Trang chủ Sáng tác - Nghệ thuật Chiêm ngưỡng sen trên cổ vật

Chiêm ngưỡng sen trên cổ vật

371
0

Triển lãm giới thiệu khoảng 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ thế kỷ 7 – 9 tới thời Nguyễn (1802 – 1945) đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, góp phần phác họa lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình và trang trí gắn với biểu tượng hoa sen trong dòng chảy văn hóa Việt.
Trưng bày sẽ giới thiệu đến khách tham quan một số nhóm hiện vật tiêu biểu như sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn bao gồm các hiện vật là đồ ngự dụng được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà… ;
Sen trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng giới thiệu bộ sưu tập gồm tượng Phật, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng bằng gỗ, đồng, gốm, đất nung, sành… có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20;
Sen trên vật liệu kiến trúc giới thiệu các công trình nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần được trang trí hoa sen rất phổ biến như các bức phù điêu đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật, gạch lát nền, diềm ngói… hay chùa Một Cột (thời Lý);
Sen trong đời sống xã hội giới thiệu bộ sưu tập đồ dùng sinh hoạt hằng ngày có hình hoa sen như bát, đĩa, chén, bình, ấm, chân đèn, hũ, thống, thạp…
Tranh thêu đề tài hoa sen là những tác phẩm tranh thêu và đại tự với các đề tài như sen – cò; hoa sen – vật báu…
Lư hương hình hoa sen bằng gốm men rạn thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1720-1729)
 
Đài đốt trầm hình hoa sen bằng đồng thời Lê Sơ, thế kỷ 15
Mâm bồng trang trí khóm sen
Tượng Bồ tát Chuẩn đề ngồi trên tòa sen bằng đồng khảm tam khí, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen bằng gỗ sơn thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18
Mũ trang trí cánh sen bằng vàng, văn hóa Chămpa thế kỷ 17-18
Tượng Hà Tiên Cô tay cầm hoa sen bằng ngọc thế kỷ 19-20. Hà Tiên Cô là vị tiên nữ trong tám vị tiên (bát tiên) của Đạo giáo, có bảo bối là hoa sen. Trong nghệ thuật cổ, Hà Tiên Cô thường được mô tả trong hình ảnh của một phụ nữ đẹp tay cầm hoa sen
Miệng giếng chạm nổi bằng cánh sen, chất liệu đất nung thời Trần thế kỷ 13-14.
Khay trang trí sen, mẫu đơn, bầu, đào bằng đồng tráng men nhiều màu thời Nguyễn thế kỷ 19-20
Ấm chạm nổi hoa sen dây bằng ngọc thế kỷ 19-20
Chậu hình lá sen bằng vàng thế kỷ 19-20
Kiếm trang trí hoa sen thế kỷ 19-20
Đôi chân nến hình khóm sen bằng vàng thế kỷ 19-20
Đại tự “Văn quang xạ đẩu” bằng gỗ sơn thếp thời Nguyễn, niên hiệu Khải Định thứ 6 (1920). Bức đại tự được tạo hình lá sen, xung quanh rìa lá trang trí hoa, nụ, đài sen, cua và cỏ lau. Bốn chữ “Văn quang xạ đẩu” (từ phải sang) hàm ý ước nguyện văn chương sáng như sao Ngưu, sao Đẩu
Gạch nổi hình hoa sen cách điệu bằng đất nung thời Mạc thế kỷ 16
Hũ vẽ sen, mai, mẫu đơn, trúc bằng gốm hoa lam thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long


Tin, ảnh: Vũ Viết Tuân
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150514/chiem-nguong-sen-tren-co-vat/747030.html

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here