Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Cái vòng sinh tồn

Cái vòng sinh tồn

131
0

Cần gì phải nhờ khoa học mới hiểu nổi Xuất Động sinh Phản Động,hay hậu quả theo sau nguyên nhân và hạt trổ ra trái như thế nào!?Nhưng để thấu đáo sức mạnh của Nghiệp cũng như sự dũng mãnhcủa ý chí đem lại kết quả trong kiếp kế tiếp sau khi tan rã xác thânnày ra làm sao thì thật là một điều khó khăn!

Chúng ta thử bàn về điều này:

Theo Phật-Giáo không có một đời sống nào sau khi chết hay một đờisống nào trước khi sinh mà độc lập với ảnh hưởng của Nghiệp hoặctrước sức mạnh của ý chí. Nghiệp và Tái Sinh luôn luôn đi sát cánhvới nhau. Nếu Nghiệp đóng vai hệ luận hay kết quả tất nhiên của Tái Sinh thì Tái Sinh cũng là hệ luận hay kết quả tất nhiên của Nghiệp.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta phải hiểu rằng Thuyết Nghiệp Quả của Phật-Giáo không phải một tín điều triết học phát biểu rằng hành vi của con người không thể coi là tự do mà được xếp đặt bởi những quyền lực ngoại thân tác động vào ý chí như tiền định bởi Trời, bởi Thần Thánh chẳng hạn. Phật-Giáo không tin có sự hiện hữu vĩnh cửu ở Cõi Trời cũng như ở trong cảnh Địa Ngục.

Sinh đi trước Tử và Tử cũng đi trước Sinh. Chúng là một đôi lần lượt đi trước và sau nhau trong sự tiếp nối lầm lạc; bởi không bao giờ cómột cái ngã trường tồn hay một thực thể nhất định để đi từ sự sinh này đến một sự sinh khác. Dù cho con người có thể xem như một đơn vị gồm tâm thức sinh lý phối hợp với thể chất đi nữa thì tâm linh hay thức tính cũng không phải là thực hồn hay bản ngã mang tính chất trường cửu hoặc được chế tạo để còn vĩnh viễn. Thức tính chỉlà một sức mạnh, một cái để tiềm tàng nối tiếp, có khả năng huân tập mọi ý niệm không phải của riêng một kiếp nầy mà cả đến những kiếp sống trong quá khứ.

Cái mà mọi Tôn Giáo khác gọi là linh hồn hay bản ngã thì trong kinh Phật gọi là ATTA (chử Pali) hoặc ATMA (chữ Sanskrit). Và để phủ nhận, Phật-Giáo đã dùng hai danh từ nghịch nghĩa là ANATTA (Vô Ngã) theo tiếng Pali, hoặc ANATMA theo tiếng Sanskrit. Lời dạy của Đức Phật về Vô Ngã (ANATTA = chẳng có cái ta) không ngụ ý chối bỏ sự hiện hữu của một con người hay một cá nhân. Phật-Giáo chỉ nói rằng không có cái cá nhân trường tồn, không có một bản ngã hay linh hồn bất biến! Nhân vị hay cá nhân, theo Phật-Giáo không phảilà một thực thể, mà chỉ là một chuỗi những cái phát sinh rồi diệt đi, mà chỉ là một chuỗi những sự nuôi dưỡng, đốt cháy và bám víu…chứ không có gì chứng minh ấy là một thực thể hết!

Theo quan niệm Phật-Giáo, không có sự phát nguồn nào từ chổ không có. Nghĩa là không có gì vô nguyên nhân. Mọi vật dù tự sinh hoạt được hay không tự sinh hoạt được đều phát nguồn từ những nguyên nhân và ràng buộc bằng một số điều kiện. Sở dĩ Phật-Giáo không nói đến cái nguyên nhân thứ nhất bởi nếu chỉ rõ được cái nguyên nhân thứ nhất, người ta sẽ hỏi tiếp :

“Vậy chớ Cái Nhân của Nguyên Nhân thứ nhất đó là gì?!”

Phật-Giáo không làm như vậy, vì khả năng Giác Ngộ của Đức Phật đã chứng minh cho chúng ta biết rằng :

“Không Có Cái Gì Thoát Khỏi Luật Nhân Duyên!”

Điểm phát khởi đầu tiên của giòng suối sinh tồn của tất cả chúng sinh, phàm nhân không thể nào kiến nhận được!

Chính trong Kinh SAMYUTTA (Tập A Hàm) quyển số ba, các trang từ 149 đến 151 Đức Phật cũng nói :

“Bánh xe sinh tồn này, cái vòng luân hồi này, không bao giờ có điểm chung! Và chỗ khởi đầu của tất cả chúng sinh, tức cái nguyên nhân thứ nhất, ngày nào chúng sinh chưa thoát khỏi vòng luân hồi thì không nhìn thấy nó được!”

Triết Gia Bertrand Russel khi bình luận về lời nói của Đức Phật đã viết : “Thật là vô lý để cố mà tìm hiểu rằng thế gian có một điểm khởi đầu! Người nào quan niệm rằng mọi vật phải có chổ bắt đầu là người đóquá nghèo nàn ý tưởng!”(trích trong cuốn Why I am not a Chritian /Tại sao tôi là người không tin Thiên-Chúa) trang 4, xuất bản tại Luân-Đôn năm 1958).

Đối với nhà Tâm Thần Học, tâm lý hay thức tính không thể nào là một thực thể cố định. Nhà Tâm Thần Học Hoa-Kỳ, Ông William James khi diễn tả cái Tâm đã viết :

“Nó cũng trôi chảy như nước vậy… Một con sông hay một giòng suối nếu lấy làm tỷ dụ để diễn tả cái Tâm thì không có gì hay hơn …Chúng ta hãy gọi nó là giòng suối của ý tưởng, giòng suối của ý thức hay đời sống chủ quan”.

Khi Đức Phật giảng giải về cái mà chúng ta gọi là Sinh Vật hay là Cá Nhân, Ngài đã nhấn mạnh rằng đó không gì khác hơn là sự phối hợp của những sức mạnh thể xác và tinh thần (còn gọi là nhiên lực). Hiện tượng phối hợp đó chính là sự đổi thay liên tục. Rõ ràng là Ngài đã đề cập đến nền khoa-học và phân-tâm-học tân tiến của 25 thế kỷ sau! Cái cơ thể gồm vật chất và tâm lý nầy âm ỉ đổi thay không ngừng! Từng sát na,từng giây, từng phút, nó tạo ra không biết bao nhiêu chuỗi thân-thức lẫn ý-thức, rồi từ đó giữ lại phần chất liệu tiềm tàng dành cho các chuỗi cấu kết hữu thân trong tương lai. Tất nhiên không bao giờ có một khoảng trống, không có sự biến đổi giữa chốc lát này và một chốc lát khác.

Chúng ta nào biết rằng chúng ta đang vừa sống vừa chết, từng chập từng khắc những tế bào nầy sinh ra thì những tế bào kia chết đi! Nhịp sống theo đó mà bùng lên rồi hạ xuống như những đợt sóng trên mặt bể!

Nguyễn Điều (dịch)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here