Trang chủ Vấn đề hôm nay Chiến tranh và hoà bình theo quan điểm của Phật giáo (Phần...

Chiến tranh và hoà bình theo quan điểm của Phật giáo (Phần 2)

133
0

Các giải pháp cho sự xung đột

Phương tiện kinh tế

Khi cho rằng sự nghèo đói là nguồn gốc của tội ác và đạo lý suy đồi, khái niệm này sẽ dẫn tới một suy nghĩ là các biện pháp kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo có thể giúp cho việc ngăn ngừa tội ác. Những yêu sách về kinh tế trong một mức độ nào đó là những yếu tố trong sự xung đột, thì đề cập đến các vấn đề kinh tế này có thể giúp giải quyết vấn đề.

Thương thuyết và nhấn mạnh đến tác hại hổ tương của chiến tranh

Đức Phật đã có lần nói về ngăn ngừa chiến tranh giửa Sakiya (nơi Đức Phật xuất thân) và Koliya. Cả hai nơi đều dùng nước của dòng sông đấp đập chảy qua hai lảnh thổ, khi mực nước cạn thì nông dân hai xứ này đều muốn có nước để dùng vào vụ muà. Họ tranh cải và thoá mạ nhau và khi các lãnh binh nghe những thóa mạ này thì họ chuẩn bị gây chiến. Bằng thiền lực của mình, Đức Phật nói rằng ngài đã cảm nhận được điều này và bay lượn trên giòng sông. Khi thấy ngài thì cả dòng họ của ngài đều buông vũ khí và cúi đầu chiêm bái ngài. Khi Đức Phật hỏi về nguyên nhân tranh chấp thì không ai hiểu rỏ, cuối cùng những nhà nông trả lời đây là chuyện nguồn nước. Đức Phật đã khai ngộ cho các lảnh binh thấy là họ phải hy sinh cho giá trị nào đó cao quý hơn thí dụ như sinh mạng của họ, thay vì là nước mà giá trị quá ít. Chính vì thế họ đã ngưng chiến đấu.

Qua nhiều thế kỷ, tăng sĩ Phật giáo đã thường giúp các vị vua trong việc thương thuyết để chấm dứt chiến tranh. Kinh Đại Thừa đã chỉ rỏ là Phật tử phải cố thử tìm xem các phe lâm chiến có sằn sàng giải quyết mọi sự dị biệt. Kinh Duy Ma Cật, Vimalakkirthi Nirdesa Sutra, có bàn đến như sau:

“Trong thời chiến lời Phật dạy là

Từ tâm và thương cảm,

Chuyển hoá sinh linh,

Để chúng sinh được sống trong an hòa,

Khi kẻ thủ nối đuôi nhau ra trận,

Lời Phật làm tăng sức thêm cho hai phía đồng nhau,

Với quyền năng Phật, Ngài buộc họ

Hoá giải và sống trong hoà hợp.” [i]

Lập trường đạo đức bất bạo động

Trong chuyện tiền thân Đức Phật, Jataka, thuộc Tiểu Bộ Kinh,[ii] Bồ tát kể rằng khi xưa ngài là một vị vua nghe được chiến lược của một đạo quân xâm lăng.[iii] Để đối phó, ngài nói rằng:”Ta không muốn vương quốc nào được bảo vệ bằng cách gây tổn hại,” ý vua là không bằng cách đem binh lính gìn giử giang sơn mình. Ý nguyện của ông được tuân thủ và khi thủ đô bị bao vây bởi quân xâm lược, vị vua này ra lệnh mở cổng thành. Quân xâm lược tràn vào, vị vua bị truất phế và hạ ngục. Nơi ngục thất vị vua mở rộng lòng từ bi cho vị vua xâm lấn (người sẽ hứng chiụ nghiệp báo về những hành vi sai trái của mình) và giúp cho vị vua này ngộ được dục vọng đang bùng chaý nơi con người mình. Vị vua đột nhiện ngộ ra rằng mình đã sai lầm khi hạ ngục vị vua đạo hạnh này. Kết quả mang lại là ông thả vị vua này và vương quốc này lại được sống trong an hoà. Ở đây, thông điệp được gởi đến là thái độ đạo đức bất bạo động của vị vua đã cứu biết bao nhiêu sinh mạng của cã hai phiá. Phù hợp với phương cách này kinh Pháp cú có nói: “Hãy chế ngự hận thù bằng thưong yêu, xoá điều ác bằng cách tạo điều thiện, thay lòng ti tiện bằng bố thí, chinh phục người gian dối bằng sự thật.[iv] Dù chiến thằng muôn ngàn quân nơi chiến trường, nhưng người chiến thắng cao cả nhất là người chiến thắng bản thân mình.”[v] Nội dung của câu đầu trong lời kinh trên nhằm nói đến phương cách của Đức Phật trong tiền kiếp là vua Brahmadatta của nước Benare. Điều này ngược lại với vị vua này là chỉ vua biết lấy thiện báo thiện và ác báo ác.[vi]

