Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Chín chữ cù lao

Chín chữ cù lao

142
0

Sự tương quan giữa cha mẹ, con cái được xem như sợi dây vô hình, mật thiết và thiêng liêng mà tạo hóa đã định, con cái làm trái đi sở định ấy là bất hiếu với đấng sinh thành.

Sách Phật dạy rằng; ân cha mẹ là “từ ân”, ân mẫu tử là “bi ân”.

“Công cha như núi Thái Sơn”. Ngọn núi cao vời vợi, đứng sừng sững giữa bầu trời, nhưng biểu lộ chỉ có một mà thôi và đúng như người ta ca ngợi:

“ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”.

Trong khi, nghĩa mẹ, dịu dàng, thâm thúy, râm rỉ chảy từ nguồn ra bất tận:

“Nghĩa mẹ sâu kín, đến như nước biển đông cũng không đong đầy tình thương của mẹ. Kiếp đàn bà, kiếp làm mẹ, thật gian truân và lòng thương con vô hạn không lời nào nói cho hết được.

Làm mẹ ai cũng khổ, nhiều nổi khổ phải cam lòng chịu đựng không biết thổ lộ cùng ai.

Khổ nhất kể từ khi người mẹ thọ thai cho đến ngày mãn nguyệt khai hoa. Ấy là thời gian quan trọng, đầy lo âu của người mẹ. Mỗi cử chỉ, khi đi đứng, lúc nằm ngồi, nhất cử, nhất động, người mẹ phải giữ gìn cẩn thận.

Rồi, khoảnh khắc, chín tháng, mười ngày đã đến, người mẹ ăn chẳng được, ngủ chẳng yên, chỉ mơ được sinh con bình yên là niềm hạnh phúc lớn của người.
Bỗng nhiên, lòng mẹ quặn đau như dao cắt, rồi gặp ai cũng nhớ chở đi viện để sinh.

Thế là mẹ đã được vào phòng sản để bác sĩ khám, rồi chuyển lên khoa sản. Tại đây, người nhà ngồi đông ở phòng đợi và sau một hồi rên la dữ dội, tiếng khóc chào đời của hài nhi đã vang lên. Đây thật sự giây phút người mẹ tỏ lòng hân hoan như người bần cùng được của quí.

Bé sơ sinh sau khi được tắm rửa và mặc chiếc áo đầu đời rồi được giao lại cho người mẹ thân yên. Người mẹ ôm con vào lòng, cho bé bú dòng sữa căng cương, đầy sinh khí. Chính sự bắt đầu nuôi dưỡng này. người Trung Hoa gọi là CÚC.

Ta cũng nên biết rằng, ở nhủ hoa của người mẹ, theo y khoa, có đến 180 túi đựng sữa, để đáp ứng đầy đủ cho con bú và lòng hoài mong luôn luôn ở người mẹ. Từ diễn tả ý nghĩa này gọi là SÚC.

Hết một thời gian dài dưỡng thai đến lúc dưỡng nhi, lúc nào người mẹ cũng nơm nớp lo ở cỏi lòng và thương yêu đối với đứa con đang còn non nớt. Sự chăm lo tận tình nói lên bằng từ DƯỠNG, tức là dưỡng nhi vậy.

Chúng ta xem con khỉ mẹ, khi nó sinh con và nuôi con cũng hết sức cẩn thận. Nó vốn là con vật năng động leo, trèo không ngừng nghỉ. Thế mà khi con còn bé, nó ghìm lại sự hiếu động để gần gủi con, vì sợ con té xuống vực sâu. Còn mẹ của chúng ta lại khác hơn, cứ quanh quẩn bên con, xoay trở con sao cho được nằm êm ấm, đúng như câu ca dao:

“Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Để tránh gió độc, mẹ che chắn con rất kỹ. Lòng âu yếm, cốt nhục của mẹ, thân thương biết dường nào!

Tâm mẹ cứ đặt nơi con, chẳng lúc nào dám rời. Hành vi cử chỉ khắn khít ấy, người xưa gọi là CỐ.

Nói đến chăm sóc con thì không ai bằng mẹ vì con là nắm ruột của mẹ. Con đau mẹ buồn, con không ngủ mẹ cũng thức trăng đêm, lòng mẹ mãi miết theo con để phục vụ.

Để ca ngợi đức tính cao quí này của mẹ, sách nho cho là PHỤC.

Nơi cơ thể bé sơ sinh, tế bào của các cơ năng chuyển biến không ngừng để mỗi ngày một tiến bộ và hoàn thành nhân cách mà lớn dần lên.

Bé không còn nằm yên mà bắt đầu hoa tay, múa chân. Bé chuyển sang thời kỳ quang năng, sách tâm lý giáo dục của Pháp gọi là “période sensorielle”.

Tâm trí bé rất nhạy cảm, từ đây đã biết phân biệt tiếng nói của bố mẹ, thấy bố mẹ thì mừng nhoẻn miệng cười, và trông kẻ xa lạ là khóc.

Bé cũng bập bẹ gọi ba mẹ và nếu bố mẹ hay bồng thì bé sẽ đòi bồng.

Thế nên cha mẹ khơi gợi cho con hiểu biết dần vật gần gủi như bình sữa cái kèn, bông hoa v.v… Sự mong muốn con mở trí tuệ này gọi là DỤC.

Theo thời gian, bé trở nên cứng cáp, mẹ thong thả cách thoải mái, ý niệm sinh họat này người Trung Hoa cho là XUẤT.

