây tháp Phổ Đồng trước tiên. Bởi vì sách Đại Nam nhất thống chí, bản đời Tự Đức soạn trong khoảng 1864 đến 1875, khi nói đến núi Ngũ Hành ở Quảng Nam đã nói: “Ngọn núi ở phía Đông Bắc hình như sao Tam Thai, nên xưa gọi là núi Tam Thai, xưa có tháp Phổ Đồng...”[19]

Năm Chánh Hòa thứ 10, ngày 17.5. Kỷ Tỵ (13.7. 1689). Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế tức là chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) đã phê chuẩn một sắc lệnh miễn thuế đất ruộng của chùa và đổi tên Vĩnh Ân tự thành “Sắc Tứ Quốc Ân Tự“. Như vậy, tên chùa Quốc Ân mà sách Đại Nam nhất thống chí đã viết, là có từ năm Kỷ Tỵ (1689) vậy.

Tuy nhiên, hiện nay còn một vấn đề mà người ta cũng không thể giải quyết cho chính xác được. Nguyễn Phúc Tần mất năm Đinh Mão (1687) thì ngôi chúa được người con của ông là Nguyễn Phúc Thái tiếp nối (1687-1691). Nguyễn Phúc Thái đã phái Ngài Nguyên Thiều Hoán Bích về Trung Quốc để tìm mời các danh tăng và thỉnh các Ngài về Thuận Hóa. Không biết Ngài được phái đi vào năm nào, nhưng vì việc phải xảy ra trong khoảng 1687 cho đến 1691 là khoảng thời gian trị vì của chúa Nguyễn Phúc Thái. Không biết Ngài đi trong bao nhiêu năm, và khi Ngài vắng mặt tại chùa Vĩnh Ân thì ai thay Ngài ở đây. Phải chăng là ngài Minh Giác Kỳ Phương mà người ta cho là đệ tử của Ngài? Cũng không biết Ngài về lại chùa trước hay sau việc chúa Nguyễn Phúc Thái ra lệnh miễn giảm toàn bộ thuế cho đất đai nhà chùa, và ban đổi hiệu chùa là “Sắc Tứ Quốc Ân Tự“. Chỉ biết rằng khi về thì không có ngài Thạch Liêm – là người chúa phán phải mời cho được – cùng đi với Ngài, và Ngài đã mang về nhiều tượng Phật và nhiều Pháp khí để thờ. Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên chép: “Lúc trở về phụng sắc cho trú trì chùa Hà Trung“. Sự bổ dụng này mang dáng dấp một sự thất sủng hơn kính trọng. Hà Trung là một làng nằm mất hút vào cuối một đầm nước mặn trên một vùng đất cát, về phía nam Kinh thành hơn nửa ngày đi bộ. Chính tại ngôi chùa này mà thuyết truyền cho rằng Ngài đã thiết trí pho tượng Phật Quan Thế Âm rất lớn bằng đá và cho rằng đó là pho tượng quan trọng nhất mà Ngài đã thỉnh từ Trung Hoa về; hiện nay đang còn, là một bảo vật của Phật giáo Thừa Thiên – Huế.

Một tài liệu ký vào năm Chánh Hòa thập ngũ niên (1694) tức là đã ở vào thời trị vì của Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) nói về việc đào giếng và cấp đất cho Tháp Phổ Đồng ở chùa Quốc Ân thì vẫn còn thấy tên Ngài Nguyên Thiều và Ngài Giác Phong. Sau giới đàn Ất Hợi (1695), khi đoàn thuyền của Ngài Thạch Liêm trở về Trung Hoa, đi ngang chùa Hà Trung, Ngài có miêu tả cảnh chùa rất đẹp, và ghé lại chùa thì được “Cai bá, Giám tự rước ta vào trong điện để cúng chay, Giám tự nguyên cũng là một thụ giới đệ tử[20]. Như thế, chứng tỏ rằng cho đến 1694 và 1695 Ngài Nguyên Thiều vẫn còn ở chùa Quốc Ân. Sử kiện này phải chăng là vì không mời được Thạch Liêm Hòa thượng qua Nam mà Ngài bị thất sủng đối với chúa Nguyễn Phúc Thái? Nhưng qua các đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) và chúa Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738) thì Ngài vẫn được trọng vọng và được thỉnh trú trì cả chùa Quốc Ân, còn chùa Hà Trung giao cho vị Giám tự. Tình trạng trú trì hai chùa ấy hiện nay vẫn thấy ở nhiều chùa Huế.

Chúa Nguyễn Phúc Thụ đã viết: “Ngài đã đi, đã về và đã hoàn thành sứ mạng với nhiều thành công và đã đem lại nhiều thành tựu to lớn.”[21]

 Vì đó mà việc trọng vọng và để Ngài trú trì hai chùa là việc khả hữu. Ông Léopold Cadière nêu lên trong một bài ông viết về các Ngài trú trì ở chùa Quốc Ân về vấn đề trú trì hai chùa của Ngài Nguyên Thiều mà ông cũng xác nhận là điều có thể có, ông cho là ngài Nguyên Thiều đã viên tịch tại chùa Quốc Ân, vì ông dựa vào hai chứng cớ: Sau khi Ngài viên tịch, người ta mới bổ tới ngài Minh Hằng Định Nhiên, đệ tử của Ngài làm vị Trú trì thứ nhất để thay Ngài; và tháp mộ Ngài được xây ở xứ Cửa Hóa gần chùa Quốc Ân[22].

Ở trên chúng tôi có viện dẫn lời chúa Nguyễn Phúc Thụ (1723-1738) viết trong bia “Sắc tứ Hà Trung Tự Hoán Bích Đại sư tháp ký minh”, có câu: “Trong những cuộc luận đạo, Ngài đã chạm đến chỗ tột cùng vi diệu”, thì câu nhận định này đã biểu hiệu được hai mặt. Một mặt là câu nói ấy đã biểu lộ được trình độ thâm hiểu được Phật pháp, của vị chúa Nam Hà, và có thể là của cả giới Tăng sĩ Phật giáo Nam Hà vào thế kỷ thứ XVIII tl.. Điều này không phải chúng tôi võ đoán. Bởi vì trước khi viên tịch, Ngài đã truyền lại bài kệ:

                                                       
                          
                             
                          
                 
                          
                             
Phiên âm:       Tịch tịch kỉnh vô ảnh
                          Minh minh châu bất dung
                          Đường đường vật phi vật
                          Liêu liêu không vật không. 

Tạm dịch:          Lặng lặng kính không ảnh
                          Ngời ngời ngọc chẳng hình
                          Rỡ rỡ vật không vật
                          Quạnh quạnh không chẳng không.

Dĩ nhiên bài kệ tuy ngắn, nhưng nội hàm giáo pháp và học lý vi diệu nhất mà Tổ Nguyên Thiều muốn khai thị và hoằng truyền thì đều đã có trong đó cả. Và có lẽ vị chúa Nam Hà đã “ngộ” được phần nào cái vi diệu ấy; cho nên chúa mới làm bài “minh” xưng tán Tổ như sau:

                              
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
                         
     
Phiên âm:         Ưu ưu bát nhã
                          Đường đường phạm thất, 
                          Thủy nguyệt ưu du
                          Giới trì chiến lật,
                          Trạm tịch cô kiên
                          Trác lập hà tất
                          Quán thân bổn không
                          Hoằng pháp lợi vật

Biến phú từ vân
                          Phổ chiếu huệ nhật
                          Chiêm chi nghiêm chi
                          Thái sơn ngật ngật
Tạm dịch:          Cao siêu bát nhã
                          Rỡ ràng Chùa thất        
                          Trăng nước rong chơi   
                          Giữ giới nghiêm nhặt
                          Lặng trong riêng vững  
                          Ắt hẳn đứng cao
                          Quán thân vốn không               
                          Hoằng pháp lợi sanh
                          Mây lành che khắp                                
                          Vầng tuệ chiếu cùng
                          Nhìn ngài, ngưỡng ngài            
                          Cao ngất núi Thái.
Đây cũng là mặt thứ hai của câu nhận định xưng tán Tổ Nguyên Thiều vậy. 

  ***

Thiền sư Từ Lâm (? – ?)

Chùa Từ Lâm – Huế

Về Thiền sư Từ Lâm cũng vậy. Cho đến nay chúng ta chưa tìm thấy một tài liệu nào viết về lịch sử của Ngài. Một tài liệu xưa nhất và cũng duy nhất, hiện nay đang còn để chúng ta có thể sử dụng được, là bài văn bia của Tổ sư Liễu Quán, dựng tại tháp Ngài trên núi An Cựu, cách Thiên Thai Thuyền Tông Tự (chùa Thuyền Tôn) khá xa. Bài văn đó do một nhà sư Trung Hoa soạn vào tháng Tư năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) sau khi Tổ sư Liễu Quán viên tịch được 5 năm; có một câu: “… Năm Đinh Sửu (1697), thọ Cụ túc giới với Từ Lâm Lão Hòa thượng; năm Kỷ Mão (1699), Ngài đi tham cứu khắp nơi, ăn uống rất đạm bạc…“. Như thế, rõ ràng Thiền sư Từ Lâm đã khai sơn thảo am trước năm 1695, là năm ngài Thạch Liêm mở giới đàn Thiền Lâm rất lâu. Có thể cùng lần với Thiền sư Giác Phong ở núi Hàm Long. Trong bia ở tháp Tổ sư  Liễu Quán, có nói đến Tế Viên Hòa thượng, Giác Phong Lão tổ, Trường Thọ Thạch Lão Hòa thượng, Từ Lâm Lão Hòa thượng, Tử Dung Hòa thượng. Nghiên cứu cách xưng hô này cho thấy: Ngài Giác Phong là vị cao niên nhất trong giai đoạn từ 1691 đến 1702, vì được dùng chữ “Lão tổ“; ngài Thạch Liêm và ngài Từ Lâm được dùng “Lão Hòa thượng“. Vào năm 1697, ngài Thạch Liêm được 64 tuổi; tuổi được xưng “Lão Hòa thượng“, thì chắc Ngài Từ Lâm cũng xấp xỉ từ 64 đến 66 tuổi, nên mới xưng “Lão Hòa thượng” như đối với ngài Thạch Liêm.
Dù sao đây cũng là một giả thuyết tìm hiểu gián tiếp  mà không có gì chính xác được. Một điểm nữa là câu văn bia: 
丁丑年禮慈林老和尚圓具足戒 “Đinh Sửu niên, lễ Từ Lâm lão Hòa thượng viên Cụ túc giới“; thì không biết việc tổ chức truyền giới như thế nào. Hai năm về trước, đại giới đàn của ngài Thạch Liêm tổ chức ở thiền viện Thiền Lâm, chỉ cách thảo am ngài Từ Lâm có một đoạn đường ngắn. Thế thì, ngoài ngài Từ Lâm ra, còn có các vị nào đã dự trong lễ truyền giới cho Tổ Liễu Quán? Không làm sao biết được, vì không có sách sử nào nói đến. Cho nên ngoài Tổ Liễu Quán, hậu thế chúng ta không biết gì về Tổ Từ Lâm hơn. Sau khi thọ Tỳ-kheo giới với Tổ Từ Lâm, Tổ Liễu Quán đã ở lại với bổn sư được ba năm (1697 1699). Theo văn bia đã ghi, chỉ chưa đầy ba năm, Tổ Liễu Quán đã ra đi khỏi Tổ đình. Vì sao có sự kiện như thế xảy ra được? Sự kiện này chỉ có hai điều kiện sau đây: 1. Nếu giữ đúng tinh thần giới luật thì Từ Lâm Lão Hòa thượng đã viên tịch, công phu tu tập bị trở ngại, nên Tổ Liễu Quán mới được phép rời Tổ đình của bổn sư để đi tham lễ một thầy khác; 2. Nếu theo “Thiền” thì Tổ Liễu Quán có thể xin đi và được thầy cho đi. Nhưng trường hợp này thì bổn sư của ngài là Từ Lâm Lão Hòa thượng phải giới thiệu nơi cho đệ tử mình đến tham lễ. Đằng này, văn bia cho biết Tổ Liễu Quán nghe ngóng, đi tìm hiểu khắp rừng Thiền Thuận Hóa, mới được biết Minh Hoằng Tử Dung là người giỏi dạy người ta tham thiền. Sự kiện này nói lên tình trạng không có thầy chỉ dẫn. Thế thì, phải chăng Từ Lâm Lão Hòa thượng đã viên tịch trong khi Tổ Liễu Quán không hề chuẩn bị sự rời thầy ra đi, mà buộc phải ra đi vào năm 1699 này?

