Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Cảm nghĩ từ một chuyến đi

Cảm nghĩ từ một chuyến đi

122
0

Quang cảnh bên đường cũng có nhiều thú vị, cảnh đẹp cũng rất kì ảo, đường xá tuy còn đơn sơ, xóm làng và kể cả thành phố không hoa lệ như những nơi khác, nhưng sự mộc mạc của con người và xứ sở của đất nước này khiến người khác phải tự nhìn lại mình. Soi lại mình trên sự phản chiếu của tâm hồn. Sự khác lạ ở đây là con người thuần túy, không buôn bán chụp giựt như cảnh phồn hoa đô thị. Phải chăng đời sống của những người ở đây có gì khác hay văn hóa của họ đã dạy và hun đúc lên những phẩm chất như thế. Chắc có lẽ thế…

Chúng tôi chưa hề biết đến văn hóa ở đây, chưa từng hiểu và biết nhiều về Lào, nhưng từ sáng sớm tất cả các gia đình ở đây thức dậy, chuẩn bị những thức ăn ngon nhất và các món đồ đặt vào trong một chiếc bát màu bạc. Họ cùng gia đình đi lễ chùa, mang theo thức ăn và các món đồ đã chuẩn bị, và trẻ con.

Vào chùa chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy sự cung kính của một người Phật tử đối với tu sĩ Phật giáo. Họ dâng thức ăn và các món đồ lên chư Tăng hoặc ở chùa hoặc đi hành khất trên đường. Các em bé cũng làm theo bố mẹ hoặc ông bà, quỳ và chấp tay cung kính. Người dân ở đây cho biết, thưở nhỏ họ cũng được cha mẹ hoặc ông bà cho đi lễ Phật và cúng dường như thế, lớn lên họ lại dạy cho con cháu làm như thế. Họ còn cho biết đó là cách để làm phước, đồng thời dạy cho con trẻ biết về tôn giáo mà họ đang theo. Như vậy Phật giáo không chỉ cho người lớn tuổi mà cả cho cả trẻ thơ.

Ngẫm nghĩ thật là đáng để ngẫm nghĩ. Về nhà, thấy người Việt khi đi chùa chỉ là những ông cụ bà cụ, trẻ thơ không biết chùa, người lớn lo đi làm, trẻ thơ lo đi học, người già rảnh rỗi đi chùa. Hoặc vì công việc mà đôi lúc phải ghi mục tôn giáo “không”. Có phải vậy chăng? Trong lúc đó, tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta đã từng là Phật tử.

Chùa là nơi mà các quý thầy quý sư cô đang tu học và khép mình trong giới luật, Phật giáo là con đường chỉ cho chúng ta đi đến giải thoát, người Phật tử tại gia cần phải làm gì, có phải đi chùa là vì mục đích cho bản thân, cầu cho mua may bán đắt hay cầu cho con cái đổ đạt… Trong khi đó xã hội đầy cạm bẩy, đạo đức suy thoái, tệ nạn xã hội báo động… Người lớn lo đi làm, ai dẫn trẻ thơ đi chùa đây? Câu hỏi thật không dễ, nhưng không lẽ ngồi nhìn cảnh trẻ thơ mất hướng hay chùa chỉ dành riêng cho các cụ già đã lớn tuổi, hoặc là nơi thực hành các chức năng nghi lễ cúng tế?

Chùa là nơi nuôi dưỡng cuộc sống tâm linh và trau dồi đạo đức, là nền tảng văn hóa Việt Nam, là nếp sống muôn đời của người dân Việt, là tinh hoa và tinh thần của người dân Việt. Tu sĩ hằng ngày quét dọn chùa chiền, quét dọn tâm để hướng về giải thoát, hướng người dân đi về với chính tín, mất chính tín là mất tất cả. Người Phật tử tại gia phải hướng về với chính tín để tìm thấy cho mình một tương lai tốt đẹp, muốn như vậy hãy dắt con cháu thường xuyên đến chùa. 

L.K.H 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here