Rồi bé mỗi ngày mỗi lớn, không gian dành cho mẹ và con được nới rộng dần, mẹ tính từng ngày, mong được đầy tháng để bế con ra khỏi nhà cho con được hóng gió phơi hanh làm quen với thời tiết bất cứ lúc nào. Sự di chuyển từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong của người mẹ sinh con không còn bị hạn chế, theo phong tục, chính là từ XUẤT NHẬP PHÚC. Thời kỳ đem lại cho người đàn bà ở cử niềm hân hoan sung sướng như nở hoa trong lòng mẹ.

Để chia sẻ một sự vui mừng vô hạn của “mẹ  tròn con vuông” người Hoa đã mang lại cho dân gian ta một cái lễ bất hủ để tặng người mẹ sinh con được bình an vẹn toàn lễ ấy gọi là “đầy tháng” hay “khẩn tháng”.

Lễ mở ra bằng một cuộc tiệc hẹp thì chỉ trong phạm vi gia đình, rộng thì mời thêm bằng hữu thân thích đến chung vui hòa hiệp.

Như thế rõ ràng một điều của cha, mà tám chữ của mẹ. Làm con, tất cả phải biết chín chữ CÙ LAO là đây để ghi lòng tạc dạ, ăn ở hiếu thảo với cha mẹ, đừng bao giờ nói lời nghịch ý làm cho cha mẹ buồn lòng.

Qua lời bàn xưa của Cổ nhân về “Chín chữ cù lao”, ta thấy mẹ của chúng ta ban ân huệ cho chúng ta nhiều nhất, nên đại đa số con cái trong xã hội khắp nơi từ Đông sang Tây, đều tỏ lòng thương yêu đối với mẹ rất nặng tình hơn cha. Suy ra, ấy cũng là một điều tự nhiên và hợp lý.

Thật sự không ai thương con bằng mẹ, ngoài việc nuôi nấng con cái nhường cơm xẻ áo, mẹ có thể hy sinh cả tính mạng vì con.

Ngày xưa có một bà mẹ, vì nghèo cực nên phải bồng con đi kiếm xin ở phương xa, khi đến sông Lăng Già vì không có thuyền bè nên hai mẹ con đành phải lội sang sông.

Lúc ra giữa vời, nước chảy quá mạnh, sức mẹ không thể gương được, tuy nhiên vì lòng thương con mẹ không nở buông con để thóat nạn vì thế cả mẹ lẫn con bị nước cuốn trôi và chết.
Từ tâm và thiện căn này đã làm động đến Chư Thiên và nhân loại nên khi chết bà được sanh vào cõi trời sắc giới mà hưởng được phước lành an lạc.

Để đáp lại sự bao dung và độ lượng của lòng mẹ, những bậc tu hành xuất thế thành Phật như Ngài Mục Kiền Liên cũng đã dùng huệ nhãn thần thông để soi tìm mẹ Ngài ở địa ngục. Ngài đã thấy được oan khiên của mẹ nên đã đem hết tâm sức cầu nguyện xin cho mẹ được giảm bớt tội lỗi và sớm được hóa độ.

Mấy năm trước đây, thượng tọa Hạnh Bảo, một bậc tu hành tiếng tăm đang quản lý một ngôi chùa lớn ở Đức cũng đã nhờ báo đài Việt Nam quảng bá đăng tin tìm mẹ nhưng tiếc thay mẹ Ngài đã qua đời.

Đời nhà Minh, có Dương Phủ khi cơ hàn đã ra công cày cấy để phụng dưỡng cho mẹ. Dương Phủ là người có tâm Phật, mộ đạo, có trí tuệ thông thái chẳng bao lâu thóat nghèo học giỏi thi đỗ tiến sĩ làm đến chức ngư sử. Một hôm, ông ta nghe bên đất Thục có một đạo nhân tên là Vô Tế, uyên thâm Phật pháp, được mọi người gọi là Phật sống. Ông rất khâm phục, bèn xin song thân đến đó để tham ý học tập.

Đi được nửa đường, Dương Phủ gặp một lão tăng rồi ngỏ ý ấy với lão tăng.

– Lão Tăng liền nói:

Ýđịnh của ông đi tìm Vô Tế rất hay nhưng sao bằng gặp được Phật.

– Dương Phủ rất mừng hỏi ngay;

– Làm thế nào gặp được Phật?

– Lão Tăng chỉ dẫn ngay:

– Thí chủ cứ quay vê nhà, thấy người nào đi dép ngược, hình dáng tất tả, như thế người ấy chính là Phật vậy.

Dương Phủ nghe theo quay về nhà, dọc đường ông ta chả gặp người nào như thế cả. Bỗng chốc Dương Phủ đã trở lại nhà mình. Dương Phủ định gọi cửa, thì mẹ mừng rỡ đi ngược cả dép, quần áo xốc xếch cử chỉ tơi tả, mừng mứng tủi tủi mắt đẩm lệ đứng sẵn ở cửa rồi. Dương Phủ nhận thấy mẹ đúng là người mà lão tăng ám chỉ Phật sống vậy.

Từ đó, ông càng quí trọng mẹ, hết lòng thờ phụng mẹ như Phật ở chùa vậy.

Đó là những cảm tính hồn nhiên tiêm nhiễm ở lòng người con chí hiếu được chứng minh từ cổ chí kim. Hôm nay, ngày lễ Vu Lan trở về lại một lần nữa nhắc nhở các Phật tử và bất cứ ai đã coi trọng cha mẹ hãy noi gương Đức mục Kiên liên mà hành xử với cha mẹ, nhất là mẹ mình một cách tận tâm tận tình. Mọi người làm con đừng bao giờ có lời trách mắng mẹ tội nghiệp vì một oán niệm nhỏ cũng gây phiền muộn nơi lòng mẹ.

Sự bất hiếu có sức mạnh vô hình sẽ xổ đẩy đứa con sa đọa dễ dàng và khi mẹ qua đời con không sao ân hận kịp.

T.V-N.H

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here