Trang chủ Vấn đề hôm nay Cân bằng vật chất và tinh thần

Cân bằng vật chất và tinh thần

136
0

Có hai phương diện riêng biệt trong cuộc sống của con người: Một gắn liền với cơ thể vật lý, vật chất, còn cái kia gắn liền với bản tâm hay tâm hồn, tinh thần. Duy vật chủ nghĩa là khuynh hướng sống một cuộc sống lạc thú thế gian.Sự duy linh có nghĩa là ghi nhớ sự tỉnh giác của tâm trí, kể cả khi vẫn đang hoạt động. 

Những đặc tính thuộc về vật chất gồm có lòng tham lam, sự ái hữu đối với con người và đồ vật của thế gian, tính ích kỷ. Chúng ta thường lãng phí thời gian và sức lực để thỏa mãn những nhu cầu vật chất của chúng ta. Tâm ý khác với sự thư thái của các giác quan bởi vì nó luôn luôn không hài lòng. Khi những cái cũ được thỏa mãn thì những hy vọng khát vọng mới phát sinh.

Giá trị và tầm quan trọng của người có kỷ luật và lịch sự hiển nhiên là hơn  một người có tính tự cao tự đại, ích kỷ. Không hoàn cảnh hay cá nhân nào có thể đe dọa được người mà đã bị cái tôi chi phối, trong khi gương những người sống vị kỷ phải chịu đau khổ và đi tới thất bại có thể nhận ra khắp quanh chúng ta.

Người vô ngã, không vị kỷ được kính trọng trong khi người tự cao tự đại, ích kỷ thì không. Bản tâm hay tâm hồn được gọi là antaratma. Chăm giữ tâm trí sẽ đưa đến hòa bình miên viễn, sự toại nguyện, hạnh phúc và khả năng thu nhận được lợi ích của cả vật chất lẫn tinh thần. Ở đây, tâm hồn có ưu thế hơn so với thể xác. Nhu cầu của cơ thể được giữ ở mức tối thiểu và nguyên tắc “sống đơn giản và tư duy cao” được chấp nhận. Điều này có nghĩa người muốn giữ tâm tư mình cho hoàn hảo cần phải luyện tập cách tiết chế các giác quan và vẫn luôn hài lòng với nguồn lực tối thiểu. 

Ví dụ, nếu lượng thức ăn lấy vào được giữ ở mức thấp, thì sẽ hưởng được lợi ích gấp đôi cho phép kéo dài tuổi thọ và bảo vệ khỏi bị bệnh tật. Việc tiêu thụ quá nhiều đường, muối và chất béo có thể dẫn đến các bệnh tiểu đường, cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Vận dụng các giác quan vượt quá mức giới hạn cũng gây ra lắm vấn đề. Ví dụ, xem truyền hình quá nhiều hoặc tiếp xúc quá nhiều với máy tính làm hư hại thị lực. Nghe nhạc ầm ĩ làm ảnh hưởng đến thính lực. Đắm mình quá mức trong các hoạt động thuộc về tình dục thì bệnh hoạn, không lành mạnh.

Người luyện tập được sự tiết chế thì sẽ không bao giờ cảm thấy khủng hoảng về mặt tài chính cũng vẫn không hề mang công mắc nợ. Họ duy trì được một cơ thể chắc khỏe và tâm trí lành mạnh. Họ được coi là những người có chí khí và rất được kính trọng.

Chúng ta nên coi toàn bộ thế giới như một gia đình, bằng cách thực hiện nguyên lý  vasudhaiva kutumbakam, nghĩa là cả thế giới là một gia đình duy nhất. Tại sao phải sử dụng sức lực và thời gian quý giá chỉ vì một vài thành viên gia đình? Khi cảm giác về vasudhaiva kutumbakam phát triển, con người sẽ bày tỏ lòng nhân ái và từ bi đối với tất cả mọi người và sẳn lòng làm việc vì hạnh phúc của nhân loại. Mặt khác, nếu tình thương và sự ân cần được ban rãi quá mức cho một người hoặc một nhóm người nào đó, thì nó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra đau khổ cho tất cả những ai có liên quan. 

Suy nghĩ về sự lành mạnh của tâm hồn sẽ ngăn chặn được sự thiệt hại. Những người vẫn luôn cảm thấy hài lòng thì có được sự thanh thản. Tất cả mọi người xung quanh họ sẽ trở thành những bạn bè, người ngưỡng mộ hoặc người ủng hộ. Họ vẫn thường sung sướng  hạnh phúc. Không còn cái gì nữa phải đạt được với một người đã đi theo con đường hướng tới sự hạnh phúc của tâm hồn.

Tịnh Như dịch theo “The Times of India”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here