Hạnh ngộ ngẫu hứng
Có lẽ cảm giác này được nhân lên bởi trước đó không lâu người viết được xem một chương trình văn nghệ lớn từ Việt Nam sang, khá thất vọng phải nghe dàn nhạc Tây Nguyên pha đĩa, xem những điệu múa có biên đạo danh tiếng, nhưng đơn sơ, cũ mòn như cách đây mấy thập kỷ.Làng tôi cũng có cái tên đơn sơ, nhưng tươi mới bất ngờ.
Trong cuộc hẹn với người viết, nhạc sĩ Nhất Lý – một trong các tác giả – cho biết ý tưởng Làng tôi này ra cách đây năm năm, khi ba người Việt Nam xa xứ: đạo diễn Tuấn Anh (Đức), Nhất Lý, giáo viên xiếc Nguyễn Lân (Pháp) cùng bắt tay dự án "tìm hồn xiếc Việt". Sau lần công diễn đầu tiên khá phân vân, rậm rạp. Làng tôi được cả nhóm tiếp tục tu chỉnh cùng với biên đạo múa Tấn Lộc để cho ra đời phiên bản 2009. Phiên bản tinh lọc này, thông qua hội đoàn Scène de la Terre (Pháp), được bảo tàng Quai Branly Paris nhận diễn 11 buổi – con số chưa từng xảy ra ở địa điểm nghệ thuật uy tín này.
Nhất Lý nói êkíp Làng tôi yêu …ngẫu hứng. Thay vì nhất nhất theo kịch bản, đạo diễn đưa ý tưởng, tuyển lọc cái tinh túy do diễn viên sáng tạo. Với "công thức nước mắt pha mồ hôi trộn tiếng cười" này. Làng tôi gồm năm nhạc công, mười bốn diễn viên trẻ của liên đoàn xiếc đã miệt mài lao động cả năm…"Cực lắm, dài ghê lắm". Anh Phương – con trai Nhất Lý và là tác giả ảnh kèm theo bài viết, xác nhận ý kiến cha bằng thứ tiếng Việt dễ thương. Nghe những câu chuyện kể của Nhất Lý , người viết bỗng muờng tưởng Làng tôi giống như một "tiểu quốc", trong đó các minh vương gioi giang biết tôn trọng thần dân, các trung dân giỏi giang biết xả thân vì nước. Ngẫu hứng nhưng bài bản, sau hợp đồng lưu diễn quốc tế ba nămm đã ký với Scène de la Terre, cung xuất dương của Làng tôi tiếp tục thênh thang, rộng dài…
Ảnh: maivoo.com |
Nhạc và tre
Nếu gọi Làng tôi là xiếc mới, thì một trong những cái mới, theo người viết, có lẽ là âm nhạc, cách đối xử của đạo diễn với âm nhạc…
Nhất Lý nói truớc đây xiếc Việt Nam đã từng thử nghiệm khá thành công dàn nhạc dân tộc lưu diễn quốc tế, nhưng vì nhiều lý do, không duy trì được lúc trở về. Để đánh bạt quan niệm sai lệch rằng âm nhạc cổ truyền Việt Nam không dễ nghe ở nước ngoài, các tác giả Làng tôi đã sử dụng hơn mười nhạc cụ truyền thống, chơi ngẫu hứng theo xiếc, theo múa, theo tâm trạng…Với phương thức này âm nhạc dân gian ta bỗn thoát thành hiện đại, ngạc nhiên, xao xuyến, ví như cảnh người đàn ông vừa đàn vừa hát…ca trù. Nhất Lý nói : "Trong Làng tôi các không gian âm thanh mới đã được tìm ra ". Và một trong những nét mới đó, theo người viết, là sự phối hợp của bộ gõ với tiếng va đập – chủ tâm của tre nứa…
