Trong bài kệ phú pháp này, Tổ Nhất Định có sử dụng danh từ truyền đăng. Câu thứ tư của bài kệ là “nhất đăng truyền chiếu bách thiên đăng” có nghĩa là một cây đèn truyền xuống sẽ trở thành trăm ngàn cây đèn. Vì vậy, phú pháp (trao gửi pháp) cũng là truyền đăng (trao truyền đèn). Và người nhận pháp được gọi là đắc pháp, hoặc người nối pháp (pháp tự).
Sau Tổ Nhất Định, các Tổ khác cũng sử dụng danh từ truyền đăng. Tổ Hải Thiệu trong bài kệ phú pháp trao cho Tổ Thanh Đăng cũng nói “truyền đăng phụng tổ tông” nghĩa là trao truyền ngọn đèn chánh pháp là để phụng sự tổ tiên và tông phái. Trong bài kệ phú pháp trao cho Tổ Thanh Tịnh cũng có câu “tục diệm truyền phú chúc, minh đăng phụng tổ tông” nghĩa là "ngọn lửa được trao gửi lại, làm cho cây đèn sáng lên mà phụng sự chư tổ và tông môn" . Trong bài kệ phú pháp trao cho Tổ Thanh Bản, cũng có câu “chân đăng kim phú nhữ, hồi quang vạn pháp linh”, nghĩa là "ngọn đèn chân lý bây giờ trao lại cho thầy, đem ánh sáng soi trở lại sẽ thấy vạn pháp đều linh ứng". Tổ Hải Thiệu đã truyền đăng cho 30 vị. Tổ Tuệ Minh đã truyền đăng cho 11 vị, trong đó có Tổ Thanh Quý. Trong bài phú pháp mà Tổ Thanh Quý trao cho Thiền sư Nhất Hạnh cũng có câu “tâm đăng nhược chiếu kỳ nguyên thể, diệu pháp đông tây khả tự thành” có nghĩa là "nếu đem được ánh sáng của ngọn đèn tâm mà chiếu vào bản tính uyên nguyên, thì sự trao truyền giáo pháp mầu nhiệm sẽ được thành tựu ở cả đông phương và tây phương".
_________________
Đây là những bài kệ phú pháp của Sư tổ Tánh Thiên Nhất Định
trao cho các vị Đại sư được đắc pháp với Ngài
1. Trao cho Đại sư Hải Chiếu, pháp tự Đoan Trang:
Đoan trang học địa tịnh đồng băng
Tham cứu thiền cơ liễu thượng thằng
Kiên cố tín tâm vô dị biệt
Nhất đăng truyền chiếu bách thiên đăng
2. Trao cho Đại sư Hải Trạch, pháp tự Thiều Hoa:
Thiều hoa chính phát sắc phương hưng
Dụng lực tài bồi nhật nhật tân
Tăng tiến bồ đề vô thoái chuyển
Xuân lai kết quả khí phương phân
3. Trao cho Đại sư Hải Thuận, pháp tự Lương Duyên: (Trú trì chùa Báo Quốc)
Lương duyên hội ngộ giới châm đầu
Đạo hợp tâm truyền xứng sở cầu
Phúc tuệ song tu vô gián đoạn
Quang dương tổ ấn vĩnh trường lưu
4. Trao cho Đại sư Hải Phong, pháp tự Vĩnh Mậu:
Vĩnh mậu sum la vạn cổ hằng
Như như bản tính đoạn trần căn
Duy vân cựu các nhàn điền địa
Nhất độ dinh lai đạo nhật tăng
5. Trao cho Đại sư Hải Trường, pháp tự Pháp Lữ:
Pháp lữ đồng vi xứ xứ hoan
Vô tâm vật lũy tiện khinh an
Chân tu nhật dạ thường tinh tiến
Bảo sở cao đăng dã bất nan
6. Trao cho Đại sư Hải Hồng, pháp tự Giác Mãn:
Giác mãn công viên đức hạnh toàn
Hứa đa trần sự khởi tương can?
Tâm không cập đệ chân thường lạc
Nhất đạo thần quang vạn cảnh nhàn
7. Trao cho Đại sư Hải Trạm, pháp tự Diên Miên:
Diên miên tổ đạo trấn gia phong
Bộ bộ cao đăng hướng thượng tông
Liễu ngộ tức tâm, tâm thị Phật
Tương thừa tục diệm vĩnh xương long
8. Trao cho Đại sư Hải Tuệ, pháp tự Phúc Ẩn:
(Trú trì chùa Linh Hựu)
Phúc ẩn do như ngọc uẩn vi
Y trung hệ bảo kỷ thùy tri
Thân nhân chỉ thị thiêm điêu trác
Kế thế phong lưu dã bất khuy
9. Trao cho Đại sư Hải Hoạt, pháp tự Trừng Thanh:
Trừng thanh tính hải khí an nhiên
Xử thế tùy cơ liễu mục tiền
Đạo niệm tinh tu, tình niệm đoạn
Như kim phú pháp vĩnh lưu truyền
10. Trao cho Đại sư Hải Hoa, pháp tự Phát Đạt:
Phát đạt thiền cơ đại đạo hành
Cần tu tiến bộ thượng vân trình
Siêu nhiên vật ngoại hồn nhàn tịnh
Liễu đắc tâm không pháp bất sinh
11. Trao cho Đại sư Hải Ngộ, pháp tự Tâm Thành:
Vạn linh chỉ tại nhất tâm thành
Giải thoát trần căn pháp tánh sinh
Tảo giác mê vân lung hạo nguyệt
Tuệ phong xuy tán kiến quang minh
12. Trao cho Đại sư Hải Nhu, pháp tự Tín Nhiệm: (Tăng cang chùa Linh Mụ)
Tín nhiệm vô nghi pháp tự thành
Trần căn tịch tịnh thiện căn sinh
Hoa tâm khai phát phong tư mỵ
Xuy lãnh tai phong giải uẩn tình
13. Trao cho Đại sư Hải Bạch, pháp tự Thanh Huyền:
Thanh huyền trạm trạm tịch hư linh
Đạo pháp hà tằng hữu tượng hình
Tổ thọ tôn thừa truyền thế thế
Bồ đề lộ thượng bộ khinh khinh
14. Trao cho Đại sư Hải Nguyệt, pháp tự Trí Viên:
Trí viên nguyệt mãn lưỡng đồng viên
Yên tán vân phi nhất sắc thiên
Phật pháp bất ly ư thế pháp
Hòa quang vô nhiễm tính vi nhiên
15. Trao cho Đại sư Hải Thiệu, pháp tự Cương Kỷ: (Trú trì chùa Từ Hiếu)
Cương kỷ kinh quyền bất chấp phương
Tùy cơ ứng dụng thiện tư lương
Triêu triêu tương thức nan tầm tích
Nhật nhật xuyên y nghiết phạn thường
Bị chú: Sư tổ Nhất Định có 41 vị đệ tử xuất gia, vị thứ hai pháp danh Hải Đức, pháp tự Trinh Tường, sau này được đắc pháp truyền đăng với Tổ Bản Giác, chùa Linh Mụ với pháp danh mới là Liễu Tâm và pháp tự mới Viên Cơ. Đây là bài kệ phó pháp do Tổ Bản Giác trao cho Tổ Hải Đức:
Pháp pháp chân như pháp
Tâm tâm cơ dạng thì
Liễu tâm phi nội ngoại
Hướng thượng thị viên ky