Năm Nhâm Ngọ (1942), trong bộ Việt Nam Phật giáo sử lược, Hòa thượng Mật Thể khi viết về Tổ Liễu Quán, có nói: “Năm Đinh Sửu (1697), Ngài thọ Cụ túc giới với ngài Từ Lâm Lão Hòa thượng (cũng là người Trung Quốc, mộ Ngài nay còn ở chùa Từ Lâm, gần nhà máy nước ở Huế)[5]. Câu văn chú giải trong vòng đơn có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Từ Lâm Lão Hòa thượng là người Trung Hoa, rõ ràng thế rồi. Thứ hai, Hòa thượng Mật Thể đã dùng chữ “mộ” chứ không phải là “Lăng” hay “Tháp“. Có thể khi viết câu đó, Hoà thượng đã theo câu chú giải số[6] của Louis Sogny viết trong bài: Le premier annamite consacré supérieur bonzerie par des Nguyễn – Son tombeau[7]. Câu ấy thế này: “Chinois également. Son tombeau est situé à la pagode Từ Lâm près des filtres de l’Usine des Eaux de Huế”. Nhà máy nước Huế do kiến trúc sư người Pháp là Bossard thực hiện từ năm 1909 đến năm 1911 thì hoàn thành. Trong khi xây dựng nhà máy nước, người Pháp đã ban đất vùng đồi phía sau chùa Từ Lâm hiện nay để làm mặt bằng. Trong khi thực hiện công việc, rất có thể người Pháp đã làm hỏng phần tháp của Từ Lâm Lão Hòa thượng, nếu ngày xưa đã có tháp Ngài ở vùng này. Hiện nay ở phía tây đồi Quảng Tế, cạnh nhà máy nước còn dấu tích một nền vuông, có thành trong, thành ngoài chìm dưới đất, ống nước như khuỷu tay đặt lên trên. Rất có thể đây là cổ tháp của Từ Lâm Lão Hòa thượng ngày xưa chăng? 

  ***

Thiền sư Huyền Khê (? – ?)

Chùa Thiên Phúc – Huế

Sách Việt Nam Phật giáo sử lược của Hòa thượng Mật Thể chỉ ghi “Giác Linh Hòa thượng” mà không nói gì thêm. Sách Đại Nam nhất thống chí q.II phủ Thừa Thiên, ở mục “Tăng” đã chép rõ hơn về tiểu truyện của thiền sư: “Giác Linh, hiệu là Huyền Khê Hòa thượng, người Quảng Đông, Ngài là đời thứ 35 của môn phái Lâm Tế, lúc còn ít tuổi, tính thích du hiệp, tinh võ nghệ, vì báo cừu mà lạm sát, bèn trốn đi ở chùa, đầu tiên vượt biển qua Đông Phố, tức là Gia Định về sau, làm sư vân du, sau đến Thuận Hóa, treo tích trượng ở chùa Pháp Vân – sau đổi là chùa Thiên Phúc tục gọi là chùa Khoai – Hòa  thượng tinh Thiền học, Tăng đồ theo học càng ngày càng nhiều. Nghe Ngài giỏi võ nghệ, có người xin học, cũng dạy, không từ chối. Được ít lâu, đồ đệ e rằng thầy giấu nghề, không truyền hết, họ muốn thử. Một hôm ngồi ăn ở phương trượng, có người ngầm cắp cái chùy sắt, đứng sau lưng vung đánh. Ngài nghe tiếng chùy liền giơ đũa gạt, chùy văng ra. Võ nghệ cao cường là thế”.

Về ngài Huyền Khê, tiểu truyện do Đại Nam liệt truyện tiền biên và Đại Nam nhất thống chí ghi lại là như thế. Tuy nhiên cứ vào đạo hiệu Huyền Khê cũng như thời gian Ngài đến nước ta, chúng ta có thể xác định Ngài qua rất sớm, có lẽ đồng thời với Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh và Đại Thâm Viên Khoan, nhất là về Pháp danh Huyền Khê, chúng ta biết Ngài thuộc thiền phái Lâm Tế của ngài Đạo Mân Mộc Trần, bởi vì bài kệ truyền Pháp của phái này vốn đọc:

            道 本 成 佛 祖 仙,

              明 於杲 天。

              靈 原 廣 閏 慈 風 普,
              照 世 真 燈 萬 古 傳。

Phiên âm:

            Đạo bổn huyền thành Phật tổ tiên,
            Minh ư cảo nhật lệ trung thiên.
            Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ,
            Chiếu thế chơn đăng vạn cổ truyền.

Tạm dịch:      

            Đạo vốn thâm sâu Phật Tổ Tiên,
            Sáng soi tuyệt đẹp cõi trung thiên;
            Nguồn linh thấm rộng làn gió tốt,
            Đèn tuệ chiếu khắp vạn cổ truyền.

 Nhưng đến khi Huyền Diệp, con của Thuận Trị lên ngôi năm 1662 và đặt niên hiệu Khang Hy, thì để tránh húy của Huyền Diệp, chữ Huyền đổi thành chữ Nguyên. Do thế với Pháp danh Huyền Khê, thì Thiền sư chắc chắn phải xuất gia và có Pháp danh trước 1662 này. Thứ hai, năm 1679, đám vong thần nhà Minh là tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình cùng tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến đã đem 50 chiếc thuyền và 3000 lính đến xin thần phục Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần và được chúa cho vào sinh sống ở Đông Phố (Đồng Nai và Mỹ Tho). Vì Hòa thượng Giác Linh theo sử sách là đã từng ở Đông Phố trước khi ra Thuận Hóa khai sơn chùa Thiên Phúc (chùa Khoai, hiện nay thuộc xã Thủy Xuân, Huế), cho nên chúng ta có thể giả thiết Ngài đã đi với đám quan quân này. Và cũng từ 2 lý do trên, chúng ta có thể giả thiết Thiền sư Huyền Khê Giác Linh là người đi tiên phong đối với Tổ Nguyên Thiều trong việc hoằng hóa ở vùng Nam Hà.

Nhưng căn cứ vào long vị hiện thờ tại bàn tổ chùa Báo Quốc chúng ta được biết Ngài được thờ sau Tổ khai sơn là Thiền sư Giác Phong và được viết: 三十五世清國南遊開山法雲佛清玄溪和尚猊座Tam thập ngũ thế Thanh quốc Nam du khai sơn Pháp Vân Phật Thanh Huyền Khê Hòa thượng nghê toà”. Đồng thời tại tháp của Ngài đã từng có tại chùa Báo Quốc cũng đã ghi: 三十五世開山法雲寺清國南遊諱佛清玄溪和尚寶塔Tam thập ngũ thế khai sơn Pháp Vân tự Thanh Quốc Nam du húy Phật Thanh Huyền Khê Hòa thượng bảo tháp”. Qua hai căn cứ trên ta cũng có thể thấy là Thiền sư Huyền Khê thuộc thế hệ thứ 35 húy là Phật Thanh thì không thể là người đồng hàng với Tổ Nguyên Thiều được mà lại cách Tổ Nguyên Thiều đến hai thế hệ, và do thế không thể là người sang Việt Nam trước Tổ Nguyên Thiều được.

   ***


Tổ sư Minh Hoằng Tử Dung (? – ?) 

Chùa Ấn Tôn – Từ Đàm – Huế

Đối với Phật giáo Huế thì Tổ Minh Hoằng Tử Dung là vị Sơ Tổ của Thiền phái Tử Dung – Liễu Quán ở Đằng trong. “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. 

Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh – Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.

Tuy nhiên, một sự may mắn là tại chùa núi Phụng Sơn ở phủ Bình Khang còn có một bản Chánh Pháp Nhãn Tạngkhắc vào giữa tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), và trong quyển Liệt Tổ thiền truyện của ngài Bổn Quả Khoáng Viên khắc tại Trung Quốc, sau các Đại sư ở Thuận Hóa trùng khắc và tục biên; một bản Chánh Pháp Nhãn Tạng của ngài Chơn Kim Pháp Lâm soạn năm 1889 (Hiện chùa Viên Thông – Huế tàng bản) đã giúp chúng ta biết được các chi tiết sau:

Vào cuối đời Minh, tông Lâm Tế rất long thịnh ở Thiên Đồng Sơn và Khánh Sơn. Tại Thiên Đồng Sơn có phái Thiên Đồng Viên Ngộ; từ chùa Thiên Đồng có ngài Thông Thiên được phong làm Quốc sư hiệu là Hoằng Giác gọi là Quốc sư Thông Thiên Hoằng Giác, ở vào đời thứ 31 dòng Lâm Tế. Ngài này truyền thừa theo kệ của ngài Vạn Phong Thời Ủy; chúng tôi gọi là “kệ chùa Thiên Đồng”:

                                   
                       
            
                       
            
                       
            
Phiên âm:        Tổ Đạo Giới Định Tông,
                        Phương Quảng Chứng Viên Thông,
                        Hạnh Siêu Minh Thật Tế,
                        Liễu Đạt Ngộ Chơn Không.
Tạm dịch:        Giới định là tông chỉ,
                        Rộng khắp chứng thần thông;
                        Hạnh vượt sang bờ Thật,
                        Tỏ ngộ đến chơn không.       
  

Đồng thời Ngài cũng biệt xuất kệ và ra khai sơn chùa Thiên Khai. Kệ của Ngài là:

        道本原成佛祖仙

         明如紅日灑中天

        靈原廣閏慈風普

        照世眞燈萬古傳

 Phiên âm:         Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên
                          Minh Như Hồng nhựt lệ trung thiên
                          Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ
                         Chiếu thế chơn đăng vạn cổ truyền;

Tạm dịch:         Đạo vốn thâm sâu Phật Tổ Tiên,

                        Sáng soi tuyệt diệu cõi trung thiên;

                         Nguồn linh thấm rộng làn gió tốt,

                         Đèn tuệ chiếu khắp vạn cổ truyền. 

Cũng đồng thời Ngài tự đổi Pháp húy thành Đạo Mân Mộc Trần; đó là kệ chùa Thiên Khai.

Ngài viên tịch vào triều Lê, không rõ năm nào chỉ thấy ghi ngày 16 tháng 11.

Có thể Ngài đã qua Nam với nhiều Ngài có chữ “Minh” đứng trước, các Ngài có thể ở chùa Thiên Đồng, có thể ở chùa Thiên Khai, chùa Báo Tư v.v… Nhưng đều đi một lần với ngài Nguyên Thiều Hoán Bích vào năm 1676 hoặc 1677, cùng đổ bộ lên Quy Ninh. Ở đây, chúng tôi sẽ nói đến mấy vấn đề cần yếu sau:

Trong bộ sách Việt Nam Phật giáo sử lược (1942), đã được in lại nhiều lần, Hòa thượng Mật Thể cho rằng: Tổ Minh Hoằng Tử Dung qua Thuận Hóa một lần với ngài Thạch Liêm vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) để ngồi trên ghế Thập Sư ở giới đàn chùa Thiên Mụ; sau giới đàn Ngài ra lập chùa Ấn Tôn. Đoạn này, rất cần đến sự đính chính của hậu thế chúng ta.

Thứ nhất, ngài Thạch Liêm qua Thuận Hóa năm Ất Hợi (1695) đời Nguyễn Phúc Chu, chứ không phải qua vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái.

Thứ hai, đại giới đàn năm Ất Hợi (1695) mở tại chùa Thiền Lâm chứ nhất định không phải là ở chùa Thiên Mụ.

Thứ ba, tất cả chư Tăng trong đại giới đó đều là người Trung Quốc đệ tử của Thạch Liêm Thiền sư chứ không có ai khác, cho nên Tổ Minh Hoằng Tử Dung không can dự đến giới đàn này.

