Trang chủ Phật giáo khắp nơi Campuchia: Thành phố cổ đại có trước cả Angkor Wat vừa được...

Campuchia: Thành phố cổ đại có trước cả Angkor Wat vừa được phát hiện

115
0

Một thành phố cổ bị mất tích ở Campuchia cách đây 1200 năm vừa được phát hiện trong khu rừng Phnom Kulen (tỉnh Siem Riep), đông bắc Campuchia.

Các kênh rạch, con sông xưa, đê và đường giao thông đã được tìm thấy bằng cách kết hợp công nghệ quét tia laser từ trên không (Lidar). Các nhà khảo cổ cho biết rằng thành phố cổ này đã được xây dựng  trước ngôi đền Angkor Wat khoảng 350 năm.Các bằng chứng được tìm thấy bao gồm các mảnh đá cuội,  một bàn thờ bằng đá ở đây, một con đường cổ xưa, tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn của thành phố cổ: Mahendraparvata, một thành phố thời trung cổ bị rơi vào quên lãng trên một ngọn núi sương mù bao phủ gọi là Phnom Kulen, trong thời kì Ấn Độ giáo và Phật giáo hưng thịnh, lúc Đế chế Khmer cai trị phần lớn Đông Nam Á từ khoảng năm 800-1400 sau CN, trong thời gian trùng với thời Trung cổ của châu Âu.   

Dữ liệu từ GPS (hệ thống định vị toàn cầu dựa vào các vệ tinh) và LIDAR đã dẫn dắt Damian Evans, giám đốc của Đại học Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học Sydney ở Campuchia, và đội của ông đến với từng mỗi tàn tích cổ đại, phần nhiều trong số chúng bị chôn vùi sâu bởi những lớp mìn dày đặc trong thời kỳ nội chiến Khmer Đỏ. “Hiện tại các nhà khảo cổ vẫn chưa thể biết Mahendraparvata rộng lớn đến đâu, bởi vì dữ liệu GPS và LIDAR chưa hoàn chỉnh. Công nghệ Lidar chịu trước đây đã phát hiện nhiều địa điểm khảo cổ lớn, bao gồm cả việc phát hiện các sơ đồ mạng bậc thang trong thành phố của người Maya – Caracol, và một chuyến thám hiểm gần đây tại Stonehenge”. Tờ báo Úc The Age thuật lại.

Hệ thống LIDAR hiệu quả khi quét qua các tán rừng già, cho phép các nhà nghiên cứu có thể xem những cấu trúc vuông hoàn hảo và những bằng chứng về một mạng lưới đường xá, đê điều, cho phép họ hoàn thành bản đồ của thành phố cổ đại bị quên lãng. Điều đáng ngạc nhiên, phần lớn thành phố, mặc dù trong đống đổ nát, đã không bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong nhiều thế kỷ. Trên mặt đất các nhà khảo cổ tìm thấy rất ít các dấu hiệu của cướp bóc. Mặc dù 1.200 người dân sống trong khu vực xung quanh các di tích vừa được tìm thấy, không ai trong số họ nhận ra rằng họ đang sống ở giữa một thành phố cổ.

Evans đưa ra một giả thuyết về sự sụp đổ của thành phố cổ của: “Một giả thuyết chúng tôi đang tìm hiểu là tác động môi trường nghiêm trọng của nạn phá rừng và sự phụ thuộc vào nguồn nước dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh … có lẽ nó đã trở nên quá thành công đến mức trở thành không thể quản lý”, Evans trả lời với tờ The Age và The Sydney Morning Herald.

       Một vài hình ảnh của thành phố Mahendraparvata:

 

 

  

 

 

  

  

  

 

 

Damian Evans – Người phát hiện ra thành phố cổ đại

 

  

  

Thanh Lâm dịch – Theo Nature World News

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here