Dĩ nhiên, bằng phương cách này không phải lúc nào cũng là luôn cứu vớt được sinh mạng. Thực ra, như đã nói, người dân Sakiya bị tiêu diệt khi không tự mình chống nổi kẻ xâm lược. Một lần nửa vào thế kỷ XI, khi người Thổ theo đạo Hồi phá tan những tu viện và học viện Phật giáo, rõ ràng là các sư tăng không hề kháng cự. Tuy thế, thái độ bất bạo động này có thể cứu vản tình thế. Cách đây vài năm, một vị sư người Anh và đoàn cư sĩ đã bị một băng cướp tấn công tại Ân Độ. Khi các cư sĩ chống trả và bị đánh thô bạo, vị sư sắp chết, tụng kinh cầu nguyện và bị bỏ lại một mình. Trung Bộ Kinh, Majjhama Nikàya, kể rằng sư Punna có tinh thần vô uý.[vii] Vị sư này đã kể cho Đức Phật nghe rằng sư đã sống và hoằng pháp cho dân chúng tại Sunãparanta. Khi Đức Phật nhận ra rằng những người dân này là thô bạo khi sỉ nhục ngài, ngài nói là chỉ muốn xem họ như những người lương thiện, nếu họ không thực sự dùng tay để đánh đập ngài. Dù nếu họ có đánh đâp ngài, ngài cũng xem họ là người tốt, khi họ không dùng đất sét để ném ngài. Dù họ làm thế với ngài, thì ngài cũng xem họ là người tốt, vì họ đã không dùng gậy để đánh ngài. Và cứ như thế, họ không dùng dao để đâm ngài, nhưng không giết chết ngài. Phật nói rằng cuối cùng nếu họ giết chết ngài, thì họ chỉ huỷ diệt xác thân giả tạm của ngài. Nhưng Phật đã thu phục được nhiều môn đệ trong số người ở Sunãparanta. Theo sử Ấn Độ, trong khi Phật tử đôi khi bị ngược đải vì vua Ấn theo Ấn Độ giáo, thì không có một chứng cớ nào nói về sự ngược đải của Phật tử đối với người khác đạo. Mặt khác, trong lịch sử không hề ghi lại có bất kỳ một vị vua nào theo đạo Phật mà tìm cách trả thù kẻ tấn công mình bằng bạo lực. Trong khi một cá nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng vì không có khả năng chống trả bạo lực bằng sức mạnh, thì một vị vua thấm nhuần đạo hạnh có thể sẽ thành công hơn khi làm việc này bằng cách nhân danh đất nước của mình.

Suy niệm về cách giảm sân hận và tăng nhẩn nhục

Những giá trị chủ yếu của Phật giáo được người ta biết đến như thánh thiện vĩnh cữu đó là tính từ bi, bác ái, lòng đồng cảm và sự an vui tự tại. Cùng với đặc điểm này cũng phải kể đến lòng kham nhẩn hay chịu đựng. Những giá trị này đều có liên hệ trực tiếp việc giảm đi xung đột, việc tu tập này có tác dụng đầu tiên làm cho tranh chấp ít có dịp bộc phát.  