Cũng trong sách nói trên, Hòa thượng Mật Thể đã dịch câu này trong văn bia: “Nhâm Thìn hạ, Hòa thượng lai quảng tấn toàn viện” thành ra như thế này: “Năm Nhâm Thìn (1712) mùa hạ, Hòa thượng vào Quảng Nam dự lễ Toàn Viện” (?). Có lẽ Hoà thượng Mật Thể đã theo bản Pháp văn của Louis Sogny trong bài Le premier Annamite… ở B.A.V.H. Số 3 năm 1928, khi nói đến Tổ Từ Lâm. Thực sự, có lẽ câu ấy muốn nói rằng mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712) ấy, lễ an cư kiết hạ được tổ chức rất quy mô ở thiền viện Thiền Lâm thuộc vùng đất rất rộng trước mặt chùa Từ Đàm hiện nay; có thể chư Tăng ở Thuận Hóa – Quảng Nam vân tập về đây và toàn viện đã cung thỉnh ngài Tử Dung ở Ấn Tôn gần đó đến làm Thiền chủ. Cách chấm câu ấy có thể là: “Hòa thượng lai, quảng tấn toàn viện” tức là Hòa thượng đến, coi sóc nhắc nhở chu đáo mọi việc và sách tấn, khuyến khích chư Tăng để khai lễ cho chư Tăng vào hạ.

Phương pháp hoằng giáo của sơ Tổ Minh Hoằng Tử Dung đúng là phương pháp của chư Thiền Tổ trong phái Lâm Tế chánh tông; tức là trao công án cho đệ tử “tham”. Công án Tổ Minh Hoằng Tử Dung đã trao cho Tổ Liễu Quán là: 萬法歸一一歸何處Vạn Pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?”. Yếu chỉ của Thiền Lâm Tế là đốn ngộ. Không kể lâu hay mau, khi vị Đại sư tham công án đến tột cùng, hoát nhiên ngộ đạo. Vị Thiền sư ngộ đạo sẽ biểu lộ bằng một hành động mà thế nhân thấy rất kỳ quặc, khác thường; hoặc làm một bài “kệ” để trình Tổ. Thấy đệ tử đạt, Thiền Tổ liền ấn chứng, người ta còn gọi là “ấn khả”, và chính vị Thiền sư được ấn khả đó là Tổ kế thế của vị Tổ trước.

Tổ Liễu Quán đắc Pháp ở Sơ Tổ Minh Hoằng Tử Dung đúng theo truyền thống Lâm Tế chánh tông ấy. Theo thuyết truyền thì trong kỳ kiết hạ năm Nhâm Thìn (1712); sau khi Tổ Liễu Quán trình Kệ “Dục Phật” – rất tiếc là bài kệ này không được chép lại – Sơ Tổ Minh Hoằng liền “ấn khả“. Từ giờ phút được ấn khả thì “y bát” của Minh Hoằng Tử Dung Sơ Tổ tại Ấn Tôn Hoàng Long Sơn, đã đi về núi Thiên Thai. Sau một thời gian Thiền phái Tử Dung – Liễu Quán phát triển rực rỡ khắp cõi Thuận Hóa và lan ra cả Nam Hà từ thế kỷ thứ XVIII, kéo dài cho đến tận ngày nay.

Tháp của Tổ Minh Hoằng Tử Dung trước đây được xây dựng trong khuôn viên chùa Từ Đàm, nhưng sau đó do Pháp mở đường Nam Giao cắt vườn chùa làm hai mảnh, nên tháp của Tổ Tử Dung phải di dời qua gởi ở góc vườn chùa Báo Quốc. Chúng ta hy vọng một ngày nào đó có điều kiện sẽ thỉnh tháp của Tổ quay lại sân chùa Từ Đàm như thuở ban đầu vốn có của nó.

 ***

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667 – 1742)
Chùa Thuyền Tôn – Huế 

Theo bia tiểu sử Tổ sư còn ghi lại, chúng tôi xin trích nguyên văn như sau:

敕 賜 臨 濟 正 宗 三 拾 五 世 了 觀 和 尚

諱 覺 圓 悟 和 尚 碑 銘

夫吾教中為一大事何也生不出死關來死不入死關去是以古人巖居處廢寢忘餐不惜天命皆為生死事大耳.當今之世教衰法末能為大事者故有如了觀和尚者實希矣.師原寂在富安府同春縣泊馬社黎氏子法名實耀字了觀童真入道天資高邁氣宇超群.六歲母喪即欲出塵.父即送詣會宗寺禮際圓和尚為師.經七載和尚西歸特趨順都禮覺峰老祖.至辛未年薙染甫歲歸鄉薪供父荏苒四載父即謝世.乙亥再詣順都禮長壽石老和尚授沙彌戒.丁丑年禮慈林老和尚圓具足戒.己卯遍參叢社甘受淡泊心常思惟何法最為第一我決捨身命依法修行.聞諸方禪和云子融和尚善教人念佛參禪第一.任午往龍山參子融和尚向求參禪.和尚令參萬法歸一一歸何處.日夜參究至八九年一無所得心甚慚惶.一日因看傳燈至指物傳心人不會處.忽然會入因海隔山遙呈悟弗能.至戊子春方往龍山求和尚證明將所做功夫遂一呈證.至指物傳心人不會處.和尚云,懸崖撒手自肯承當絕後再甦欺君不得作麼生道看? 師撫掌呵呵大笑.尚云,未在.師云,秤錘原是鐵.尚云,未在.次日尚云,昨者公案未完.再道看.師云,早知燈是火飯熟已多時.尚大稱讚.壬辰夏.和尚來廣進全院.師呈浴佛偈,舉云.祖祖相傳佛佛授受,未審傳受個甚麼.師云,石筍抽倏長一丈,龜毛拂子重三斤.尚復舉云,高高山上行船,深深海底走馬.又作麼.師云,折角泥牛徹夜吼,沒弦琴子盡日彈.一一拈出入室求證.和尚看完大悅,深許印可.師臨機智辨函蓋相合水乳相投,機緣甚多不錄.壬寅年,師來順都住祖庭.癸丑甲申乙卯應諸護法宰官居士及緇素等請歷開四大戒壇.庚申進龍華放戒.復回祖庭.當今聖君重德為法心殷.嚮師道味詔敕入宮緣師高尚志在林泉,謝詔不赴.壬戌春重開戒壇於圓通寺.秋來示染微疾狀似無病.至拾月間謂門人曰.吾將歸矣.世緣已盡侍徒諸人悉皆涕泣.師曰.汝等悲泣阿誰.諸佛出世猶示涅盤.吾今來去分明.歸必有所汝等不合悲泣.至十一月.於示寂數日之前.端坐索筆書偈辭世.偈云:

          七十餘年世界中                空空色色亦融通

          今朝願滿還家裏                何必奔忙問祖宗

雖然如是.老僧最後句作麼生道.巍巍堂堂煒煒煌煌,昔日這個來今朝這個去要問來去事若何.湛湛碧天秋月皓.大千沙界露全身,吾去後.汝等當思無常迅速,勤學般若忽吾言各宜勉之。及二十二日黎明茶話行禮畢問曰.今何時乎? 門人對曰,未時也.宴然而逝.奏聞.敕賜碑記獎大師道行謚正覺圓悟和尚.

師生丁未年十一月十八日辰時.春秋七十有六.四十三傳衣說法利生.三十四載嗣法四十九人緇素得道利者不計千萬.癸亥年二月十九日入塔.塔建在香茶縣安舊山天台之南也.繼值南詢聞師道風高峻.行化是邦度人無數契佛祖心斷衲子命行解真實.遐邇共欽惜乎不及見耳。玆諸門人及薙徒等念塔既造記應隨立.知繼是個中人必諳個中事,所以特來徵銘立石。繼愧筆墨荒蔬安敢承任.但添在法門中.誼固難辭.兼欽風有素若不為其闡揚法化。則後世無述焉。

噫!以世諦目之,則有生滅去來之相若以道眼視之.則不然。師雖寂滅已證於涅盤之城。處不生不滅之所焉。用讚為因。師生前有許多鴻功偉績.自不可埋沒其世間將入道因緣恐未得其詳.即以撰次.譬如肓人摸象.只知一端而已.銘曰﹕

潺沱衍派                源遠流長     

慧燈續焰                祖道重光     

兒孫無數                如象如龍

寶山突出                異目超宗     

無礙智辯                痛快機鋒     

化權既斂                孰紹高風     

天台之麓                翠堵無縫     

法身獨露                萬象之中

景興九年四月日

中華福建省溫陵桑蓮寺法姪善繼和南撰

VĂN BIA THÁP MỘ TỔ LIỄU QUÁN

Dịch nghĩa:
Bia Minh Tháp của Hòa thượng Liễu Quán thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tôn đời thứ 35 được sắc phong là Chánh Giác Viên Ngộ.

Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử.

Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.

Sư sinh giờ Thìn, ngày 18 tháng 11, năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (nay là làng An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Sư họ Lê, húy Thật Diệu, hiệu Liễu Quán; đi tu từ nhỏ. Sư có thiên tư cao lớn, khí vũ siêu quần. Sáu tuổi mồ côi mẹ, chí muốn xuất trần, được thân sinh đưa đến chùa Hội Tôn xin tu học với Hòa thượng Tế Viên; được 7 năm thì Hòa thượng viên tịch. Sư tìm ra Huế đô lễ Giác Phong Lão tổ ở chùa Hàm Long – Báo Quốc. Năm Tân Mùi (1691) vừa xuống tóc xuất gia tròn một năm sư lại trở về quê Phú Yên hằng ngày bán củi nuôi cha. Thắm thoắt bốn năm thì cha qua đời. Năm Aát Hợi (1695), Sư trở lại Thuận đô thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thạch Liêm. Hai năm sau, nhằm năm Đinh Sửu (1697), thọ giới Cụ túc với Từ Lâm Lão Hòa thượng. Năm Kỷ Mão (1699), Sư tham lễ khắp chốn tòng lâm, cam sống đời đạm bạc, tâm thường suy nghĩ: “Có pháp gì cao siêu nhất ta quyết bỏ thân mạng để theo pháp đó tu hành”. Nghe nhiều bậc thiền hòa các nơi nói: “Hòa thượng Tử Dung là vị khéo dạy người niệm Phật, tham thiền nhất“.

Năm Nhâm Ngọ (1701), Sư tìm đến Long Sơn, tham yết Hòa thượng Tử Dung, cầu pháp tham thiền. Hòa thượng dạy tham cứu câu “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ” – “Muôn pháp về một, một về chỗ nào“. Ngày đêm tham cứu, trải qua tám chín năm mà không ngộ được gì, tâm rất hỗ thẹn. Ngày nọ nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ” – “Chỉ vật truyền tâm, chỗ người không hiểu” bỗng nhiên ngộ nhập. Song vì biển núi xa cách, không thể trình bày chỗ ngộ với Thầy. Mãi đến xuân Mậu Tý (1708) mới trở lại Long Sơn cầu Hòa thượng Tử Dung chứng minh, đem công phu tham cứu trình xin ấn chứng, đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ“, Hòa thượng dạy: “Huyền nhai tán thủ, tự khẳn thừa đương; tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc” “Vực thẳm buông tay, tự mình đương lấy; chết đi sống lại, dối ông sao được“. Thế nào, thế nào, nói xem. Sư vỗ tay cười lớn: Ha ha ! Hòa thượng dạy: “Chưa nhằm“. Sư thưa: “Bình chùy nguyên thị thiết” – “Cái cân nguyên là sắt“. Hòa thượng dạy: “Chưa nhằm“.
Hôm sau, Hòa thượng dạy: “Công án ngày qua chưa rồi, nói lại xem“. Sư thưa: “Tảo tri đăng thị hỏa, phạn thục dĩ đa thời – Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi“. Hòa thượng rất khen.

Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Hòa thượng đến sách tấn rộng rãi toàn viện, Sư trình bài kệ “Dục Phật” (Tắm Phật), Hòa thượng hỏi: “Tổ Tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá thậm ma? – Tổ Tổ truyền cho nhau, Phật Phật trao nhận với nhau, chưa rõ trao nhận cái gì?“. Sư đáp: “Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng; quy mao phất tử trọng tam cân – Măng đá nảy cành dài một trượng; phủ phất lông rùa nặng ba cân“. Hòa thượng lại dạy: “Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã – thuyền đi trên đỉnh núi cao; ngựa chạy dưới đáy biển sâu là thế nào?” Sư thưa: “Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn – Đàn cầm đứt dây rung suốt buổi; trâu đất gãy sừng rống thâu đêm“. Mỗi mỗi nêu ra và vào thất cầu chứng, Hòa thượng xem xong, rất vui, rất bằng lòng ấn khả. Sư gặp cơ hội, lấy trí biện đáp rất thích hợp, như nắp đậy hộp, sữa hòa nước. Cơ duyên rất nhiều, không thể chép hết.

