Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Bangladesh: 16 ngôi Bảo tháp Phật giáo tìm thấy tại làng Nateshwar

Bangladesh: 16 ngôi Bảo tháp Phật giáo tìm thấy tại làng Nateshwar

177
0

Cách kiến trúc thẩm mỹ của ngôi Bảo tháp rất độc đáo và phong phú. Trong mỗi Bảo tháp hình vuông và có hàng rào, tường gạch 16 mét và 3,5 mét.

Tại cuộc họp báo vào năm ngoái, Giáo sư Sufi Mustafizur Rahman, Giám đốc Nghiên cứu Dự án khu vực Nateswar phát biểu: “Đây là một trong những địa điểm khảo cổ lâu đời nhất của Bangladesh nước ta. Chúng tôi đã thu thập được một số mẫu tại đây. Sau khi tiến hành xác định niên đại tuyệt đối bằng phương pháp carbon, chúng ta có thể thu thập thêm thông tin về thời điểm khi những cấu trúc được xây dựng.

Phát hiện này đã được công bố vào ngày 23 tháng 03 năm 2013, tiến hành cuộc khai quật liên tục 50 ngày bởi Đơn vị Agrasar Bikrampur Foundation, một Tổ chức Văn hóa Xã hội của địa phương và Khảo cổ học Khoa Đại học Jahangirnagar. Cuộc khai quật được tài trợ bởi Bộ Văn hoá Bangladesh. Hơn 100 báu vật quý giá, các tác phẩm điêu khắc, một Bảo tháp hình bát giác, một đôi Tháp với một bức tường rộng bốn mét.

Khám phá hai con đường và một bức tường rộng 2,75 mét về phía đông nam của địa điểm di tích, một đô thị phong phú của một thời oanh liệt. Bên cạnh đó, các di tích quan trọng khác bao gồm hố tro, các đồ gốm đất nung.

Đại sư A Đề sa (Atisa Dipamkara Jnana), bậc Thánh Tăng đã từng sống và tu hành tại Di tích này.

A Đề-sa là cách đọc theo âm Hán – Việt, dịch ý là “Người xuất chúng, xuất sắc”, cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí. Là một Đại sư người Đông Ấn (982-1054), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Đại Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm. Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla).

Vào thế kỷ thứ 10, Đại Sư được cung thỉnh sang Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Đại Sư là người sáng lập trường phái Ca-đương, gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ của Tông Khách-ba”.

Các nhà Khảo cổ từ hai Quốc gia đều bày tỏ hy vọng rằng: “Những hiện vật được khai quật đã tiết lộ  cho chúng ta biết cuộc sống của vị Thánh Tăng cũng như làm sáng tỏ về sự ra đời và sự hưng thịnh và suy vong của Phật giáo trong khu vực này”.

Nuh Alam Lenin, giám đốc dự án khai quật cho biết: “Khu vực này có thể là một điểm nổi bật của một Trung tâm hành hương Phật giáo”.

Giáo sư Chai Hunabo, người đứng đầu nhóm khảo cổ học từ Trung Quốc nói: “Khi chạm vào các loại đất và bức tường ở đây, tôi cảm thấy Đại sư A Đề sa (Atisa Dipamkara Jnana) đã để lại trong ký ức của Ngài cho đến cuối đời ở Tây Tạng.

Theo tôi biết từ năm 1150 đến năm 1760, Phật giáo dần biến mất khỏi Bangladesh. Sau sự suy thoái của các vị vua thuộc triều đại Pala, đội quân Ấn giáo đã đến thống trị Bengal và đàn áp Phật giáo. Những người Phật tử còn sống sót đã rút về khu vực Chittagong. Trong chưa đầy một thế kỷ sau, các triều đại Sena đã bị tràn ngập bởi dòng thủy triều của Hồi giáo.

Với sự thành lập quyền lực ở Bengal, những người Hồi giáo đã phá hủy nhiều tu viện. Họ đã sát hại rất nhiều tu sĩ Phật giáo và thực hiện việc cải đạo có hiệu lực. Thậm chí ngày nay, một số phòng cầu nguyện Hồi giáo ở Thành phố Chittagong vẫn được gọi là Buddher Mokkan (nghĩa là ngôi nhà hay Chùa Phật giáo). Đây được coi là ngôi chùa Phật giáo được thành lập theo các quy tắc của các vị vua triều đại Pala. Ngày nay ở Bangladesh, Phật giáo có khoảng 1.000.000 tín đồ.

 Vào tháng 09 năm 1760, Quân đội Đông Ấn Anh đã thiết lập quyền lực của họ ở Bangladesh. Chính sách tự do tôn giáo của người Anh cho phép các Phật tử, mặc dù số lượng giảm nhiều, tự chấn hưng Phật giáo ở Bangladesh trên một nền tảng vững chắc.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, kinh điển Phật giáo không có sẵn ở Bangladesh. Ngay cả tu sĩ Phật giáo và tu viện cũng có số lượng rất ít. Phật tử đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và thực hiện nhiều nghi thức, nghi lễ khác nhau của Ấn Độ giáo thay vì thực hiện theo nghi thức Phật giáo”.

Năm ngoái, một thành phố Phật giáo 1.300 tuổi đã được khai quật ở phía Đông địa chỉ này.

Ngoài Bảo tháp Phật giáo, các cấu trúc khác nhau bao gồm những con đường cũ và hệ thống thoát nước đã được tìm thấy ở đó.

