Trang chủ Phật giáo khắp nơi Bộ Mộc bản kinh được công nhận di sản thế giới

Bộ Mộc bản kinh được công nhận di sản thế giới

132
0
Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm có 3.050 tấm ván rời, được khắc để in kinh, sách, luật giới Phật giáo và thể hiện tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm. 
 
Theo hòa thượng Thích Đức Nghiệp (83 tuổi, ở chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM), Mộc bản kinh ra đời từ thế kỷ thứ 18, do một vị hòa thượng (một thiền gia pháp chủ đầu tiên ở Việt Nam) sáng lập. 
 
Hòa thượng Thích Đức Nghiệp cho biết, để có hàng ngàn tấm Mộc bản kinh như hiện nay, hằng ngày, vị hòa thượng này đã phải đi bộ từ chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang xuống tận trường đại học Đông Bắc cổ ở Hà Nội để tìm hiểu những tài liệu viết về kinh phật giáo và tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, sau đó mới cùng các hòa thượng khác lên rừng tìm gỗ thị về khắc lên.
 
Mỗi tấm Mộc bản kinh gồm có hai mặt, khắc bằng chữ Hán Nôm âm bản (khắc ngược) chứa đựng những nội dụng: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật… 
 
Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm với những chạm khắc hoa văn độc đáo mang triết lý nhà Phật. 
 
Một bản kinh được in từ Mộc bản
 
Kích thước các Mộc bản không đồng đều tùy theo từng bộ kinh, sách. Bản khắc lớn nhất là các loại sớ điệp chiều dài hơn 100cm, rộng 40cm – 50cm, bản nhỏ nhất chỉ khoảng 15cm x 20cm, nhưng phần lớn mộc bản có kích cỡ 33cm x 23cm x 2,5cm. Vì đã qua nhiều lần sử dụng, mực in bám khá dày, nên các ván đều có màu đen. 
 
Kĩ thuật khắc chữ và đồ án trang trí trên mỗi tấm ván đều đúng theo qui chuẩn in của Việt Nam. Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vị trí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách).
 
Trên mỗi Mộc bản, không chỉ có văn tự mà các nghệ nhân còn khắc hình ảnh của Đức Phật tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị La hán…
 
Trải qua gần ba thế kỷ, những hoa văn, chữ nổi trên ván kinh bằng gỗ thị vẫn còn rất sắc nét, không hề bị mối mọt. Không chỉ có văn tự, những nghệ nhân rất tài hoa khi xưa đã chạm, khắc lên những ván gỗ nhiều hình ảnh tinh xảo. 
 
Những nét trạm khắc trên tấm Mộc bản kinh 
 
Cũng theo hòa thượng Thích Đức Nghiệp, ở thế kỷ 13, Thiền phái Trúc Lâm có mặt ở Việt Nam, điều đó, không chỉ có ý nghĩa to lớn riêng cho Việt Nam mà nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như quốc tế. Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản văn hóa thế giới một phần cũng là do điều đó. 
 
Nhưng điều chúng ta cần nhắc đến là tinh thần, tự lực tự cường của dân ta. Trong thời gian qua chúng ta luôn xem Phật chính là bản thân mình, là tự tin vào bản thân mình mà không dựa theo một thế lực siêu nhân nào cả. 
 
Và cũng chính cái tinh thần tự lực tự cường của Thiền phái Trúc Lâm mà trong suốt chiều dài lịch sự, dân ta đã lập nên sức mạnh của nhà Trần với ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông. 
 
Không chỉ thế, dòng thiền của phái Trúc Lâm còn có công rất lớn trong quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam, từ sử dụng chủ yếu là chữ Hán của Trung Quốc sang sử dụng chữ Nôm một cách thông dụng.
 
Chùa Vĩnh Nghiệm được mệnh danh là “đại danh lam cổ tự”- một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời nhà Trần, một chốn tố quan trọng của ba vị Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) từng trụ trì và mở đường huyết pháp.
 
Nghi lễ đón nhân bằng công nhận Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm sẽ diễn ra vào ngày 7/10 tới tại Bắc Giang.
 
N.T (VTC)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here