Ngay những phút đầu tiên, hình ảnh cây tre đã bao tràn toàn bộ không gian nghệ thuật của Làng tôi , khỏe khoắn, gợi cảm, nên thơ đến ngỡ ngàng. Bằng những cú chuyển xoay thần thông, liến thoắng, "nhân vật tre" cùng …hát, múa, tạo ra những tạo hình vững chãi đôi khi đẹp xốn xang. Sử dụng tre như chất liệu duy nhất để diễn xiếc, các nghệ sĩ trẻ đa năng đầy sức sống của Làng tôi đã gọi lên lần nữa sức sống đa năng của tre Việt,vẽ lên lần nữa bức tranh quê phồn thực, trữ tình, ấm áp…Khi người viết thắc mắc vì sao có thể quyền biến cây tre đến vậy, Nhất Lý nói do sáng kiến tập thể,do học hỏi cuộc sống. Chính cách cột néo dân gian đã giúp bối cảnh thoắt tan thoắt hợp, giúp chuyện kể trôi liền lặn…Nhưng trong sự thành công đó – mà như tuần báo Pháp L’Express :"Một công trình kiến trúc bằng tre không ngừng biến hóa, trong đó các nghệ sĩ nhào lôn là những nhà xây dựng luôn trong tư thế thăng bằng"; hay nhật báo Pháp Le Figaro :"Lồng vào nhau, kề vào nhau, thắt vào nhau, cỡ lớn hay cỡ nhỏ, các thanh tre công cụ […] đưa chúng ta làm cuộc du lịch tĩnh yên, tinh nghịch và mang tính thi ca" – không thể không nhắc tới điều này: toàn bộ tre đạo cụ của Làng tôi đã được cung cấp bởi bảo tàng sinh thái trẻ Phú An,Bình Dương,do tiến sĩ Mỹ Hạnh – vốn cũng là người Pháp gốc Việt sáng lập.Nhất Lý nói,những cây tre trong Làng tôi đã được "cột"vào nhau bằng những tấm long.
Bình minh
Làng tôi có quá nhiều điều để nhớ.Rất hiếm tác phẩm trình diễn mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc,mà xúc cảm nào cũng nồng nàn,cao vót;nhưng có ba khoảnh khắc người viết lao xao nhất,đó là tiếng gà gáy lúc khai vở,lúc các "sao đêm" nhẹ nhàng hạ xuống,gây ảo giác người đàn bà …bay lên.Cảnh thứ ba là lúc vở kết thúc,khi người viết chạm phải những đôi mắt phương Tây như nói :"Xiếc của các bạn tuyệt lăm,làng quê của các bạn đáng yêu lắm".Theo chương trình,ngôi làng đáng yêu đó sẽ trở lại cùng Paris đúng ngày tết Việt Nam.
Làng tôi một lần nữa là câu hỏi : tại sao các nghệ sĩ định cư ở nước ngoài,như Trần Văn Khê,Nguyễn Thiên Đạo,Hương Thanh,Ea Sola,Quý Dương…và bây giờ là Tuấn Lê(nghệ danh của đạo diễn Tuấn Anh),Nhất Lý,Nguyễn Lân hay thiên về khai thác vốn dân tộc?Theo người viết,ngoài nỗi hoài hương,tình yêu trong trẻo của người đi gieo hạt giống mới,họ không ngồi đáy giếng,không ảo tưởng năng lực của mình.Nhất Lý tâm sự:"Về kỹ thuật,xiếc Việt thua xiếc Hoa rất xa.Ý thức nhược điểm đó,Làng tôi tập trung khai thác yếu tố văn hóa,nhấn mạnh yếu tố tự tình dân tộc.Hình thức ,kỹ thuật chỉ là phương tiện để đi đến trái tim người xem".Chính vì muốn đi đến trái tim,các tác giả Làng tôi ,trong suốt hơn một giờ,không chỉ mời ta thưởng thức mà mời ta hòa nhập-như khách hoặc như chủ-vào ngôi làng văn hóa Việt.Với kịch nghệ,đó là thành công lớn.Và như mọi thành công trong xã hội,tất cả tùy thuộc êkíp đầu tàu.
Xiếc mới Làng tôi là tiếng gà gáy cho buổi bình minh hội nhập-một hội nhập đích thực,sang trọng,sâu sắc,đáng hoan hỉ gấp muôn lần các phù phiếm xa hoa được hóa trang uyến ngữ.Cám ơn Tuấn Lê vốn là nghệ sĩ tung hứng nối tiếng,đã cùng các cộng sự "tung" Làng tôi vút lên bầu trời quốc tê,để người Việt năm châu khi xem,cứ lăng lẳng : Làng của chúng ta…
Theo Tuần Việt Nam