Năm Nhâm Dần (1722), Sư trở lại Huế đô, trú ở Tổ đình luôn trong ba năm Quý Sửu, Giáp Dần và Aát Mão thể theo lời thỉnh cầu của Cư sĩ Tể Quan hộ pháp và các hàng xuất gia tại gia, mở bốn giới đàn lớn. Năm Canh Thân (1740) lại tấn đàn Long Hoa truyền giới rồi trở về Tổ đình.

Bấy giờ chúa Nguyễn quý trọng đạo đức Sư, có tâm ân cần vì pháp đối với đạo vị của Sư nên xuống chiếu sắc mời Sư vào cung, nhưng Sư vốn cao thượng, chí nguyện ở suối rừng mà tạ từ chiếu chỉ, không đến.

Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742) lại mở giới đàn ở chùa Viên Thông; đến mùa thu năm ấy nhuốm bệnh nhẹ, giống như không bệnh; đến giữa tháng 10, Sư gọi môn đồ đến dạy rằng: “Duyên ở đời đã hết, ta sắp đi đây“. Môn đồ khóc lóc, Sư bảo: “Các ngươi khóc cái gì? Chư Phật ra đời còn nhập Niết-bàn, ta nay đến đi rõ ràng, về tất có chỗ, các ông không nên buồn khóc“.
Đến tháng 11 năm ấy, trước khi thị tịch mấy ngày, Sư ngồi ngay thẳng, lấy viết chép kệ từ biệt đời. Kệ rằng:

“Hơn bảy mươi năm trong thế giới,
Không không sắc sắc thảy dung thông,
Ngày nay nguyện mãn về nhà cũ,
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông”.

Tuy nhiên như vậy, câu cuối cùng của Lão tăng hiểu thế nào, hãy nói: “Nguy nguy đường đường, vĩ vĩ hoàng hoàng. Tích nhật giá cá lai, kim triêu giá cá khứ, yếu vấn lai khứ sự nhược hà. Trạm trạm bích thiên thu nguyệt hạo, đại thiên sa giới lộ toàn thân – Nguy nguy đường đường, sáng láng rực rỡ. Ngày xưa cái ấy đến, ngày nay cái ấy đi, cần hỏi việc đến đi thế nào. Trời xanh lặng lặng trăng thu sáng, thế giới đại thiên lộ toàn thân”. Sau khi ta đi, các ông hãy nên nghĩ đến vô thường mau chóng, siêng học Bát-nhã, chớ bỏ qua lời ta. Mỗi người hãy nên cố gắng. Vào ngày 22, sáng sớm uống trà, nói chuyện và hành lễ xong, Sư hỏi: “Bây giờ là giờ gì?” Môn đồ đáp: “Giờ Mùi“. Sư an nhiên thị tịch.
Chúa sắc làm bia ký ca ngợi đạo hạnh của Sư, ban thụy hiệu là: Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng.
Sư sinh giờ Thìn ngày mười tám tháng 11 năm Đinh Mùi, thọ 72 tuổi; 43 năm được truyền y, 34 năm thuyết pháp lợi sinh. Đệ tử nối pháp có 49 người. Hàng tại gia, xuất gia được lợi ích nhờ sự hóa đạo của sư có cả ngàn vạn.

Ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743), nhập tháp tại phía nam núi Thiên Thai thuộc xã An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Kế tôi gặp lúc đi đến phương nam hỏi han, nghe nói Sư đạo phong cao lớn, hành hóa ở xứ này, độ người vô số, khế hợp tâm Phật tổ, nối đời xuất gia, công hạnh và kiến giả chơn thật, xa gần đều khâm phục. Rất tiếc tôi không kịp được gặp. Nay các môn nhân và đồ chúng nghĩ rằng: Tháp đã làm xong, cần phải dựng bia ký, biết Kế tôi là người trong cuộc, chắc biết việc trong cuộc nên đặc biệt yêu cầu tôi viết bài minh để dựng bia. Kế tôi thẹn mình bút mực sơ sài, đâu dám nhận lãnh. Song kẻ hèn này đã ở trong cửa pháp, tình pháp hữu hẳn khó chối từ; vả lại, khâm phục đạo phong cao khiết, nếu không nêu cao sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Sư thời đời sau không có ai chép lại.

Ôi, nếu lấy mắt thường xem thời thấy có tướng sinh diệt đi lại; nếu lấy mắt đạo xem thời không phải vậy. Sư tuy tịch diệt mà thật đã chứng cảnh Niết-bàn không sinh không diệt, đâu cần tán dương. Nhưng vì Sư trong lúc ở đời có nhiều công đức, sự nghiệp lớn lao, không thể để cho mai một. Song sự tướng ở đời và nhân duyên vào đạo của Sư sợ chưa được rõ hết, nên tôi soạn lời bia ký này; thí như người mù sờ voi, chỉ ghi lại được đôi phần mà thôi.
                           Bài minh ghi rằng:
          Lờ đờ nước chảy,            Nguồn xa dòng dài
          Đèn tuệ nối lửa               Đạo tổ sáng hoài

          Cháu con vô số               Như voi như rồng

          Núi báu bỗng hiện           Tôn phong siêu lạ

          Trí biện dung thông         Cơ thiền nhạy bén

          Hóa duyên đã mãn          Ai nấy tôn phong
          Bên núi Thiên Thai          Dựng tháp Vô Phùng
          Pháp thân hiển lộ            Ở giữa muôn trùng.

Năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), tháng Tư, ngày Tốt, Trung Hoa, Phúc Kiến, Huyện Ôn Lăng, chùa Tang Liên, cháu trong đạo là Hòa thượng Thiện Kế soạn.

(HT.Thích Thiện Siêu dịch)

*

Căn cứ vào bia khắc ở trên, hiện chúng ta biết về tiểu sử của Ngài như sau:
Tổ Liễu Quán theo tấm bia đá gắn vào bên trong thành phía đông của tháp Ngài ở núi Thiên Thai do một nhà sư xưng là cháu trong đạo (Pháp điệt) tên là Thiện Kế ở chùa Tang Liên Ôn Lăng, tỉnh Phúc Kiến soạn và khắc vào tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) đôi nét về Ngài.
Ngài là họ Lê, ở làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, phủ Phú Yên. Ngài sinh vào giờ Thìn ngày 18 tháng 11 năm Đinh mùi, Tây lịch là năm 1667, nhằm niên hiệu Cảnh Trị thứ 5 đời vua Lê Huyền Tôn. Ở Thuận Hóa lúc này là vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). 

Năm Ngài lên sáu tuổi (1672) thì mẹ mất, năm 1673, thân phụ Ngài chấp nhận lời xin của Ngài và đã đưa Ngài đến chùa Hội Tôn xin học với Thiền sư Tế Viên, đang hoằng hóa tại chùa này(*)[1]. Với tư chất thông minh, tâm đạo vững, Ngài thờ Thiền sư Tế Viên làm thầy, và như thế Ngài đã ở hàng “đồng chơn xuất gia“.

Trải qua 7 năm thì Bổn sư Ngài viên tịch (1680). Lúc này Ngài được 14 tuổi và Ngài đã xin phép phụ thân ra Thuận đô “tìm thầy học đạo”.

Nên biết rằng Tổ Liễu Quán, tuy lúc đó chỉ mới là chú điệu 14 tuổi, chưa thọ Sa di; nhưng đã quyết tâm cầu đạo; vượt dặm ngàn để ra Xuân Kinh, một mình theo thuyền buôn đổ bộ vào Tư Dung, rồi lại đi mãi về tận Hàm Long, vào lễ Tổ Giác Phong ở thảo am Hàm Long Thiên Thọ, cầu Tổ nhận cho tu học; không hề chấp trước việc ăn ở kham khổ, đạm bạc, chỉ một niềm xả thân cầu đạo.


Ngài được Tổ Giác Phong nhận vào tu học trong một thời gian trên dưới mười năm[2].

Năm Tân Mùi (1691), đã xuống tóc mới được hai năm, Ngài phải trở lại quê hương để nuôi dưỡng cha già bị bệnh.

Gần bốn năm sau, có lẽ vào đầu năm Ất Hợi (1695) phụ thân Ngài tạ thế.

Sau khi lo ma chay cho thân phụ xong thì Ngài trở lại Phú Xuân, để tu học tiếp. Ngài đi trong khoảng tháng 3 năm Ất Hợi này. Vì ngày mồng một tháng tư năm đó, chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh Thiền sư Thạch Liêm làm Đường đầu Hòa thượng tại giới đàn Thiền Lâm, thì lúc đó Tổ Liễu Quán đã có mặt để thọ Sa-di giới.

Tính theo năm sinh ghi ở văn bia, lúc thọ Sa di này Ngài đã được 28 tuổi. Sau khi giới đàn viên mãn, Ngài đi tìm một nơi gần các thảo am của chư Tổ thời đó, để ở và tự tu học. Có thể lúc này, Ngài đã vào chân núi Hòn Mô – tức núi Ngự Bình hiện nay, và gặp cái am tranh tại đó. Không phải Ngài dựng am tranh, mà cái am này vốn đã có từ xưa ở chân núi Ngự Bình. Dấu tích am tranh ấy hiện nay là “Linh Tiêu Điện” ở cạnh chùa Viên Thông nguyên. Theo truyền thuyết dân gian vùng Ngự Bình thì am ấy thờ thần núi. Ngài đến và bảo: “Am thờ ai không biết, cho bần đạo mượn để ở tu hành đã”, nói xong, Ngài để bát nhang qua một bên và tôn trí tượng Phật để biến thành “thảo am” của một nhà tu. Đêm đó, toàn dân vùng chân núi Hòn Mô được thần báo mộng là thần phải đi nơi khác, vì có vị Bồ-tát nhục thân quá lớn đã đến mượn nơi thần ở để tu Thiền.

Hai năm sau, tức là năm Đinh Sửu (1697) Ngài trở ra Từ  Lâm an trú thiền thất của Tổ Từ Lâm, cầu thọ Cụ túc giới với Tổ.

Năm Kỷ Mão (1699), Tổ Liễu Quán đã rời thảo am Từ Lâm để đi cầu tìm thầy học đạo.

Vẫn theo văn bia này thì Ngài đã đi khắp đó đây trong vùng Ngũ Bình sơn, Lâm Lộc, quyết xả thân cầu Pháp.

Năm Nhâm Ngọ (1702) Ngài “gặp” được Tổ Tử Dung trao công án. Tổ Liễu Quán phải mất đến 5 năm đi tìm tòi, nghe ngóng khắp rừng Thiền Thuận Hóa để “gặp” được vị Thiền Tổ truyền dạy “Pháp tối vi đệ nhất” mới khó khăn đến thế !

Sau khi nhận công án, có lẽ Ngài lập ra một thảo am khác gần chùa Ấn Tôn (Từ Đàm) để về sau trở thành chùa Cát Tường hoặc còn gọi là chùa Viên Giác phía sau Báo Quốc ở vùng Lịch Đợi hiện nay. Nhưng sau đó, tham công án chưa được, Ngài lại trở về Phú Yên.

Nếu Ngài không trở về Phú Yên, thì sao có cảnh “hải cách sơn diêu” tức là “bị biển cách núi ngăn” được? Cho nên, mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), Ngài mới trở ra lại Long Sơn để cầu Hòa thượng ấn chứng. Nhưng lần này, Ngài chưa được ấn khả; nên Ngài lại đi vào một dãy núi xa hơn và cao hơn để lập một thảo am mới; đó là thảo am ở núi Thiên Thai, một hòn núi nổi tiếng nhiều cọp vào các thế kỷ thứ XVII, XVIII tl. ở Thuận Hóa, để tham thiền nhập định. Thảo am đó về sau trở thành chùa Thiên Thai Thuyền Tôn Tự.

Ở thảo am này, Ngài đã xuống vớt rong dưới con suối gần đó để ăn hàng ngày. Cho đến mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), trong kỳ an cư kiết hạ của chư Tăng hai xứ Thuận Quảng tại Thiền Lâm Viện do Tổ Minh Hoằng Tử Dung làm Thiền chủ, thì Ngài mới được ấn khả mà theo thuyết truyền là khi trình Kệ “Dục Phật” lên Tổ sư. Tổ sư hỏi:
Tổ tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá thậm ma? (
祖祖將傳佛佛授受未審傳受個甚魔). (Chư tổ truyền cho nhau, chư Phật trao và nhận, chẳng biết truyền, nhận cái gì?)
Sư đáp:
– Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng, quy mao phất tử trọng tam cân (
石筍抽倏長一丈,龜毛拂子重三斤)(Cành chồi măng đá dài một trượng, Cây chổi lông rùa nặng ba cân).