Nhằm phát triển lòng từ bi, một luận sư của Trung Bộ kinh là Buddaghosa đã đưa ra nhiều suy niệm nhằm làm giảm đi lòng sân hận.[viii] Trong một số tình huống thì việc này rất có giá trị vì đó là một phương pháp làm tiêu đi sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực và làm giảm đi nguồn gốc tâm lý của mọi tranh chấp. Trong khi giáo lý Thiên Chúa giáo nhấn mạnh là không nên giử ác ý để chống lại một người nào đó, thì ngược lại, Phật gíáo, đặc biệt là giáo lý Đại thừa, nhấn mạnh đến việc không nên giử lòng sân hận ngay trong chính thâm tâm mình, bởi những hậu quả tác hại của nó. Nhiều suy tưởng của Buddhaghosa đã diễn đạt tinh thần này: “bất kể là loại hại gì, thù chỉ đem đến thêm thù, ghét chỉ đem thêm ghét, ác tâm thì chỉ gây thêm hại.”[ix] Kinh có nêu lên một ví dụ: “Giả sử như một người khác gây phiền não, khiêu khích ta bằng những hành vi khả ố, tại sao phải chịu đựng khi cơn giận nổi lên, và hãy làm như họ làm đối với mình hay sao? Khi ta nổi giận, có thể ta tạo cho họ phải khổ, có thể là không. Dù với sự tổn thương do sự nổi giận mang lại, chắc chắn một điều là chính mình bị khổ.”[x]

Khi một người công kích hay lăng mạ người khác, thì sự tổn hại kéo dài chỉ thật sự có khi mà người ta phản ứng lại bằng giận dử hay bạo lực. Kẻ thù ta chỉ ước muốn những điều như là khi ta bị kinh tởm trong đau khổ, không may mắn, nghèo, không danh phận, không bè bạn và không được tái sanh vào tiên cảnh. Khi ta tự mình làm mồi cho sân hận của chính mình thì ta chỉ mang lại những thứ như vậy.[xi] Giận dử với người khác cũng chỉ ví như đem bó lửa đụng vào người khác, hoặc là thổi bụi chống lại gió: chỉ có mình là gánh chiụ hậu quả qua những cảm xúc bất an nhất thời và cả nghiệp báo tương lai. Khi người khác đem đến cho ta một cơ hội làm như vậy, một hành vi như thế lại là của riêng mình tạo ra và làm tổn hại trực tiếp đế người khác. Giận dử bắt nguồn tự một hành vi bị tấn công, nhưng không có nghiả là nó hoàn toàn có ý nghiả định đoạt. Phải luôn luôn có những phản ứng liên kết: Người ta có thể kiểm soát một cái gì đó đang phát sinh bằng cách tự kiềm chế bản ngã và làm giảm đi mọi ràng buộc với cái tôi hoặc cái của tôi. Dĩ nhiên ta không thể tự biện minh được hành vi sỉ nhục của mình dối với người khác với lý do là chính người gây phiền não phải tự kiểm soát về phần của họ. Hầu hết chúng ta đều không thể tự phát triển mình đủ để tránh phiền não, chính sự thoá mạ sẽ thúc đẩy trực tiếp đưa tới phiền não, nó cũng chính là thủ phạm của mọi đều ác.

Nói một cách cụ thể, Buddaghosa kể rằng nếu một người nào khác muốn làm hại ta bởi vì chính cơn giận của ta, thì điều khôn ngoan nhất phải làm là giảm đi cơn thịnh nộ. Hoặc là khi sự hiện diện của ta lại làm đổ dầu vào cơn giận của người khác đang bùng cháy, thì cách tốt nhất là nên tìm cách xa lành trong giây phút để cơn giận có thể nguội lại. Ông khuyên nên để tâm đến những ưu điểm của người tấn công mình có được, hoặc là suy nghĩ rằng mọi chúng sinh đều là thân nhân hay bạn bè của mình trong vô số những tiền kiếp trong quá khứ, nhờ nghĩ như thế mà ta phải góp nhặt nhiều thiện tâm cho kiếp này.[xii] Khi sự tái sinh làm người trong quá khứ có thể là xảy ra trong nhiều sắc tộc hay những nền văn hoá khác nhau, những suy nghĩ như thế có liên hệ đến những tình huống của kỳ thị sắc tộc của hai dân tộc mà họ nhìn nhau như người xa lạ.

