Trang chủ Vấn đề hôm nay Chiến tranh và hoà bình theo quan điểm của Phật giáo: Phần...

Chiến tranh và hoà bình theo quan điểm của Phật giáo: Phần 4: Vai trò của chiến binh

143
0

Dù chuyện mưu sinh bất chánh trong việc buôn bán vũ khí liên hệ đến thương nhân và không nói đến quân nhân, hiển nhiên điều này cũng có quan hệ đến họ. Kinh Phật không có nói đến ý tưởng này, mà ta có thể tìm thấy trong Áo Nghiã thư, Bhagava Gità, của Ấn Độ giáo để làm thí dụ.

Nếu trong xã hội có một ngưòi đảm nhận vai trò chiến binh thì nhiệm vụ thiêng liêng là ra trận khi được kêu gọi, và khi chết giửa trận thì sẽ lên thẳng thiên đàng.[i] Thái độ của Đức Phật có thể tìm thấy trong một bản kinh mà khi một người lính chuyên nghiệp hỏi ngài là ngưòi lính có được tái sinh vào cỏi thiên đàng không khi hy sinh ngoài trận tuyến. Để trả lời Đức Phật giử im lặng, nhưng khi bị cố tình gạn hỏi, Đức Phật giải thích rằng người này thực ra sẽ tái sinh vào địa ngục hay thành súc vật.[ii] Trong khi kinh Bhagava Gità cho rằng một người thực sự buông bỏ, khi là một người lính, cũng còn có thể giết người. Kinh Pali có nói rằng một ngưòi thật sư buông bỏ hay một A La Hán, Arahat, không thể giết một cách thoải mái bất cứ thứ gì.[iii]

Trong Thượng Tọa Bộ có nói rằng đối với một vị sư sẽ phạm giới khi đi xem quân đội chiến đấu, cùng ở lại trong quân ngủ, nhìn cảnh chiến tranh hay xem diễn binh. Nhưng kinh có nói rằng sư tăng phải tránh bàn đến các thứ chuyện tầm thường đủ loại như quân đội hay chiến đấu.[iv] Kinh Phạm Thiên, Brahmajala, một kinh của Đại thừa dành riêng cho cư sĩ và tín đồ có ảnh hưởng tại Trung Quốc, cho rằng ai đã khấn nguyện theo hạnh Bồ tát thì không thể tham dự chiến tranh. Kinh còn cấm việc giam giử bất cứ người nào, hay tồn trử bất kỳ loại vũ khí nào hoặc tham gia bất cứ một cuộc kháng chiến có vũ trang nào. Họ cũng không thể là ngưòi quan sát chiến trường, cũng không được giết ngưòi, không tạo phương tiện giết người, ca ngợi việc giết người, đồng ý cho người khác giúp giết người hay giúp giết người bằng những bài thánh ca huyền bí.[v]

Thế Thân Bồ Tát, Vasubandhu, luận sư của thuyết Nhất Hửu Bộ (Sarvàsitivảda), cũng nói là khi quân đội giết người thì tất cả mọi người lính đều có tội dù chỉ có một vài người trực tiếp trong việc sát sinh, vì họ cùng theo một mục tiêu chung, họ cùng khích động lẩn nhau trong việc giết người. Ngay cả một người bị cuỡng bách trở thành một ngưòi lính cũng có tội, trừ khi trước đó ngưòi này đã quyết tâm rằng: Tôi sẽ không bao giờ giết một sinh mạng nào kể cả khi để cứu lấy mạng sống của tôi.[vi] Cũng nên biết rằng nói như thế không có nghĩa là tội lổi của từng người sẽ giảm đi khi được chia ra, mọi  chia đều cùng một tội cũng đều liên hệ tới cá nhân trực tiếp giết người. Dù Phật đã có nhận mạnh đến chủ ý và ác tâm, cũng nên biết rằng dùng bạo lực để phòng vệ ít tội hơn dùng bạo lực để tấn công.

Ngay cả tại Thái là một nước theo Phật giáo, các sĩ quan trong quân đội được trọng vọng, dù việc này nhấn mạnh đến vai trò của họ trong việc bảo vệ đất nước hơn là khả năng quân sự chuyên môn của họ. Thời hạn thi hành nghĩa vụ quân sự là hai năm dành cho tất cả mọi ngưòi.[vii] Luật này cũng áp dụng cho các sư tăng sư vì với lý do là thời kỳ quy y ngắn hạn là thông lệ và dể dàng trong khi quy y trọn đời là biệt lệ. Các vị tu xuất được tuyển dụng làm tuyên úy quân đội nhằm lãnh đạo  tinh thần binh sỉ.[viii]

Hầu hết cư sĩ Phật giáo đều được chuẩn bị phá giới luật cấm sát sinh trong khi tự bảo vệ mình, một số đã tham gia dân phòng của cộng đồng trong thời kỳ cần thiết. Dù vậy, ta có thể nói rằng một vài Phật tử phải đối diện với tình trạng tấn thoái lưởng nan trong thời chiến. Cách ứng sử của Phật tử có thể như sau: 1. trốn tránh chiến đấu, có lẽ chỉ còn cách đi tu và kêu gọi hoà bình, nếu điều này có thể làm được (như tăng sư đã làm trong chiến tranh Việt Nam); 2. chiến đấu với ý nguyện bảo vệ dân chúng, đất nước và tôn giáo đúng hơn là giết quân thù. Trong suốt Đệ Nhị thế chiến, một vài Phật tử người Anh vẩn là người theo lập trường hiếu hoà, trong khi nhiều người khác cảm thấy rằng đó là nhiệm vụ chống lại Đức quốc xã của Hitler.

Luận điểm thứ nhì coi tội ác giết người không thể tránh được, nhưng vẫn còn ít tội hơn là tội xâm lăng giết người. Một quân nhân Phật tử có thể làm giảm tội giết người của mình bằng cách thể hiện những hành vi lương thiện. Nếu một người phải đi lính nghĩa vụ là điều trái với ý nguyện của mình, họ có thể sợ hãi việc giết người nhiều hơn là bị giết, vì giết chỉ đưa tới lảnh nghiệp báo. Đối với một vài nhân viên của chính quyền, nếu họ là Phật tử, thì nổi khó xử lại càng trầm trọng hơn. Giáo lý Phật giáo thúc đẩy tránh sử dụng bạo lực, hoặc là tối thiểu hoá khi buộc phải sử dụng.[ix] Dĩ nhiên điều này không luôn luôn được áp dụng trong thực tế. Thí dụ như quân đội của chính phủ Sri Lanka dùng để chống lại kháng chiến Tamil đôi khi có tác dụng mạnh và không hề phân biệt gì hết.

Đổ Kim Thêm (dịch)

Bài 5 Những luận giải và dính liú của Phật giáo đến bạo lực

 

 



[i] Upadyaya, 1971, 513-37

[ii] Samyutta Nikỳya IV 308-9

[iii] Dìgha Nikàya III 133

[iv] Dìgha Nikàya I. 7, 178

[v] Demiéville 1957 Le Bouddhisme et la guerre Paris, Presse universitaire de France, 347-385

[vi] Abhidharma kosá-bhàsyam 1988 IV 72 c-d

[vii] Tambiah 1976 World Conqueror and World Renouncer , Cambridge, Cambridge University Press, 489

[viii] Tambiah 1976, 304

[ix] King 1964 In the Hope of Nibbana,La Salle IlLL, Open Court , 278

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here