Thiền Tổ đọc: – Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã, hựu tác ma sinh? (高高山上行船深深海底走馬,又作魔生)( Đi thuyền trên núi cao, cưỡi ngựa đáy biển sâu, thì thế nào?)
Sư đáp: – Chiếc giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn (
折角泥牛撤夜吼沒絃琴子盡日彈).(Trâu bùn sừng gãy thâu đêm rống, Đàn cầm không dây suốt ngày vang).
Chính giờ phút này mà Tổ Liễu Quán đắc ngộ và được truyền tâm ấn; chứ không phải là được truyền tâm ấn vì bài kệ “Dục Phật” vậy.
Tổ Liễu Quán được Tổ Minh Hoằng Tử Dung “truyền tâm ấn” và cho Pháp húy là Thiệt Diệu để thành Tổ thứ 35 của Lâm Tế chánh tông, và gọi là Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán.
Từ đây một phái Thiền mới thuộc dòng Thiền Lâm Tế đã được khai sáng ở Thuận Hóa gọi là Thiền Tử Dung – Liễu Quán. Phái Thiền này đã được Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán biệt xuất một dòng kệ 48 chữ:
                       
                            
                       
                            
                       
     
                       
                            
                       
                            
                       
     
                       
                            
                       
                            
                       
     
                       
                            
                       
                            
                       
     

Phiên âm:       Thiệt Tế Đại Đạo,            
                        Tánh Hải Thanh Trừng,
                        Tâm Nguyên Quảng Nhuận,
                        Đức Bổn Từ Phong.
                        Giới Định Phước Huệ,    
                        Thể Dụng Viên Thông,
                        Vĩnh Siêu Trí Quả,          
                        Mật Khế Thành Công
                        Truyền Trì Diệu Lý         
                        Diễn Sướng Chánh Tông,          
                        Hạnh Giải Tương Ưng,   
                        Đạt Ngộ Chân Không.
Tạm dịch:        Đường lớn chơn thật                   
                        Biển tánh lắng trong
                        Nguồn tâm rộng thoáng  
                        Gốc đức gió lành
                        Giới định phước tuệ                    
                        Thể dụng dung thông
                        Trí quả vượt qua                         
                        Khế hợp thành công
                        Truyền trao chơn lý                     
                        Phát triển chính tông
                        Hạnh giải tương ưng                   
                        Ngộ thấu nguồn chân.

Sau đó Ngài đã đi hoằng truyền rộng rãi khắp miền Trung hiện nay và vào cả nhiều tỉnh trong Nam.
Văn bia cũng cho biết Ngài đã thuyết pháp 34 năm:
四十三傳衣說法利生三十四載嗣法四十九人Tứ thập tam truyền y, thuyết Pháp lợi sanh; tam thập tứ tải, tự Pháp tứ thập cửu nhân.”

(bốn mươi ba năm truyền y, thuyết pháp lợi sanh, ba mươi bốn năm truyền pháp được bốn mươi chín người.)
Như vậy, là Tổ đã thuyết Pháp lợi sanh và nhận đồ đệ trong ba mươi bốn (34) năm kể từ năm 1708 đến năm Nhâm Thìn (1712), Tổ được Tổ Minh Hoằng Tử Dung trao tâm ấn, thì chùa Thuyền Tôn trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đồ đệ tới lui cầu Pháp. Trong đó có hạng tể quan ở phủ chúa Nguyễn, có hạng môn nhân xuất thân từ các đẳng cấp trong xã hội, có hạng nhà Nho cư sĩ, tuy ở nhà, nhưng vẫn thường lui tới đạo tràng Thuyền Tôn để nghe Tổ thuyết Pháp. Thời hừng đông của Pháp phái Thiền Tử Dung – Liễu Quán khởi sự nảy mầm và phát triển rực rỡ rất mau tại cõi Thuận Hóa Quảng Nam và lan rộng về phía sau nữa.
Đã thế, sau khi đắc đạo, Tổ lại trở về Phú Yên để hoằng đạo; đi lại về. Thuận Đô, Phú Yên là con đường hóa đạo, Tổ cứ đi về trong mười năm như thế, cho nên Thiền Lâm Tế Minh Hoằng Tử Dung – Liễu Quán được phát triển rộng rãi vào cả đàng trong. Văn bia viết tiếp: “Nhâm Dần niên (1722) sư lai Thuận Đô trú Tổ đình”. Cho đến lúc này, chùa Thuyền Tôn đã trở thành một Tổ đình lớn thật sự, vì đó là nguồn của cả một phái Thiền Lâm Tế của Thuận Hóa nói riêng và Nam Hà nói chung.
Sau khi được “truyền tâm ấn”, Tổ Liễu Quán cứ đi đi về về giữa Phú Yên và Thuận Hóa, mở địa vực hóa duyên rất rộng.
Năm Nhâm Tuất (1742), sáng ngày 12 tháng 11 Ngài thị tịch sau khi di chúc bài kệ thị tịch:

Hơn bảy mươi năm trong thế giới,
Không không sắc sắc thảy dung thông,
Ngày nay nguyện mãn về nhà cũ,
Nào phải bôn ba hổi tổ tông
”.

Tuổi đời thọ được 76. Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) ban thụy hiệu là Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng.
Tháp Tổ xây tại núi An cựu ở phía Nam núi Thiên Thai, thuộc huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong thời chúa Nguyễn. Nay, thuộc huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
 



[1] (*) Theo khảo sát thực địa, chùa này hiện nay là nhà thờ Mằng Lăng ở Sông Cầu, Phú Yên, dấu tích chùa chỉ còn lại một ngôi tháp của một vị Sư.

[2] Pháp sư Mật Thể ở sách VNPGSL, tính chỉ có “một” năm. Chúng tôi nghĩ rằng như thế e không đúng lắm. Vì 6 tuổi thì Ngài xuất gia ở chùa Hội Tôn, sau 7 năm bổn sư Ngài viên tịch, Ngài ra Thuận Hóa xin học với Giác Phong Lão Tổ. Năm Tân Mùi (1691) ngàì về phụng dưỡng cha già. Nếu lấy 6+7= 13 tuổi thì Ngài đã không có bổn sư rồi. Nếu đến 1690 mới ra Thuận Hóa lễ Tổ Giác Phong để cầu học; thì gần mười năm không có bổn sư  ấy, Ngài làm gì? Trở lại hoàn tục sao? Nếu trở về sống với thân phụ thì lúc này Ngài đã 23 tuổi, một thanh niên có cha già bệnh, liệu Ngài có cơ duyên ra đi lúc này chăng? Chúng tôi e không thể như thế được.

   ***

 

Thiền sư Chí Khả (1710 – 1744)[23]

Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang – Quảng Trị

Tổ sư vốn người Trung Quốc, sinh trưởng trong một gia đình thâm tín Phật pháp. Lúc mang thai, bà mẹ mộng thấy một con chim Hạc từ ngọn núi phía nam bay lại, sau đó, Ngài được sinh ra, thân tướng khôi ngô, mày thanh mắt sáng.
Ấu thơ, Ngài thường được mẹ dẫn đến ngôi chùa trong làng tụng Kinh niệm Phật.
Năm lên 7 tuổi, Ngài mộng thấy con thuyền đưa Ngài đến vùng non xanh nước biếc, bốn bề là núi sông, cỏ cây và cát trắng, trước mặt là trái núi hình quả chuông cái mõ, sau lưng là ba dòng khe, nước trong xanh chảy về một mối, hiệp thành dòng sông chảy giữa đôi bờ cỏ cây sanh tốt và bãi cát trắng bao la liền giây với rặng núi kéo dài ra muôn dặm. Giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy hiện ra một ngôi chùa và một vị Thiền sư, lạ lùng thay là trong mộng mị, Ngài thấy vị Thiền sư ấy chính là mình chứ không ai khác.

Năm 12 tuổi, Ngài từ giã gia đình với quyết tâm rất mãnh liệt, theo đoàn thuyền buôn vượt biển đi về phía nam. Khi đoàn thuyền ghé vào cửa Thuận An thuộc đất Thuận Hóa, Ngài lên bờ và cảm thấy hân hoan như được về quê cũ. Ngài học tiếng Việt rất mau, thâm nhập phong tục tập quán của người Việt rất dễ. Ngài quyết chí đi tu và tìm đến kinh đô Huế học đạo với Tổ sư Liễu Quán.

Trong buổi sơ ngộ, Tổ sư Liễu Quán cầm lấy tay Ngài nói: “Thầy trò ta gặp nhau đây là do túc duyên từ kiếp trước” và đã thế độ cho Ngài với Pháp danh là Tế Pháp (?) tự Tánh Tu hiệu Chí Khả.

Sau 10 năm học đạo,  đến năm Quý Sửu (1733), Ngài được chính thức thọ Cụ túc giới và được tổ Liễu Quán cho vân du hóa đạo. Như có tiếng gọi từ kiếp xa xưa, Ngài lên đường đi ra phía huyện Hải Lăng, Quảng trị, bên bờ sông Vĩnh Định, dựng một thảo am và nghỉ lại đây ít lâu. Trong thời gian này Ngài đã độ được hơn 10 người xuất gia và rất nhiều Phật tử.

Ngài lại lên đường đi về phía thượng nguồn sông Vĩnh Định đến chổ hiệp lưu của hai sông: sông Vĩnh Định và sông Thạch Hãn. Ngài đã đến địa phận làng Ái Tử. Làng này, xưa có tên là thôn Mạc và là nơi đóng hành dinh đầu tiên của chúa Nguyễn Hoàng khi vào Nam (1558).

Thật là một điều nhiệm màu bất tư nghị. Phong cảnh nơi đây cũng có 3 dòng sông hiệp thủy, cũng có gò đất tọa thế như Voi nằm, liền giây với những gò đống nối tiếp Trường Sơn, tượng hình như chuông, như mõ: đúng là cảnh núi sông này, cảnh núi sông của giấc mộng 15 năm trước. Ngài quyết định dựng một am tranh đặt tên là Tịnh Độ Am, tọa lạc trên gò đất có thế Voi nằm mà đến bây giờ vẫn còn gọi là xứ Bàu Voi thuộc làng Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Điều này trong bút ký của tổ Chí Khả còn ghi lại về địa cuộc của Tổ đình Tịnh Quang: “Tại xứ bàu Voi thấy có huyệt đất hình tượng con Voi như nằm xuống, như đứng dậy đời đời tồn tại không dứt”… Địa lý như vậy thật là điềm hiệu tốt lành, cho nên dầu trải qua binh lửa nhiều kỳ, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang vẫn tồn tại và nay được Trùng Hưng.

Ngài dựng am Tịnh Độ từ năm nào thì nay chưa khảo chứng được, có khả năng là vào năm Ất Mão (1735) Vĩnh Hữu nguyên niên đời Lê Ý Tôn, tương ứng với năm thứ 11 chúa Nguyễn Phúc Trú. Đến năm Kỷ Mùi (1739) tức là năm Vĩnh Hựu thứ 5 đời Lê Ý Tôn, tương ứng với năm thứ 2 đời chúa Thế Tôn Nguyễn Phúc Khánh, chùa được Sắc tứ và đổi tên Tịnh Độ Am thành Sắc Tứ Tịnh Quang Tự.

Tổ Chí Khả chuyên trì kinh Pháp Hoa, mỗi lần tụng đến phẩm Dược Vương – thuật chuyện Bồ tát Dược Vương đốt một cánh tay để cúng dường chư Phật – thì lòng cảm khái vô cùng, thâm tín vào hạnh Bố thí Ba la mật.

Năm 34 tuổi, Ngài phát nguyện thiêu thân, thể hiện hùng tâm vô úy, hoằng nguyện cúng dường.

Sáng hôm đó, chiên đàn chất chín tầng cao, thiện tín bốn phương quy về cả vạn, ai nấy điều chứng kiến Tổ sư an nhiên thiền tọa trong lửa cháy ngút ngàn. Đúng là cảnh tượng thù thắng hoa sen nở trong biển lửa.