Buddhaghosa dạy rằng ta phải suy tưởng đến điều vô thường và nên nhận chân rằng trạng thái tâm linh của một người đã làm hại người khác có thể khác đi sau khi tạo hành vi ác này (dĩ nhiên, điều này áp dụng ngay cả với những hành vi của những thế hệ quá khứ của một quốc gia hay một nhóm người mà đã từng xem nhau như thù địch). Khi gặp một người gây phiền não dù là tác động trên khía cạnh thể xác hay tâm linh, nhưng phần nào của cả hai là đặc biệt mà ta chịu phiền não? Ta có thể suy tưởng điều này khi nhớ tới tấm gương của Đức Phật trong tiền kiếp. Ngài đã tỏ ra khoan dung trước các khiêu khích, hoặc nghĩ tới các loại kết cục tốt đẹp cho người có lòng ban bố thiện tâm,[xiii] thí dụ như giấc ngủ an lành không ác mộng, trọng vọng của tha nhân, khuôn măt thanh thản và tâm thường trụ. Nếu không đạt được, thì đìều hửu ích nhất là tặng hay nhận quà từ một người mà mình xem là thù địch.

Sư Đà La, Sàntideva, một thi sĩ của phái Đại thừa đã nói rất nhiều đến lòng kham nhẩn trong tác phẩm Bồ Đề Hành, Bhodi-caryàvatara, mà nó liên hệ đến tính từ bi. Trong tranh cải và có tư tưởng gây khiêu khích, sư nói: “Tại sao ta lại không hạnh phúc về một cái gì đó khi nếu nó còn cứu vãn được? Nổi bất hạnh sẽ giúp được gì khi vấn đề đã hết phương cứu vãn.[xiv] Khi nhìn thù hay bạn mình làm điều sai quấy và nghĩ rằng việc ấy bắt nguồn từ hoàn cảnh của nó, ta vẫn còn giử đưọc tâm hạnh phúc.”[xv]

Giận dử làm hại người khác lúc thiếu suy xét cũng giống như châm lửa để đốt một cái gì.[xvi] Nếu một người tranh cải với người khác với bất cứ lý do gì bằng một cái cây gậy trong tay, thì thì thái độ gây  hấn trầm trọng hơn là với chính sự nổi giận của y.[xvii] Nếu mổi người làm hại người khác, hãy nhìn vào việc này như khi các quả nghiệp của những hành vi tổn hại mà họ đã làm cho nguời khác. Hơn nửa  ta có thể bị tổn hại do người khác bởi vì chỉ họ muốn bám víu để đưa tới việc được tái sinh. Cả vũ khí của họ và xác thân tôi là nguyên nhân cho sự đau khổ của tôi. Khi họ cầm vũ khí và tôi chỉ có xác thân, thì tôi sẽ phải giận dử vơí ai đây?[xviii]

Đáp ứng lại một cách giận dử đối với những người tấn công mình là cách tự đánh bại mình. Đối với hành vi tấn công của họ thì họ sẽ sa vào địa ngục, nhưng với lòng kiên nhẩn chịu đựng, người ta sẽ vượt qua những tội lổi trong quá khứ mà nghiệp báo này dẫn đến khổ đau.[xix] Nếu ta không chịu đựng được đau khổ trong kiếp hiện tiền, tại sao ta không thể kiềm chế được mình trong cơn thịnh nộ, mà nó chính là nguồn gốc của mọi bất hạnh nơi địa ngục?[xx]

Thực ra, ta nên nhìn kẻ thù giống như là một kho báo mà kẻ thù đã đem lại cho ta một cơ hội tốt để thử thách lòng kham nhẩn của mình, và ta phải tôn trọng đúng mực.[xxi] Có tu tập được lòng kham nhẩn khi đối đầu với mọi cuộc khiêu khích, ta mới chia sẻ được những thành quả tâm linh của lòng kham nhẩn này với người tấn công mình.[xxii]

