Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Cách nhìn của người tu

Cách nhìn của người tu

146
0

Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, mà lúc nào ta cũng chủ quan, thì ta sẽ tự rước lấy phiền não, vì ai cũng cho mình đúng và xung đột sẽ xãy ra khiến cho quan hệ bị đổ vở. 

Đối với người tu thì phải học cách làm ngược lại, phải tập lắng nghe dù điều đó không hợp với mình, ta phải cố gắng tập lăng nghe, có lắng nghe mới hiểu mà chia sẻ với người khác được chứ. Nếu ta không nghĩ ngược với người bình thường thì làm sao ta tu được, ai cũng biết tu là sửa, nhưng sửa cái gì?

Sửa thân, sửa tâm, ngày xưa mình không biết cái đó là sai trái bây giờ biết rồi thì từ bỏ không tạo tội nữa, ta tu là để thay đổi nhận thức, suy nghĩ và cũng chính ý nghĩ đã thay đổi cuộc sống của ta chứ không ai khác, có bao giờ các bạn nghĩ người tu và người bình thường khác nhau cái gì không?

Khác nhau ở cách nhìn, cách nhận thức, chứ không phải khác nhau cái hình thức bên ngoài, khi nhận thức thay đổi thì hành động sẽ thay đổi theo. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, nếu ta không biết cách thì sẽ mất rất nhiều thời gian mà không đem lại hiệu quả, Phật dạy cho chúng ta rất nhiều pháp môn, nhiều phương tiện, cho dù ta có tu pháp môn nào thì ta cũng phải nghĩ ngược với người bình thường thì ta mới tu được. 

Người đời ham mê danh vọng thì ta xả buông, người đời hơn thua thì ta học cách tha thứ, người đời sân hận thì ta học cách nhẫn nhịn, người không hiểu thì nghĩ là bị thiệt thòi, nhưng thực ra không phải vậy, ta từ bỏ cái không thật để vươn tới cái cao thượng hơn. 

Lợi mình lợi người, cái lợi của người tu là tâm được nhẹ nhàng thanh thản, không vướng bận đau khổ, ví dụ như khi giúp đỡ người khác, người bình thường thường đặt mình cao hơn người khác, và mong cầu sự biết ơn, trả ơn nên bị vướng mắc, phiền não, còn người tu hành chân chánh thì nghĩ ngược lại, nhờ có họ mình mới thực hành được pháp bố thí, không có họ thì mình giúp ai, làm sao mình mở rộng được tâm mình.

Vì nghĩ như vậy nên không bị chấp ngã, vướng mắc, nếu người nhận có nói gì không phải cũng không phiền lòng, vì người cho là người mang ơn chứ không phải người nhận, khi tha thứ cho ai đó cũng vậy, khi tha thứ thì tâm ta nhẹ nhàng trước, còn người kia có còn giận hay không, nhiều khi ta cũng không dám chắc, như vậy khi tha thứ thì ta là người được an lạc trước rồi mới đến người kia. Khi nhẫn nhịn cũng vậy, nhờ có người kia mà ta biết được khả năng chịu đựng của mình tới đâu mà tu sửa, nhờ nghĩ ngược mà tâm ta nhẹ nhàng an lạc…

Đạo phật luôn đề cao tinh thần tự lợi, lợi tha. Người nào nắm được yếu nghĩa của tinh thần này thì tu rất nhanh, cho dù người đó là tại gia hay xuất gia. Có một nguyên tắc mà ta cần phải biết đó là: “người nào coi trọng tinh thần thì không coi trọng vật chất… Người nào coi trọng vật chất thì không thể hiểu được giá trị tinh thần”.

Theo quan điểm của đạo Phật thì cuộc đời này là vô thường, và mục đích của người tu là đạt đến vô ngã, nhờ vô ngã mà không bị dính mắc, tâm thanh tịnh.

Các bạn có biết vì sao những vị xuất gia gọi là tỳ kheo không? Tỳ kheo có nghĩa là bố ma, khất sĩ. khất là ăn xin, sĩ tức là người, tỳ kheo có nghĩa là người ăn xin.

Người ăn xin là giai cấp thấp nhất trong xã hội, không có của cải, gia đình, tài sản, không có gì cả, nhờ không có gì cả nên không bị dính mắc nên tu rất nhanh và dễ chứng đắc hơn, ngay cả cái tên đã nói lên tinh thần vô ngã của đạo Phật rồi.

Người tại gia chúng ta cũng vậy, mặc dù ta không thể so sánh với người xuất gia, nhưng nếu ta tinh tấn tu hành, đúng với tinh thần tự lợi, lợi tha thì cuộc sống của ta cũng sẽ được an vui, giải thoát…

T.P

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here