Trong “Cánh Hạc Non Nam” của Hòa thượng Trí Thủ, chỉ ghi Tổ sư là người China (Trung Quốc), không ghi quận huyện làng xã và năm sinh. Nhưng xét năm thọ giới Cụ túc của Tổ sư là năm Quý Sửu (1733) và năm Tổ sư qua Việt Nam lúc 12 tuổi cộng với 10 năm học đạo với Tổ sư Liễu Quán, thì năm sinh của Tổ sư có thể là năm Canh Thìn (1710). Do đó năm tự thiêu của Ngài là năm Giáp Tý (1744).

  ***

Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo ( 1670 – 1746)

Chùa Chúc Thánh – Quảng Nam

Bên cạnh Thiền phái Tử Dung-Liễu Quán ở Phật giáo Thuận Hóa, còn mở ra một dòng Thiền thứ 4 là dòng Chúc Thánh do Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo khai sáng với bài kệ truyền Pháp:

                                
                         
       
                         
       
                         
       
Phiên âm:  
                          Minh thiệt pháp toàn chương,          
                          Ấn chơn như thị đồng.
                          Chúc Thánh thọ thiên cữu,               
                          Kỳ quốc tộ địa cường.          
Tạm dịch:  
                          Pháp Chân thật sáng soi,
                          Hòa đồng dấu ấn Phật;

               Chúc Thánh thọ lâu dài,
               Cầu quốc gia vững mạnh.

Bản thân Thiền sư Minh Hải là thuộc dòng kệ của Tổ Đạo Mân đứng sau Tổ Siêu Bạch Hoán Bích. Tổ Minh Hải thế danh là Lương Thế An, qua cùng lần với Tổ Minh Hoằng Tử Dung. Tuy địa điểm hoằng hóa của Ngài không phải ở Huế mà chủ yếu là ở vùng Quảng Nam với các danh lam do Ngài khai sơn như chùa Chúc Thánh tại Hội An, chùa Cổ Lâm tại Ái Nghĩa… đây là các ngôi cổ tự không những có nhiều liên hệ với Phật giáo Việt Nam, mà còn cả với lịch sử dân tộc. Cụ thể là chùa Cổ Lâm, nơi nhà ái quốc nổi tiếng Trần Cao Vân đã từng xuất gia tu học với Pháp danh Như Ý (Ấn Chơn Như Thị Đồng… Pháp danh của Trần Cao Vân đứng ở thế thứ chữ Như trong bài kệ), trước khi ra gánh vác sự nghiệp cứu nước. Hoặc như Chúc Thánh, nơi tổ Minh Hải Pháp Bảo đã dạy tổ Thiệt Dinh Chính Hiển, vị thầy của một tác giả văn học lớn đàng trong là ngài Pháp Chuyên.[24]

***

Thiền sư Thiệt Vinh – Bửu Hạnh (1667 – 1748)

Chùa Từ Đàm – Huế

Thiền sư Thiệt Vinh – Bửu Hạnh là đệ tử truyền thừa của Tổ Minh Hoằng Tử Dung, thuộc đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế tại Đàng Trong. Về ngày sinh ngày tịch và quê quán hiện chưa được rõ, chỉ biết ngài là Tổ khai sáng chùa Sắc tứ Viên Tịnh mà Long vị tại Tổ đình Từ Đàm đã viết: 敕賜圓淨臨濟正宗三十五世上寶下行諱實榮老和尚猊座 “Sắc tứ Viên Tịnh Lâm Tế chánh tông tam thập ngũ thế thượng Bảo hạ Hạnh huý Thiệt Vinh lão Hoà thượng nghê toà”; Sau khi ngài rời chùa Ấn Tôn vào Khánh Hoà khai sơn chùa Vạn Thiện ở núi Phụng Thuỳ Sơn và truyền pháp cho ngài Linh Phù – Tế Cảm vào tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1749) với bài kệ phú pháp:

                                      
                                
      
                                
      
                                
     綿 綿

Phiên âm:                                                                                   
                   Phật tổ tông phong chính pháp truyền,
                   Tam thập ngũ thế đăng cao huyền.
                   Ngã kim phú nhữ vi hậu duệ,
                   Tâm đăng tục diệm vĩnh miên miên.
Tạm dịch:
                   Phật tổ tông phong chính pháp truyền,
                   Ba mươi lăm tổ vẫn y nguyên.
                   Ta nay trao lại dòng tâm pháp,
                   Tỏ rạng ngàn năm ngọn đèn thiền.
       Ngoài việc ở tại sắc tứ Viên Tịnh, Theo tài liệu: “Qui sơn cảnh sách cú thích ký” còn cho biết ngài cũng đã trú tại chùa Quảng Phước trên núi Thiên Hỷ thuộc phủ Diên Ninh và đã cùng với các đệ tử thực hiện bản in “Qui sơn Cảnh sách cú thích ký” nầy vào năm Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu (1793) để lưu truyền.
 

Long vị tại chùa Vạn Thiện Khánh Hoà đề: 

                   榮老和尚覺靈. “Sắc tứ Viên Tịnh truyền Lâm Tế chánh tông tam thập ngũ thế thượng Bảo hạ Hạnh huý Thiệt Vinh lão Hoà thượng giác linh”.
Tháp ngài là một trong năm tháp được Sơn môn chuyển về vườn chùa Báo Quốc trong dịp làm con đường Nam Giao tân lộ thời Thành Thái 1897.

  ***

Thiền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi (? – 1753)
Chùa Báo Quốc – Huế

Hàm Long thảo am do Tổ Giác Phong húy Pháp Hàm, đời thứ 31 thuộc Thiền phái Tào Động khai sơn. Tổ Liễu Quán đã hành điệu, học với Tổ Giác Phong trong 10 năm tại đây. Tổ Giác Phong viên tịch vào năm 1714. Mãi đến 33 năm sau, mới được chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) cho trùng tu lần thứ nhất và ban biển hiệu “Sắc tứ Báo Quốc Tự”, chúa ký là “Từ Tế Đạo Nhân ngự đề” vào năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747). Chùa lạc thành, chúa Nguyễn Phúc Khóat đã cung thỉnh Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi từ Tổ đình Thuyền Tôn ra làm Trú trì. Tổ họ Bùi; không rõ nguyên quán và các niên đại sinh, xuất gia; thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 36, nhưng lại là đệ nhị Tổ của Pháp phái Tử Dung – Liễu Quán khởi sự phát triển là vào năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) khi Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi đã phú Pháp cho đệ tử là Đại sư Đại Triệt với bài kệ:

                                         
                           
       

                                  
                            
              
Phiên âm:          Pháp phú bổn kế tông,
                          Chư tướng tổng thị không,
                          Pháp Pháp diệc phi Pháp,
                          Vạn Pháp tại kỳ trung.
Tạm dịch:          Trao pháp vốn nối tông
                          Các tướng thảy đều không
                          Các pháp và phi pháp
                          Muôn pháp ở bên trong.

Ngoài ra Tổ còn nhiều vị đệ tử khác như Đại sư Đại Trí hiệu Quảng Thông; Đại sư Đại Quang hiệu Huệ Chiếu, Đại sư Đại Nguyệt hiệu Linh Chiếu.
Tổ Tế Nhơn viên tịch năm Quý Dậu, Cảnh Hưng thứ 14 (1753) vào ngày 11 tháng chạp; thụy là Viên Giác.
 

Vào năm 1917, J.A. Laborde đến nghiên cứu để viết về chùa Báo Quốc, còn thấy tại sân chùa hiện nay có 19 ngôi tháp, mà ngôi tháp Tổ Tế Nhơn lại rất uy nghiêm. Tháp có 6 tầng, cao đến 4m 70. J.A. Laborde không chép lại câu văn bia tháp bằng chữ Hán[1], mà chỉ nói là tháp của Hòa thượng Bùi Công húy Viên Giác, Ngài đã lo việc trùng hưng chùa Báo Quốc. Nhưng L. Cadière  đã có chép câu văn ở bia tháp Ngài như sau: “Cảnh Hưng thập tứ, tuế thứ Quý Dậu lục nguyệt cát đán lập. – Sắc tứ trùng hưng Báo Quốc Tự Phỉ công, thụy Viên Giác Lão Hòa thượng chi tháp. – Tự Pháp môn nhân cập trĩ đồ đồng tự”. J.A. Laborde cho biết Tự phổ chùa Báo Quốc viết tên ngài là Hữu Phỉ. L. Cadière ngờ rằng người ta ghi và đọc sai từ đầu; ông cho rằng Ngài chính là Hữu Bùi và Bùi Công mới hợp lý. Bởi trong chữ Hán, hai chữ Phi và Bùi viết gần tương tự, cho nên người ta có thể đọc và ghi lầm ! Giới thuyết của L. Cadière có thể chấp nhận được. Vì chính ngài Hữu Bùi được xem là vị Tổ đã trùng hưng chùa Báo Quốc mà chúa Nguyễn Phúc Khoát là người ngoại hộ; bởi đó mà tháp Ngài mới được xây cao lớn và uy nghiêm nhất trong số 19 tháp ở vườn chùa Báo Quốc xưa. J.A. Laborde chỉ nói tháp được xây dựng bởi chư Tăng và môn đệ của Tổ, vào năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753)[2].

Đại sư Đại Trí Quảng Thông cũng có tháp ở Báo Quốc. Tháp ngài Đại Trí cao khoảng 2m, trên nền tháp hình bát giác, cạnh đo được 0m.45. Văn bia tháp khắc: “Lâm Tế chánh tông, tam thập thất đại, thượng Quảng hạ Thông húy Đại Trí lão công Hòa thượng chi tháp”. Nhưng ông Laborde đọc sai “Đại Trí” ra “Thái Chí” hiệu Quảng Thông, Lâm Tế đời thứ 37.

Pháp phái của Tổ Tế Nhơn Hữu Bùi về sau truyền vào Phú Yên, có lẽ từ đời thứ 37 do Đại sư Đại Nguyệt Linh Chiếu hoằng giáo, và phát triển rực rỡ. Đến đời thứ 39, Ngài Tánh Thông Giác Ngộ – thuộc đời vua Minh Mạng – là một Đại sư nổi danh, chỉ ăn cây lá, mặc áo vỏ cây; Ngài được vua Minh Mạng, và vua Thiệu Trị triệu về Huế để giảng Pháp; đến đời thứ 40 lại có Ngài Hải Lâm Bảo Kế trở lại trú trì chùa Từ Lâm, nơi Tổ Liễu Quán đã thọ Tỳ-kheo giới ngày xưa; long vị của Ngài còn tại chùa Từ Lâm hiện nay. Các Pháp lữ của Ngài Hải Lâm Bảo Kế mở địa vực hoằng hóa Thiền Lâm Tế Tử Dung-Liễu Quán ra rất rộng trong các tỉnh miền Nam, kể từ Phú Yên vô tới Phan Rang, Phan Rí, Đồng Nai, Bà Rịa, Biên Hòa. Vừa khai sơn, vừa trùng tu, các Đại sư trong Pháp phái đã xây dựng hàng chục ngôi chùa ở các tỉnh trên, làm cho Thiền Lâm Tế Tử Dung – Liễu Quán long thịnh ở miền Nam.


[1] L. Cadière, Tombeaux annamites dans environs de Huế, có sao lại dòng bia tháp này  trong B.A.V.H, năm thứ 15; số 1 janv -mars 1928.

[2] J.A.Laborde, La pagode Báo Quốc, trong BAVH, 1917 tr.228; sơ đồ ở tr. 229, tháp số (7)- Số đo 4m70 là của j.A. Laborde. Trong bài này J.A. Laborde để húy Ngài Viên Giác là sai. Vì Viên Giác là thụy.