Kiên trì và hỷ xả

Kết hợp với tinh thần nói trên, kinh Phật cũng khuyên về sức mạnh và tiềm năng chuyển hoá của kiên trì và hỷ xả. Kinh có kể đến một cuộc cải vả giửa một thần linh và một người khổng lồ đang đói cùng cực.[xxiii] Vepaciti, người đầu nhóm khổng lồ bị đánh bại, được mang đến trước Saka, một vị đứng đầu các thần linh và nguyền rủa ông. Khi Sakka không nổi giận, người đánh xe ngưạ liền hỏi từ đâu mà ông có tính chiụ đựng, phải chăng là do sợ hải hay yếu đuối. Ông trả lời không phải cả hai, chỉ vì tôi không muốn đôi co với người điên. Ông giải thích, trước những lời lẻ của kẻ ngông cuồng với sự câm giận và cải vả kịch liệt thì mình phải tự kềm chế bình tĩnh, chứ không bằng biện pháp trả đủa cứng rắn. Thái độ này sẽ không đưa tới một ý nghĩ đối kháng mà kẻ điên tìm lợi điểm từ sự yếu kém, chính kiên trì là dấu hiệu của một sức mạnh thật sự, khác với sức mạnh mà một kẻ điên có được do ngộ nhận.

Tệ hại nhất là việc cả hai người cải vả qua lại. Khi bị nguyền ruả, ai là người không nguyền ruả lại, thì người đó thắng được hai lần. Ông ta tìm được an lạc nơi chính mình và nơi người khác. Người nào hiểu được cơn thịnh nộ của người khác thì sẽ giử được an bình của mình trong sáng suốt.[xxiv]

Lời kinh được dùng khi một giáo sĩ Bà la môn nguyền rủa Đức Phật khi một thân nhân của ngài trở thành một tu sỉ Phật giáo. Để đáp lại, Phật hỏi rằng vị này rằng khi thân nhân đến thăm viếng, ông đã chuẩn bị các thức ăn uống nhưng họ lại từ chối không nhận sư tiếp đải này, thì các thứ này sẽ thuộc về ai. Khi vị này trả lời các thứ này lại thuộc về tôi, Đức Phật nói rằng nó cũng giống như những gì mà anh đã thoá mạ tôi về những điều tôi không làm, nên tôi không chấp nhận. Chính vì thế, những gì anh làm vẫn thuộc về anh. Đức Phật tiếp tục nói ngài không thể cùng chung tiệc với vị này khi đáp trả sự thịnh nộ này bằng lời lẽ giận giử của mình. Do đó mà có lời kinh trên.   

Phật có kể câu chuyện sau đây. Có hai tăng đoàn tranh luận nhau về lối giảng luận liên quan một quan điểm của môn đồ trong tu viện.[xxv] Vua Brahmadatta của Kasi xâm lấn được một vương quốc yếu kém và sau đó hành quyết vị vua và hoàng hậu của vương quốc này. Trước khi băng hà, vị vua này nói với con mình là Dìghàvu, mà lúc đó vua Brahmadatta chưa biết. “Này Dìghàvu, oán thù sẽ không làm giảm đi oán thù, oán thù chỉ giảm đi do lòng không oán thù.”[xxvi] Dìghàvu không nghe mà còn đề ra chuyện phục hận. Ông học hát và gây được sự chú ý của vua Brahmadatta, sau được tuyển vào cung và dần già gây được tín nhiệm. Ông tìm cơ hội để giết vua khi vua đang say ngủ sau khi đi săn. Cả ba lần rút gươm ra để giết vua, ông đều dừng lại cả ba và nhớ lại lời trăn trối của phụ vương mình. Khi nhà vua bừng tỉnh vì gặp ác mộng thì Dìghàvu mới xác nhận tung tích mình. Nhà vua yêu cầu ông ta xin tha mạng, nhưng Dìghàva xin vua tha cho mạng. Rồi cả hai cùng tha thứ cho nhau. Dìghàvu bèn nói: “Phụ hoàng tôi đã bị vua giết, nhưng nếu tôi giết vua thì người nào hưởng bổng lộc của vua cũng sẽ giết tôi, và người nào hưỏng được ân huệ của tôi cũng sẽ giết họ lại, cuối cùng thì thù oán sẽ không giải quyết được thù oán.” [xxvii]   

