Trang chủ Phật giáo khắp nơi Bức Hình từ Pakistan Bàng Hoàng ThếGiới

Bức Hình từ Pakistan Bàng Hoàng ThếGiới

137
0

Bức ảnh của Mohammad Sajjad, làm việc cho hãng thông tấn AP, đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Cậu bé bú bình sữa không đó là Reza Khan, 2 tuổi, đang sống ở một trại tạm tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, tỉnh giáp giới với Afghanistan, và đã bị tàn phá nặng nề bởi đợt lũ lụt vừa qua.

Khu trại là một nhúm khoảng 2 chục chiếc lều được nhiều tổ chức cứu trợ khác nhau quyên tặng và không có ai quản lý. Những người sống ở đây phải tự bảo vệ lấy chính họ, sống nhờ vào đồ cứu trợ phập phù. Tổng cộng có 19 gia đình tại khu trại, tất cả đều là người tị nạn Afghanistan, những người trước kia đã bị mất nhà cửa ở quê nhà họ vì chiến tranh, nay lại bị mất nhà một lần nữa bởi trận lũ lụt kinh hoàng nhất lịch sử Pakistan, kéo dài suốt cả tháng trời.

Gia đình bé Reza đến từ Butkhak, gần thủ đô Kabul, Afghanistan. Cha cậu bé trốn tới Pakistan từ khi còn bé, khoảng 30 năm trước.

Bức Hình từ Pakistan Bàng Hoàng TG

 

 

 

 

 

 

 

 

Bức ảnh gây sốc về 4 em nhỏ nằm lay lắt với ruồi bu khắp người ở Pakistan

Khi các phóng viên tìm đến, Reza đang ở trong lều với mẹ, Fatima, cùng với 6 trong số 7 anh chị em nhỏ khác của cậu bé. Tất cả đều túm tụm trên một chiếc chăn màu xanh trải trên nền đất nhầy nhụa. Cậu bé vẫn ôm chặt bình sữa đó. Chiếc bình vẫn rỗng không.

Fatima cố gắng dỗ dành Reza, do bé khóc i ỉ suốt ngày cùng với cậu em song sinh Mahmoud. Người phụ nữ phủ cho 3 đứa con khác trong số 8 đứa con của mình, tất cả đều không quá 9 tuổi, bằng một tấm màn bẩn ai đó đi ngang qua đưa cho họ. Nhưng chiếc màn chắn muỗi có rất nhiều lỗ thủng. Đứa con lớn nhất, bé gái 9 tuổi Sayma, bị câm, và dường như không để ý gì tới xung quanh.

Ruồi bu kín vài tấm chăn gấp trên sàn và vo ve khắp người bọn trẻ. Trong lều có những vật nhỏ quý giá: một chiếc nồi nấu, vài tấm nệm, và hai hoặc ba bộ quần áo cho bọn trẻ. Phân thải của người cùng động vật bốc lên trong không khí ẩm ướt, nóng nực. Không có tiêu chuẩn vệ sinh nào ở đây, chỉ có những cái rãnh thải nông trên mặt đất hấp dẫn lũ ruồi và muỗi.

“Hôm nay chúng không có gì ăn. Tôi không có thực phẩm gì”, Fatima nói khi cố gắng xua lũ ruồi ra khỏi người các con bằng một chiếc quạt nan. “Nó đang khóc vì đói”, người phụ nữ chỉ vào Reza. “Một tháng nay nó không được uống sữa”.

“Chúng tôi đã ở đây một tháng, rồi một tháng! Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì lũ ruồi, vì không có thức ăn. Trước đây chúng tôi nghèo, nhưng chúng tôi vẫn được no bụng”.

Gia đình 10 nhân khẩu này đã từng sống ở trong khu trại tị nạn Azakhel dành cho người Afghanistan. Chồng Fatima, anh Aslam, đã bán gà để kiếm sống. Mỗi ngày đạp xe từ nhà này đến nhà khác trên chiếc xe hoen rỉ, tài sản quý giá của gia đình, anh kiếm được khoảng 2 đô la.

Ngôi nhà xây bằng gạch, đất của họ nhỏ, nhưng đủ chỗ cho họ, Fatima cho hay. Họ sống cùng những người họ hàng của chồng, khoảng 6 gia đình. “Tôi có bếp, và có vòi nước ở gần đó”.

Bức Hình từ Pakistan Bàng Hoàng TG

 

 

 

 

 

 

 

Reza và Mahmoud cùng mẹ và các anh chị em khác trong một căn lều ở ven đường.

Nhưng căn nhà của họ không chống chịu được được dòng nước lũ tràn vào từ sông Kabul gần đó. Cả đại gia đình gồm 60 người đã phải rời đi, đi bộ lên tuyến đường chính nối thành phố Nowshera với Peshawar. Họ phải sống 5 ngày ở trên một cánh đồng, ăn bất kỳ thứ gì đào bới được.

Những người đàn ông trong gia đình phải chạy đi khắp nơi để có được lều. Đàn ông, phụ nữ, trẻ em chạy xô tới bất kỳ chiếc xe nào xuất hiện. Hàng trăm cánh tay chìa ra, với hi vọng có được thực phẩm, nước uống hoặc quần áo.

“Chúng tôi phải chạy theo thực phẩm, bởi không có tổ chức nào đến các lều trại để phân phát thực phẩm cả”, Fatima cho biết. Các con cô được ăn một lần một ngày, thường vào buổi tối, nhờ các tổ chức từ thiện cung cấp các bữa phá chay trong lễ Ramadan. Nhưng tháng ăn chay Ramadan sẽ kết thúc vào tuần này.“Tôi chỉ muốn nói với thế giới rằng, không có cách nào để chúng tôi có thể có thực phẩm sao? Xin hãy giúp, các con tôi đang chết đói”. 

 Pakistan 2010

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here