   ***

Thiền Sư Giác Thù (1664 – 1754)
Chùa Khánh Vân – Huế

Ngài thế danh là Nguyễn Văn Vấn, sinh ngày 08. 4 năm Giáp thìn (1664) vào niên hiệu Cảnh Trị (1663 – 1671) đời vua Lê Huyền Tông. Đến niên hiệu Chánh Hòa (1680 – 1704) đời vua Lê Hy Tông, ứng thí nhưng không đậu, có con trai đầu tên Nguyễn Văn Huệ, đến niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) đời Lê Dụ Tông, sang Trung Quốc cưới vợ khác người Thanh, lại gặp khoa thi cải tên là Dương Năng Vấn đi thi, nhưng lại không đậu, sau đó xuất gia ở chùa Vạn Thọ, đầu sư với Đại sư Hưng Triệt, đệ tử của Thiền sư Thạch Liêm, được bổn sư cho Pháp tự Giác Thù húy Pháp Vấn. Đến năm Lê Bảo Thái thứ tư (1723) trở về nước, cho đến năm Bảo Thái thứ 6 (1725) gặp thời Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738) thì được sắc nhập vào Viện Thị Triều Hậu và được phong tặng Quốc Sư. Một tờ tấu sự của các sử thần trong Quốc Sử Quán, thuộc Bộ Lễ tâu lên vua Tự Đức vào ngày 25 tháng chạp năm Tự Đức thứ 24, đã cho ta biết là vào năm Vĩnh Khánh thứ tư, niên hiệu của Lê Duy Phường mà chữ Hán trong nguyên bản gọi là “Lê Hôn Đức Công niên hiệu”; Đại sư Giác Thù đã mua “đoạn mãi” bà Phạm Thị Lược hai mẫu đất vườn, tọa lạc tại địa phận hai xã ấp An Vân Lựu Bảo, để lập Khánh Vân Am ở đó, sau tạo thêm ba tượng Phật và các thứ Pháp khí để làm chùa, và Ngài trú trì tại chùa Khánh Vân này[1]. Đến năm Cảnh Hưng 12 (1751) thọ gần 90 xin được hồi hưu trở về bổn tự an dưỡng, sang năm Cảnh Hưng 14 (1753) lại đi Thanh quốc và đến năm Càn Long 19 (1754) ngày 15 tháng 10 thì viên tịch, tháp táng tại phía trái chùa Vạn Thọ, có đủ bia chí.


[1] Lý Kim Hoa, Châu bản triều Nguyễn, tư liệu Phật giáo, từ trang 407 đến trang 419. Nxb. Văn Hóa Thông Tin, Hà nội, 2003.

   ***

Thiền Sư Tế Hiệp Hải Điện (? – 1775)
 Chùa Thuyền Tôn – Huế

 

Theo bia chép việc chùa Thuyền Tôn núi Thiên Thai, chúng ta có một số chi tiết và Đại sư Tế Hiệp như sau:

寺 起 於 本 朝 孝 明 皇 帝 三 年 (癸 酉) 了 觀 祖 師 所 建 也. 寺 坐 落 承 天 府 香 水 縣 安 舊 總 安 舊 社 五 西 邑 地 分. 宦 官 掌 太 監 斷 才 侯 法 名 際 懿 為 之 會 主. 孝 武 皇 帝 五 年 (壬戌) 即 黎 景 興 三 年. 祖 寂. 傳 際 合 海 奠 祖 師.

                                                      (天 台 山 禪 宗 寺 事 錄 碑)

Tạm dịch:

Chùa do Tổ sư Liễu Quán kiến lập năm thứ 3 bản triều Hiếu Minh Hoàng đế (năm Quí Dậu, 1693 – Nguyễn Phúc Chu), tọa lạc tại địa phận ấp Ngũ Tây xã An Cựu tổng An Cựu huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên.

Hoạn quan chưởng thái giám Đoán Tài Hầu pháp danh Tế Ý làm Hội chủ, năm thứ 5 (Nhâm tuất – 1742) Hiếu Võ Hoàng đế  (Nguyễn Phúc Khoát), tức năm thứ 3 Lê Cảnh Hưng, tổ tịch, truyền lại tổ sư Tế Hiệp Hải Điện.

Theo như bia ghi ở trên thì vào năm Nhâm Tuất, vào mùa thu (1742) Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch. Đệ nhị Tổ Pháp phái Tử Dung – Liễu Quán là Tế Hiệp Hải Điện được lên kế thế trú trì chùa Thuyền Tôn. Tổ đình lớn nhất ở Thuận Hóa. Tại Tổ đình có long vị của Ngài đề là : 嗣臨濟正宗三十六世諱際合上海下奠謚圓明和尚Tự Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế húy Tế Hiệp thượng Hải hạ Điện thụy Viên Minh Hòa thượng” Tổ Tế Hiệp Hải Điện trú trì tại Tổ đình trong thời gian khá dài: 33 năm. Trong thời Tổ trú trì, có Chưởng Thái Giám Đoán Tài Hầu, tức là Cư sĩ Tế Ý làm hội chủ, và đông đảo chúng Ưu-bà- tắc, Ưu-bà-di hộ trì chú Đại hồng chung; năm Đinh Mão (1747) tức nhằm Cảnh Hưng năm thứ 8; hồng chung hiện còn. Năm thứ 12 (1749) tạo ruộng thờ vào năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) Tổ Tế Hiệp đã cùng môn đồ yêu cầu nhà sư Thiện Kế ở chùa Tang Liên thuộc Ôn Lăng tỉnh Phúc Kiến – nhân nhà sư Nam du, ghé lại tham bái Tổ đình – viết văn bia tháp Tổ Liễu Quán. Bia hiện còn đến nay, là sử liệu tốt nhất cho ta biết rõ về Tổ Liễu Quán.

Cũng trong thời gian Tổ Tế Hiệp trú trì, chùa được ân tứ tự điền vào năm Cảnh Hưng thứ 12 (1751). Đến năm Cảnh Hưng 24 hoặc 26 (1761 hoặc 1763) Tổ xin cấp bằng khoán tự điền. Đến bảy năm sau (1772) chúa Huệ Vương Nguyễn Phúc Thuần mới cấp bằng khoán. Cuối đời chúa Huệ Vương (1775) Tổ Tế Hiệp viên tịch tại Tổ đình.

  ***

Thiền Sư Tế Mẫn Tổ Huấn (? – 1778)
Chùa Thuyền Tôn – Huế

 

Theo văn bia Thuyền Tôn tự bi lục có đoạn:

十 年 (丁 卯) 斷 才 侯 鑄 大 洪 鐘 十 二 年 置 祀 田. 二 十 四 六 等 年. 具 有 申 奏. 蒙 聖 批 執 憑. 孝 定 皇 帝 九 年 又 蒙 准 稅. 十 一 年. 祖 寂 傳 際 愍 祖 訓 祖 師. 越 十 三 年. 重 茸 十 四 年. 祖 寂. 傳 大 慧 炤 然 和 尚.

Thập niên (Đinh mão) Đoán Tài Hầu chú đại hồng chung. Thập nhị niên, trí tự điền. Nhị thập tứ lục đẳng niên, cụ hữu thân tấu, mông thánh phê chấp bằng. Hiếu Định Hoàng đế cửu niên, hựu mông chuẩn thuế. Thập nhất niên, tổ tịch, truyền Tế Mẫn Tổ Huấn tổ sư.
Theo bia trên, chúng ta biết được sơ lược tiểu sử Ngài như sau:
Ngài Tế Mẫn Tổ Huấn là đệ tử đắc Pháp của Tổ Liễu Quán tại chùa Thuyền Tôn, năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) Ngài đã phú Kệ đắc Pháp cho đệ tử húy Đại  Cận tự Phước Dương với bài kệ:

                    
                   

                   

                   

Phiên âm:    Tổ đức tôn phong tế thế truyền,
                    Pháp vô Pháp thuyết thoại đầu viên.
                    Vu kim niệm nhữ thành tiêu bảng,
                    Hoằng đạo trùng quang biến đại thiên
.
Tạm dịch:    Đức Tổ nếp nhà khắp cõi truyền
                    Pháp không pháp giảng, thoại đầu tuyên
                    Mong ông nêu giữ tròn tiêu bảng
                    Hoằng đạo, sáng ngời khắp Đại thiên.

Ngài đã lên kế thế Tổ Tế Hiệp trú trì Tổ đình từ năm 1775. Hai năm sau, Tổ Tế Mẫn mở cuộc trùng tu chùa, lợp lại mái ngói.
Năm 1778 Tổ viên tịch, chỉ trú trì được có 3 năm. Xét theo bản đồ I của Hoà thượng Mật Thể vẽ ở Việt Nam Phật giáo sử lược thì chính Tổ Tế Mẫn là người hoằng Pháp chân truyền, làm cho Pháp phái Thiền Lâm Tế Tử Dung – Liễu Quán phát triển và long thịnh rực rỡ về sau.

 ***

Thiền sư Minh Vật Nhất Tri ( ? – 1786 )

Chùa Quốc Ân – Huế

Cũng theo Hòa thượng Mật Thể, Thiền sư Minh Vật Nhất Tri là đệ tử đắc truyền của Tổ Nguyên Thiều – Siêu Bạch. Thiền sư Minh Vật Nhất Tri vào hoằng hóa tại đất miền trong mới khai thác; có long vị thờ ở chùa Quốc Ân – Huế. Pháp phái của Thiền sư cũng khá long thịnh; truyền đến đời thứ 41 là Thiền sư Trí Thắng Bích Dung lại biệt xuất một dòng kệ, nhưng hiện nay không thấy các Thiền sư thuộc dòng kệ Bích Dung này truyền ở đâu, kế thế được mấy đời?

Theo Long vị của Ngài được thờ tại chùa Kim Cang (Đồng Nai), phía sau có ghi:  “Thập nguyệt sơ thập nhật viên tịch” và “Tuế thứ Đinh mùi niên (1787) trọng xuân nguyệt cát nhật tạo”. Như vậy ngày tịch là ngày 10 tháng 10, tức khoảng năm 1786 (Bính ngọ).

  ***


Thiền sư Minh Hằng Định Nhiên (? – 1793)

Chùa Quốc Ân – Huế

Ngài theo dòng kệ của Bổn sư Siêu Bạch truyền xuống. Lúc Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch viên tịch vào năm 1728 thì Thiền sư được cử làm Trú trì kế thế ở chùa Quốc Ân. Ngày sinh và nguyên quán đều không rõ. Sách chỉ ghi rõ Thiền sư viên tịch vào năm Quý Sửu (1793) dưới thời Tây Sơn, sau khi vua Quang Trung mất một năm (1792). Và lúc Thiền sư trú trì tại chùa Quốc Ân, số điền thổ của chùa lên đến 10 mẫu, của đàn việt cũng nhiều. Thiền sư là người cẩn trọng, một mặt giữ gìn của cải vật chất, Pháp tượng, Pháp khí của chùa kỹ càng cho đến đời Tây Sơn; một mặt Thiền sư lo lắng hoằng hóa giáo Pháp Lâm Tế của Bổn sư truyền lại thật chu đáo.

Theo sự khảo cứu của ông Léopold Cadière[25] thì tháp Thiền sư Minh Hằng Định Nhiên được xây bên cạnh tháp Tổ Nguyên Thiều ở xứ Cửa Hóa. Tháp rất lớn, nhưng tiếc thay, không có bia tháp. Thật là một thiệt hại lớn cho Phật giáo Huế.
Thế nhưng theo khảo sát thực địa, chúng tôi không tìm thấy tháp của Ngài Định Nhiên trong vùng tháp của Ngài Nguyên Thiều.

  ***


Thiền sư Minh Giác Kỳ Phương (? – ?)

Chùa Quốc Ân – Huế

Hiện có long vị thờ ở chùa Quốc Ân, cũng không rõ được năm sinh, nguyên quán, năm viên tịch. Chỉ biết Thiền sư có trú trì một thời gian tại Quốc Ân. Có lẽ trước khi Thiền sư Minh Hằng Định Nhiên trú trì ở đây. Về sau, các vị thuộc Pháp phái của Thiền sư lại có trở về trú trì Tổ đình Thập Tháp ở Bình Định. 

  ***


Thiền sư Linh Phù Tế Cảm (?  –  ?)

Chùa Vạn Thiện – Huế

Thiền sư Linh Phù – Tế Cảm tự Thiện Khoáng thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 36, là đệ tử của Tổ Thiệt Vinh – Bửu Hạnh khai sơn Sắc tứ Viên Tịnh đời thứ 35 dòng thiền Lâm Tế khai sơn Tổ đình Vạn Thiện ở núi Phụng Thuỳ Sơn. Thiền sư Linh Phù – Tế Cảm về nguyên quán, năm sinh và tịch của ngài thì chưa được rõ. Nhưng ngài đã được Tổ Thiệt Vinh phú pháp tại Vạn Thiện vào tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1749) với bài kệ:

                                            
                              

                              
             
                              
綿 綿
 Phiên âm:              Phật tổ tông phong chánh pháp truyền,
                               Tam thập ngũ thế đăng cao huyền.