Giáo sư Sufi Mustafizur Rahman của Đại học Jahangirnagar, cũng là Giám đốc Nghiên cứu Dự án khu vực Nateswar, và các Giám đốc  Viện Khảo cổ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bày tỏ sự kỳ vọng cao nơi được khai quật làng Nateshwar sẽ là một phần của Di sản thế giới.

Nuh Alam Lenin, giám đốc dự án khai quật cho biết: “làng Nateshwar tiếp giáp với làng Bajrajogini, vốn được cho là sinh quán của học giả Phật giáo Atish Dipankar Srijan (980-1053).

Các cấu trúc thẩm mỹ 16 ngôi Bảo tháp độc đáo này sẽ thu hút du khách hành hương tham quan du lịch, các nhà Khảo cổ Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm của họ để thiết lập một “Khảo cổ học” ở đó. Bên cạnh, một Bảo tàng với các Cơ sở khác nhau bao gồm việc Nghiên cứu, Phòng Hội thảo và chỗ ở cho khách du lịch.

Giáo sư Sufi Mustafizur Rahman, Giám đốc Nghiên cứu Dự án khu vực Nateswar cho biết: “Định niên đại bằng cacbon phóng xạ hoặc định tuổi bằng cacbon-14 để thử nghiệm trên 26 Di tích được Khai quật tại phòng Thí nghiệm Beta, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng các địa chỉ Khảo cổ học đã hơn 1.100 năm tuổi.

Các xét nghiệm carbon đã chỉ ra rằng có hai giai đoạn của môi trường sống của con người trong khu vực – là người đầu tiên 780-950 AD và thứ hai 950-1223 AD”.

Năm 2010, các cuộc điều tra Khảo cổ học khai quật vùng tại Bikrampur của huyện Munshiganj, Bangladesh.

Các cuộc khai quật do Đơn vị Agrasar Bikrampur Foundation khai quật được bằng chứng về con người cư trú trong chín khu vực khảo cổ tại đó là năm 2013.

Cuộc khai quật vùng Nateshwar bắt đầu vào năm 2012. Hồ Nam Viện đã tham gia vào dự án, bao gồm hơn 10 mẫu đất trong năm 2014.

Các phân tích của một số phát hiện khảo cổ khai quật đã được hoàn thành. Các chậu đất khai quật đã được chia thành hai loại – đỏ và đen. Hầu hết trong số này được sử dụng như nồi, bát, dụng cụ chứa nước và đèn.

Các chậu được trang trí với các họa tiết khác nhau. Ba chuyên gia trên chậu đất nung như đến từ Trung Quốc vào tháng Sáu năm ngoái và tái tạo khoảng 100 chậu như vậy.

Bốn ngôi Bảo tháp lớn được xem là toàn thể, trông giống như một cấu trúc hình chữ thập đôc đáo.

Những ngôi Bảo tháp được xây dựng vào khoảng giữa năm 1000 AD 1300 AD là một bằng chứng về hiệu quả và kinh nghiệm của những người lên kế hoạch và thiết kế về cơ cấu những tuyệt tác.

Giáo sư Sufi Mustafizur Rahman cho biết kích thước khác nhau được thể hiện trong kiến trúc các ngôi Bảo Tháp qua triết học Phật giáo. Bảo tháp hình bát giác tìm thấy tại làng Nateshwar biểu tượng “Bát Chính đạo” của Phật giáo.

Gần đây đã tìm thấy trong cuộc khai quật, đoạn đường độc đáo đi từ hướng Bắc đến hướng Nam, 30 mét dài và 02 mét rộng. Trước đó, một con đường nhỏ đi về hướng Đông và hướng Tây từ đường chính cũng được khai quật. Việc đặt các viên gạch trong cấu trúc thẳng đứng và nằm ngang cũng đã chứng minh cho các kỹ năng kỹ thuật dân dụng.

Ngôi Già lam Cổ tự Phật giáo là một phát hiện quan trọng, thiết kế Marvellous trên các bức tường của ngôi Già lam Cổ tự cũng là một phần quan trọng của kiến trúc Tự viện Phật giáo Bangladesh.

Các Chuyên gia tin rằng với những Di tích được phát hiện và khai quật thêm, Di tích quan trọng hơn sẽ được tìm thấy. Họ nói rằng việc khai quật các ngôi Bảo tháp Phật giáo, và những phát hiện khác tại nơi sinh của vị Thánh Tăng Atisa Dipamkara Jnana là đáng ghi nhận trong lịch sử thế giới.

Giáo sư Sonia Nishat Amin tại Đại học lịch sử Dhaka cho biết những phát hiện tại khu vực này cho đến nay tăng yêu sách của mình để trở thành một phần của di sản thế giới.

Agrashor Bikrampur Gyanpith, Giám đốc Điều hành và nhà Giáo dục Sukhen Chandra Banerjee cho biết cho đến nay đã khai quật với diện tích khoảng 3.500 mét vuông.

Đại sư A Đề sa (Atisa Dipamkara Jnana), bậc Thánh Tăng đã từng sống và tu hành tại Di tích này.

A Đề-sa là cách đọc theo âm Hán – Việt, dịch ý là “Người xuất chúng, xuất sắc”, cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí. Là một Đại sư người Đông Ấn (982-1054), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Đại Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm. Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla).

Vào thế kỷ thứ 10, Đại Sư được cung thỉnh sang Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Đại Sư là người sáng lập trường phái Ca-đương, gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ của Tông Khách-ba”.

Nguồn: daophatngaynay.com


BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here