Brahmadatta truyền ngôi và gả con gái cho ông. Phật giảng về sự tranh chấp của các tăng sĩ qua lời kinh sau đây,[xxviii] mà một số cũng có ở kinh Pháp Cú 3-6: “Họ sỉ nhục, đánh đập, cướp giật tôi, phá hại tôi, ai còn bị giam hảm trong những ý nghĩ thù oán như thế thì oán hận không được xoa dịu. Họ sỉ nhục, đánh đập, cướp giật tôi, phá hại tội, ai mà không bị giam hảm trong những ý nghĩ như thế thì oán hận sẽ vơi đi. Trong thế gian này, hận thù không thể làm chấm dứt hận thù, chỉ có lòng từ bi mới chấm dứt hận thù, đó chính là quy luật tự ngàn xưa. Tha nhân nào đâu hiểu đưọc rằng chúng ta sẽ bị hủy diệt, nhưng khi họ ngộ được điều này, thì mọi tranh cải sẽ lắng dịu.”

Mọi truyền thống của Phật giáo đặt giá trị vào việc nhận tội của chính mình hay của người khác và để nhằm giải quyết vấn đề chứ không để lập lại vấn đề. Kinh Đại thừa đã nhấn mạnh đến việc công khai xin lổi. Trong chương nói về đạo đức của kinh Bồ Tát Độ, Bodhisattra- blùmi, Đại sư Vô Trước, Asanga, nói rằng Bồ tát phải xin lổi cho những sai phạm của mình và cũng chấp nhận lời xin lổi cúa người khác.[xxix] Tại Nhật, xin lổi là một cách thường được sử dụng để nối lại mối quan hệ và những người thú nhận tội thường được giảm nhẹ tại triều đình.[xxx] 

Trong luật tạng, Vinaya, có đoạn nói về một hành vi công khai của hoà giải là Patisàraniya, một hình thức từ bỏ điều sai bằng cách huỷ diệt nó. Có một vị sư chế diểu một cư sĩ, than phiền và hay chê bai Phật, Pháp và Tăng, hoặc lả gây bất hoà giửa các tín dồ.[xxxi] Trong trường hợp này vị sư phải tự kiểm, nhớ lại sự xúc phạm của mình và bị kết tội về sự xúc phạm này. Cuối cùng tăng đoàn đồng ý là phải để cho vị sư này đến gặp cư sĩ để xin tha thứ. Nếu vị sư này cảm thấy không có thể đến để xin tha thứ, thì tăng đoàn sẽ xếp đặt cho một vi cao tăng đại diện cùng đi và xin tha thứ. Vị sư này phải tìm nhiều cách để xin tha thứ, mà thuờng dùng những lời kinh sau đây: “Xin tha thứ cho bần tăng, hởi bạn đông đạo, kẻ đang rất an bình hướng về anh. Xin tha thứ cho bần tăng, hởi bạn đồng đạo, kẻ đang trong tình lặng hưóng về anh. Xin tha thư cho bần tăng, hởi bạn đồng đạo, kẻ đang trong an hoà hướng về anh. Hoặc là nhân danh tăng đoàn, xin hảy tha thư vị sư này, kẻ đang trong an hoà hướng về anh.”[xxxii]    

Nếu không nhận được sự tha thứ, vị sư này phải ngồi kiết già, chấp tay, kỉnh lể cư sĩ và chấp nhận sự sai phạm của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của Đại thừa phải nói là nếu việc xin lổí trở thành bắt buộc cho một người, thì đây cũng coi là một hình thức tế nhị để chỉ rỏ cho thấy cái tôi và những sai phạm của tôi.

