Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Bảo tồn hang động Phật giáo Tân Cương

Bảo tồn hang động Phật giáo Tân Cương

221
0

Điển hình các hang động Kizil ở Tân Cương là quần thể lớn các hang động Phật giáo sớm nhất ở Trung Quốc. Mặc dù được phát hiện trong thế kỷ qua, nhưng hầu hết các hang động vẫn đóng cửa đối với công chúng.

Chỉ có các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc mới được phép đi vào trong môi trường mong manh của hang động, nhưng du khách có thể ghé thăm khoảng 8 trong số 230 ngôi chùa hang nổi tiếng khác trong khu vực, mặc dù việc quay phim và chụp ảnh là bị cấm.

Hầu hết các hang động đang trong tình trạng xấu.

Theo người dân địa phương, người Hồi giáo sinh sống trong khu vực, và gần đây nhất là Hồng vệ binh từ cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, chịu trách nhiệm nhiều trong việc phá hủy nội thất của hang động, trong khi ở những năm đầu thế kỷ 20 các nhà khảo cổ Đức đã lấy đi phần lớn các bức tranh tường khỏi các hang động.

Hơn 32 triệu USD đã được chi tiêu trong thập kỷ qua để trùng tu lại các hang động.

“Học viện chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ phòng ngừa, vì chỉ mới có một vài loại vật liệu trên thế giới có thể được sử dụng để bảo vệ địa điểm này – vật liệu hóa chất”, Xu Yongming, chủ tịch Học viện Kucha của Tân Cương cho biết. “Nhưng tôi nghĩ rằng chúng sẽ đe dọa việc bảo quản lâu dài của các bức tranh”.

Sun Lianqiang là một trong những người phục hồi các bức tranh tường. Ông dành thời gian lên đến 8 giờ mỗi ngày trong điều kiện chật chội để tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật.

“Những bức tranh này khoảng vài ngàn năm tuổi, và tôi cảm thấy một ý thức sâu sắc về trách nhiệm, tôi sợ làm sai điều gì, vì vậy trên mỗi bước đi, có một áp lực rất lớn”, Sun nói.

Một vài bức tranh đã được thực hiện vào đầu thế kỷ thứ 3, hơn 2.000 năm tuổi, vì vậy bên cạnh việc bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật ở đây, các nhà chức trách cũng đang chụp lại các tác phẩm nghệ thuật để tạo thành một lưu ký trực tuyến.

“Mục đích chính vẫn là ghi lại tất cả các thông tin”, Xu nói. “Từ năm 2005, chúng tôi đã thực hiện các phương thức như các tour du lịch ảo, mô hình hang động ảo, như vậy trong trường hợp các hang động bị hư hỏng, chúng ta có thể tái tạo lại nó dựa trên các lưu ký trực tuyến”.

Các nhà chức trách hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ giúp khôi phục lại các hang động gần giống với vẻ vinh quang trước đây của chúng. Qua đó, tạo cơ hội cho nhiều người được chiêm ngưỡng một trong những di sản còn lại của Con đường Tơ lụa cổ xưa.

Tan cuong.jpg

Nguồn: GNO

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here