Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Câu trả lời của Phật giáo…

Câu trả lời của Phật giáo…

172
0

Có nhiều người tin rằng khoa học sẽ là vị cứu tinh của nhân loại. Chúng ta tôn sùng những phát minh của khoa học, tin rằng những tiến bộ của khoa kỹ sẽ bảo hộ cho chúng ta thoát khỏi mọi khổ đau. Điều này có lẽ là điều huyền thoại lớn nhất của thế kỷ qua. Không phải nói rằng khoa học không có những tiện ích mà thật sự khoa học đã đem lại cho nhân loại nhiều lợi ích. Nhờ vào sự phát triển của y học mà tuổi thọ của con người đã tăng gấp đôi từ đầu thế kỷ thứ 19, và đời sống trở nên dễ chịu hơn. Bên cạnh những thành tích tuyệt vời của khoa học, vậy mà mầm mống của chiến tranh, xung đột vẫn đang vượt ra ngoài ngự trị của khoa học.

Tại sao vậy? Ồ, bởi vì gốc rễ của chiến tranh, xung đột, cũng như nỗi khổ của con người vẫn nằm trong vòng tư duy cố chấp của mỗi chúng ta. Đức Dalai Lama đã nói: “Hoà bình bắt đầu trong mỗi chúng ta, khi trong ta có được an lạc, thì chúng ta mới có thể có được hòa bình quanh ta.” Khi trong mỗi cá nhân luôn nuôi dưỡng lòng đố kị với đồng nghiệp hoặc hàng xóm, thì làm sao có được thế giới hoà bình? Điều này cũng ví như chúng ta đang cố sức trồng cây, mong muốn cho nó được tươi tốt trên mảnh đất đầy ô nhiễm. Cách duy nhất để phát triển sự an lạc bên trong mỗi chúng ta là thông qua việc tu tỉnh, mà điều này thì khoa học không thể giúp gì được. Trong thực tế, khoa học phát triển những vẫn không khám phá hết sự thật, điều đó cũng làm tăng nhiều âu lo trong chúng ta. Điều này có lẽ là nguyên nhân tại sao tỷ lệ tự tử cao ở những nước có nền kinh tế phát triển.

Hãy lấy một ví dụ về sự không hiểu biết (vô minh) đưa đến sự đau khổ, quan sát một người thình lình gặp một con thú hoang, thì người đó cảm thấy là mối đe doạ và trở nên hoảng sợ. Nhưng khi quan sát kỉ hơn, người đó nhận ra rằng “thú hoang” thì ra chỉ là bóng của một cây ẩn hiện dưới ánh trăng. Anh ta thở phào nhẹ nhỏm, vì nó chỉ là cái bóng cây chứ không phải thú hoang. Nguyên nhân làm cho người đó lo lắng là do có một cách nhìn và suy nghĩ sai lầm. Vậy thì an lạc sẽ hiện hữu khi chúng ta có một cách nhìn và suy nghĩ đúng đắn.

Làm thế nào để vở kịch này không còn diễn ra trong cuộc đời của chúng ta nữa? Lầm tưởng bóng cây là thú dữ đã che lấp chúng ta không thấy rõ sự thật. Khi chúng ta không nhận ra các pháp luôn biến đổi không ngừng, thì chúng ta sẽ bám víu vào những tham muốn không thật có. Thông thường, chúng ta đau khổ khi thấy mọi thứ thay đổi, hoặc trở nên già nua và chết.

Nếu không nhận ra sự thật này, cho dù vui sướng đi nữa cũng nhuốm khổ đau. Chẳng hạn như chúng ta cố gắng hưởng thụ những khoảng khắc của cuộc vui, thì ngược lại chúng ta đầy lo lắng níu kéo những khoảnh khắc đó lại một cách vô hiệu. Chúng ta tựa hồ như một đứa bé trên bãi biển đang cố nắm chặc bàn tay để giữ vốc cát. Về điểm này, đời sống của chúng ta bị sai khiến bởi những hy vọng và lo sợ, và chúng ta không khác gì những người nhầm lẫn bóng cây mà cho là thú dữ.

Cũng sẽ như vậy, khổ đau sẽ luôn hiện hữu khi hành động của chúng ta bắt nguồn từ những thành kiến sai lầm chia rẽ mình và người khác. Chúng ta thấy thế giới như một pháo đài, vì thế thậm chí tình thương cũng bị méo mó thay bằng sự tham muốn để đạt được điều gì vì để thoả mãn ý thức cá nhân. Trừ khi chúng ta nhận ra rằng mối tương quan của chúng ta trong thế giới này không khác gì mối liên hệ giữa tâm hồn và cơ thể của một con người, mà mở lòng tha phát khởi một cách tự nhiên. Đây cũng chính là lúc chúng ta nhận ra con thú hoang kia chỉ là bóng đêm, chúng ta trở nên thanh thản.

Vấn đề cuối cùng, nếu hiểu các pháp tồn tại không cố định thì không còn khổ đau và thất vọng. Thực tế thì bản chất của vạn sự vạn vật không khác chi chiếc cầu vồng hay trò ảo hóa. Điều này nghe dường như hơi phức tạp, nhưng thực tế thì không.

Chúng ta hãy lấy ví dụ về một mảnh giấy được làm từ gỗ cây. Cây này được trồng từ một hạt giống, nó lớn lên nhờ sự kết hợp của đất, độ ẩm và ánh sáng mặt trời. Như vậy mảnh giấy hoàn toàn chỉ là sự kết hợp của nhiều yếu tố mà tạo thành, chứ không có cái gì để gọi là giấy cả. Muôn pháp tồn tại như vậy, nếu chúng ta nhận ra sự thật này thì chúng ta thấy được các pháp như là chiếc cầu vồng hay chỉ là trò ảo hóa. Đau khổ hiện hữu khi chúng ta cố nắm và giữ những thứ mà chúng ta cứ tưởng là chúng thật có. Một lần nữa, giống như người đi lạc trong rừng vì do một sự nhầm lẫn mà sinh ra lo sợ.

Tóm lại, nếu khoa học không thể làm gì hơn nữa cho sự bình yên của tâm hồn, chúng ta nên từ bỏ khoa học chăng? Không. Không thể làm như thế, bởi vì khoa học đem đến sự ích lợi cho nhân loại. Nhưng chúng ta không nên xem khoa học như vị cứu tinh cho thế giới. Giải pháp tốt nhất là vận dụng swjphats triển của khoa học bằng đôi mặt trí huệ. Bằng cách này, chúng ta vẫn giữ gìn môi trường của chúng ta và sử dụng những ích lợi do khoa học mang lại, nhưng phải giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc là nguyên nhân đưa đến khổ đau.

Minh Túc (dịch từ Bhutan’s daily news site) 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here