Xoa dịu tình huống

Trong nội bộ của một tăng đoàn tại tu viện thì sự hoà ái được đề cao, mọi dị biệt trong nội bộ được giải quyết theo hệ thống, thí dụ như tranh cải về những vấn đề thuộc nội quy của tu viện. Trong kinh,[xxxiii] Phật có giảng đến bảy cách để hoá giải tranh chấp là đạt sự đồng thuận bằng cách đề ra những hậu quả của những nguyên tắc của sự đồng thuận, nếu cách này không đạt thì bầu theo đa số, bỏ qua các sai phạm nếu người sai phạm không còn nhớ đến hành vi này, bỏ qua những sai phạm mà người ta bất cẩn, bỏ qua các sai phạm nếu người ta nếu nguời làm đã thú nhận và hứa không tái phạm, khiển trách vị sư nào vi phạm nghiêm trọng qua hình thức tra vấn sau khi vị sư này phủ nhận với các cách chạy tội. Phương thức cuối cùng được sử dụng là hai bên đối chất công khai. Mổi bên tranh chấp đưa ra một cao tăng đại biểu. Vị này phải xác nhận sai lầm của mình hay cách ứng xử của nhóm mình là không thích hợp. Điều này làm bỏ qua đi sự xúc phạm nhỏ, nhưng không thể không nói tới những sai phạm nghiêm trọng. Các luận giải cho rằng việc này không khác gì việc lấy cỏ xanh che phân người lại  để cho người ta bước qua mà không bị bẩn chân. Thầy Nhất Hạnh có trưng dẫn một  một bản kinh khác nói về phương pháp này mà thầy gọi là lấy rơm che bùn. Hai vị sư trưởng lảo được chọn và nói thay cho vị sư liên hệ. Các sư này sẽ tìm cách nói rất hoà dịu để giúp cho sư A sẽ hiểu đưọc sư B: Khi một cao tăng tìm cách nói để bào chửa cho một vị sư, ông phải nói cách nào đó để vị sư kia cảm thấy thoải mái hơn. Khi làm như thế, họ đã xoá đi được những khó chiụ trong lòng cả hai vị sư và giúp cho họ chấp nhận quyết định do tăng đoàn đề nghị.[xxxiv]

Dĩ nhiên, thủ tục này áp dụng thành công trong một tăng đoàn có cùng chung một ý hướng, cùng chia sẻ những mục tiêu chung. Tuy nhiên, một vài khiá cạnh này vẫn có thể áp dụng cho các loại tranh chấp khác. Tránh đi việc nói làm chia rẻ, đây là một phần trong chính ngử, đây là một phần liên hệ đến việc làm xoa dịu tình huống. Người nào tu tập được điều này thì người đó là ngưòi kết hợp được những người chia rẻ, đề cao tình thân hữu, vui hưỏng hài hoà khi tiếng nói của mình đem lại yên ấm.[xxxv]    

Đổ Kiêm Thiêm dịch

Bài 3 Những suy tưởng về bất bạo động trong một thế giới đầy bạo lực.

 



[i] Kuk The Vimalakirti Nirseda Sutra, Berkelz and London, Shambhala, Nhất Hạnh 1975, The Miracle of Mindfulness, Boston, Mass, Beacon Press, 95

[ii] Jàtaka with Commentary II. 400 3, I. 261 8

[iii] Jàtaka with Commentary II. 400 3, I. 261 8

[iv] Dhammapada 223

[v] Dhammapada 103

[vi] Jàtaka with Commentary II 3-4

[vii] Majjihima Nikàya III268-9

[viii] Visuddhimagga The Path of Purification, Kandy, Sri Lanka, BPS, 1975, 298 306

[ix] Dhammapada 42

[x] Visuddhimagga 300

[xi] Anguttara Nikàya  IV 94

[xii]  II.189, Siksà- samuccaya 21

[xiii] Anguttara Nikàya  V 342

[xiv] Bhodi-caryàvatara, Oxford University Press 1966,   VI. 10

[xv]  Bhodi-caryàvatara VI 33

[xvi] Bhodi-caryàvatara  VI 39

[xvii] Bhodi-caryàvatara  VI 41

[xviii] Bhodi-caryàvatara  VI 4

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here