                               Ngã kim phú nhữ vi hậu duệ,
                               Tâm đăng tục diệm vĩnh miên miên.
Dịch nghĩa:             Phật tổ tông phong chính pháp truyền,
                               Ba mươi lăm tổ nối đèn thiền.
                              Ta nay giao phó cho hậu duệ,
                              Bể khổ chúng sinh Bát-nhã thuyền.

Theo Chánh pháp nhãn tạng hiện đang lưu giữ tại chùa Vạn Thiện – Khánh Hoà.
Căn cứ vào bia tháp, Thiền sư là vị khai sáng Am chủ tại núi Đại An tức là Đại Điền ngày nay.
Theo truyền thuyết dân gian, ngài là vị Thiền sư hành trì miên mật pháp môn Tịnh Độ và đã chứng nhiều năng lực phi phàm như:
– Chăn một bầy trâu đen, một thời gian đã biến thành trâu trắng.
– Ngài có thể dùng tay không khuấy vào chảo nước sôi…
Khi đạo duyên viên mãn Thiền sư xả báo thân, môn đồ lập đàn trà tỳ và lập tháp tôn thờ tại đây.

Long vị thờ ngài được viết: Tự Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế thượng Linh hạ Phù Thiện Ứng huý Tế Cảm lão tổ Hoà thượng giác linh”.
Tháp ngài được xây dựng trong khuôn viên chùa Vạn Thiện, thuộc huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hoà.

  ***

Thiền sư Tế Hiển Trạm Quang (? – ?)
  Chùa Thuyền Tôn – Huế 

Pháp lữ của hai Tổ trên; nhưng các niên đại sinh, xuất gia, viên tịch và nguyên quán đều không rõ. Chỉ biết Tổ ở lại Tổ đình cho đến lúc viên tịch. Không làm trú trì, cũng không có đệ tử, Ngài chỉ chăm tu học và hành trì theo đúng quy cũ của chư Tổ để lại.

  ***

Thiền sư  Tế Ân Lưu Quang (? – ?)
 Chùa Báo Quốc – Huế

Niên đại sinh, xuất gia, kế thế và viên tịch cũng như nguyên quán đều không rõ. Chỉ biết Ngài đã kế tục trú trì chùa Báo Quốc sau Ngài Tế Nhơn Hữu Bùi. Nguyên tháp Ngài cũng ở vườn chùa gần sân ngoài hiện nay của chùa Báo Quốc. Bia tháp đề: 臨濟正宗三十六世上際下恩 號流光謚圓覺之塔Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế thượng Tế hạ Ân hiệu Lưu Quang thụy Viên Giác chi tháp“.

Theo Hàm Long sơn chí, Tổ Tế Ân có hai đệ tử là Đại Huệ tự Chiếu Nhiên và Đại Nghĩa tự Chí Hạo.

 Nếu theo đúng Hàm Long sơn chí đã nói thì, chính Tổ Tế Ân Lưu Quang là vị Tổ hoằng Pháp chân truyền làm cho Pháp phái Lâm Tế Tử Dung – Liễu Quán phát huy và long thịnh khắp xứ Huế hiện nay. Rất tiếc, tiểu sử Tổ đã không được sách sử bi ký để lại rõ hơn, đó là một thiệt thòi quá lớn vậy. Về sau đệ tam Tổ Đại Huệ Chiếu Nhiên vừa trú trì chùa Báo Quốc vừa trú trì Tổ đình Thuyền Tôn. Ngài có hai đệ tử đắc Pháp là Ngài Đạo Tâm – Trung Hậu và Ngài Đạo Minh Phổ Tịnh. Ngài Phổ Tịnh có đến 28 đệ tử được phú Pháp và các Ngài đều là danh Tăng, trong đó có Ngài Tánh Thiên Nhất Định, Ngài Tánh Thiên có đến 41 vị đệ tử đắc Pháp. Xuống một đời nữa 41 vị Đại sư này có đến cả trăm Đại sư đắc Pháp và trở thành danh Tăng, đi khai sơn, trùng hưng hàng trăm ngôi chùa ở Huế và hoằng truyền Thiền phái Tử Dung – Liễu Quán theo Kệ Tổ Liễu Quán khắp cả xứ Thuận Hóa, Quảng Nam, Phú Yên…

  ***

Đại sư  Tế Vĩ Trường Chiếu (? – ?)
Chùa Đông Thiền – Huế

Niên đại sinh, xuất gia và viên tịch không rõ. Chỉ biết Ngài là người khai sơn chùa Đông Thuyền. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển II, Phủ Thừa Thiên, mục Tự quán đã ghi: “Chùa Đông Thuyền ở xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, năm Thiệu Trị thứ 2 Định Hòa Công Chúa Ngọc Ky sửa chữa lại. Phía Tây có chùa  Tây Thuyền  tương truyền dựng từ đời Thế Tông đầu bản triều, nay bỏ…”. Hiện chùa Đông Thuyền có biển hiệu đề là “Linh Sơn Đông Thuyền Tự”; có long vị thờ ở bàn Tổ đề: 傳臨濟正宗第三十六世開山本寺上長下照諱際偉謚圓號老大師法  “Truyền Lâm Tế chánh tông đệ tam thập lục thế khai sơn bổn tự thượng Trường hạ Chiếu húy Tế Vĩ thụy Viên Hiệu lão Đại sư Pháp tòa”. Tháp Ngài ở vườn chùa, bia tháp đề : 臨濟正宗三十六世開山東禪上長下照謚圓號大老和尚塔Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế khai sơn Đông Thuyền Tự thượng Trường hạ Chiếu thụy Viên Hiệu Đại Lão Hòa thượng tháp”. Tháp mới tái tạo. 

Tại chùa Đông Thuyền còn có một khánh đồng. Mặt trước khắc: 弘願阮氏珠,親 ?。信 願,佛 : Hoằng nguyện Nguyễn Thị Châu, thân tử Trương Văn (?) tín cúng Tam Bảo Đông Thuyền Tự khai sơn Sa môn Tế Vĩ phục nguyện.Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển.” Mặt sau khắc: “Chú mật Đinh Hợi niên, Tân Hợi nguyệt, Ất Hợi nhật”. Năm Đinh Hợi có thể là 1776 hoặc 1827. Nếu khánh được cúng vào năm Đinh Hợi 1776 thì chùa Đông Thuyền chính do Ngài Tế Vĩ khai sơn. Tại bàn thờ Tổ còn có một long vị, có thể là đệ tử Ngài Tế Vĩ Trường Chiếu; long vị đề là: 嗣臨濟正宗三十七代諱大光上慧下照正聞和尚Tự Lâm Tế chánh tông tam thập thất đại húy Đại Quang thượng Tuệ hạ Chiếu thụy Chánh Văn Hòa thượng.”

  ***

Thiền Sư  Tế Phổ Viên Trì (? – ?)
 Chùa Viên Thông – Huế 

Vào mùa xuân năm Canh Tuất, Tổ Liễu Quán mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi Tổ đã dùng am tranh sẵn có để ngồi tham thiền. Mùa đông năm này, Tổ thị tịch. Có thể Tổ Tế Phổ, một trong 49 đệ tử đắc Pháp của Tổ đã kế thế trú trì tại chùa Viên Thông. Tổ Tế Phổ là đệ nhị Tổ của phái Tử Dung – Liễu Quán. Thế nhưng các niên đại sinh, xuất gia, viên tịch cũng không có sách ghi lại. Chỉ còn long vị của Ngài Tế Phổ ở chùa Viên Thông đề: 傳臨濟宗三十六代上智下聰諱際普圓持和尚猊座Truyền Lâm Tế tông tam thập lục đại, thượng Trí hạ Thông húy Tế Phổ Viên Trì Hòa thượng nghê tòa”.
Tế Phổ Viên Trì Đại sư tiếp tục hoằng giáo của Thiền Tổ Liễu Quán; nhưng có lẽ không mở rộng, mà chỉ có một số đệ tử ở chùa Viên Thông. Các Pháp tử, Pháp điệt kế thế tại chùa Viên Thông đều có thụy bắt đầu bằng chữ “Viên“: “Truyền Lâm Tế tông tam thập thất đại thượng Vĩnh hạ Thành húy Đại Nguyện thụy Viên Đoan Hòa thượng nghê tọa“.
Tháp Ngài Vĩnh Thành nguyên có bia khắc bằng đồng, nhưng nay đã mất. Ngài Đại Nguyện Vĩnh Thành truyền cho đệ tử là Ngài Đạo Thiện – Quang Tuấn thụy Viên Trừng, đời thứ 38.

Trích từ sách:Chư Tôn Thiền Đức Phật Giáo Thuận Hóa– Tập 1″



[1] Trần Kính Hòa, phần khảo cứu Hải Ngoại Kỷ Sự tr.247-248. Đại học Huế xb, 1963.

[2] Đại Sán Hán Ông, Hải Ngoại Kỷ Sự, trg.35-36, 41; Huế, 1963.

[3] J.A. Laborde, dẫn ra trong lời ch số (3) trong bi La Pagode Bo Quốc trong B.A.V.H. năm 1917, tr. 223.

[4] L. Cadière, B.A.V.H 1928 No1 nói về lăng, tháp, mộ ở vùng quanh Huế, lại sao được một cái bia khắc những dòng chữ khác hẳn như sau: “Vĩnh Thịnh thập niên, thập nhị nguyệt, nhị thập nhị nhật lập. Viên thọ Tì kheo giới, húy Pháp Hàm Giác công Thiền sư chi tháp. Phụng tự Pháp trí đệ tử chúng đẳng”. Ngày 22 tháng chạp năm Vĩnh Thịnh thứ 19 ứng với ngày 27 Janvier 1715. 

[5] Mật Thể, Sđd. tr.198-199.

[6] Xem trong tập Guide de l’Annam, tr.107, năm 1911.

[7] L. Sogny, đã dẫn trong BAVH số 3, năm 1928 tháng 7-9.

[8]  Tạp chí Sinologia No 1 (1949) tr.14-17.

[9] BAVH, 1914, các trang 147-161.

[10] BAVH, 1915 các trang 305-308.

[11] Quốc Sử Quán, Đại Nam nhất thống chí, tập II, tờ 43b-44a, tập III tờ 41a.

[12] Quốc Sử Quán, Đại Nam liệt truyện tiền biên, tập VI tờ 23-24.

[13] L. Cadière, La pagode Quốc Ân: Le fondateur tr.149, trong kỷ yếu Hội Đô thành hiếu cổ – Huế 1914.

[14] Mật Thể, Sđd, Đà Nẵng, Minh Đức xb, 1960.

[15] Đại Sán Hán Ông, Hải ngoại kỷ sự, phần khảo cứu của Giáo sư Trần Kính Hòa, đoạn 3, tr.256-257 – UBDSLVN – Viện Đại học Huế, 1963.

[16] Ta nên nhớ cách tính tuổi của Trung Quốc và Việt Nam ta, bao giờ cũng có +1, tức là kể cả năm bà mẹ mang thai. Cho nên cách tính theo Dương lịch có sự sai chạy 1 năm.

[17] Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên do Trần Kính Hòa khảo cứu, Sđd tr.257.

[18] Quốc Sử Quán, Đại Nam nhất thống chí, Duy Tân tam niên (1910) Quốc Sử Quán. 9 tỉnh Bình Định, mục Tự Quán – Trần Kính Hòa chú dẫn ở phần khảo cứu Sđd. tr.157.

[19] Quốc Sử Quán, Đại Nam nhất thống chí, q.VII, Quảng Nam, mục Sông núi, tr. 303 – Nxb. KHXH, Hà Nội, 1971.

[20] Đại Sán Hán Ông, Hải ngoại ký sự tr.133 – Viện Đại học Huế 1963.

[21] Chính văn bia ở chùa Quốc Ân – Tham khảo thêm L. Cadière, BAVH tr. 156.

[22] Léopold Cadière, La pagode Quốc Ân. Les divers supérieurs in BAVH 1915 tr. 305-306. 

[23]  Trích kỷ yếu lễ Khánh thành Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang Quảng Trị, ngày 18/2 năm Tân tỵ (12.3.2001) do Nguyên Ninh sưu tập. 

[24] Lê Mạnh Thát, Pháp Chuyên toàn tập (chuyện Diệu Nghiêm Thiền sư), Vạn Hạnh xb, Sài gòn 1982

[25] L. Cadière, La pagode Quốc Ân, les divers supérieurs, in BAVH 1915 tr.306-308.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here