Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Ban Văn hóa PGTW làm việc tại Hải Phòng, Hải Dương, Hưng...

Ban Văn hóa PGTW làm việc tại Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên: Sau nỗi buồn là niềm vui

157
0

Có lẽ chẳng ai ngờ được rằng khi đên thăm và làm việc với Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hải Phòng tại chùa Nam Hải vào sáng ngày 17.11.2011 đã để lại một ấn tượng không vui. Mặc dù đã nhận được công văn thông báo từ Văn phòng I GHPGVN nhưng không hiểu Ban Trị sự THPG Hải Phòng bận "Phật sự" gì? nhưng khi Đoàn đến cả Ban Trị sự đều vắng chỉ có ĐĐ. Thích Tục Khang, Chánh Thư ký Ban Trị sự tiếp đoàn.

Thực ra một hay nhiều người tiếp đón không quan trọng, chỉ quan trọng là tinh thần hợp tác và trách nhiệm cũng như sự nhiệt huyết và những chia sẻ thân mật mới là mục đích của chuyến đi mà Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội đặt ra. Tuy nhiên, ĐĐ. Thích Tục Khang, Chánh Thư ký Ban Trị sự THPG Hải Phòng đã tiếp đoàn trong một sự miễn cưỡng và có những lời phát biểu thật thiếu tinh thần hợp tác. Mặc dầu chư tôn Hòa thượng cũng đã nói rất rõ ràng rằng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện chuyến viếng thăm với hai mạc đích là thực hiện nghị quyết của Hội đồng Trị sự GHPGVN và lắng nghe  chia sẻ những khó khăn, thuận lợi của những hoạt động văn hóa tại các địa phương.

Được biết tại Hải Phòng có đến 600 ngôi chùa lớn nhỏ và có niên đại hàng trăm năm, hệ thống tượng thờ cũng như các cổ vật, di vật pháp bảo pháp khi, di tịch lịch sử hiện còn trong những ngôi chùa ở Hải Phòng là rất nhiều. Tuy nhiên khi làm việc, chúng tôi đặt vấn đề vậy việc quản lý của Ban Trị sự và Ban Văn hóa Phật giáo địa phương là ngang đâu thì ĐĐ. Thích Tục Khang trả lời rất bâng quơ và thiếu trách nhiệm…

Mặc dù với thái độ làm việc rất thiếu trách nhiệm của vị đại diện Ban Trị sự THPG Hải Phòng…

….nhưng chư tôn đức vẫn hoan hỷ chia sẻ và tặng những phần quà thân mật

Cũng may, chỗ nầy buồn thì có chỗ khác vui, không những vui mà một niềm vui rất lớn khi đoàn đến thăm và làm việc với Ban Trị sự Phật giáo Hải Dương tại chùa Đông Thuần. Tại đây một sự tiếp đón rất hoan hỷ, không những có Thượng Tọa Thích Thanh Vân, Trưởng Ban Trị sự mà có rất đông chư tôn đức trong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hải Dương mà còn có rất đông các Tăng, Ni sinh trường Trung cấp Phật học và Phật tử tiếp đón trong sự lắng nghe và chia sẻ học hỏi rất cao.

Sự tiếp đón thịnh tình, tinh thần làm việc đầy trách nhiệm. Thượng Tọa Thích Thanh Vân đã báo cáo rất cụ thể. Hiện tỉnh Hải Dương có gần 1000 ngôi chùa (trong đó có nhiều ngôi đã thành phế tích) và có 400 Tăng Ni, 163.000 tín đồ Phật tử đã quy y và hàng ngàn Phật tử theo truyền thống đi chùa lễ Phật…Tỉnh hội Phật giáo Hải Dương quản lý rất sát sao và chặt chẻ số lượng Tăng, Ni, các tự viện trong toàn tỉnh, thể hiện một tinh thần trách nhiệm rất cao.

Hàng năm Ban Trị sự đều có tổ chức 2 trường hạ là trường hạ Đông Thuần và trường Hạ Đống Cao cho tất cả Tăng Ni trong toàn tỉnh tập trung về ăn cư, học tập, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình tu học của mỗi hành giả.

Về những hoạt động văn hóa trọng tâm của Phật giáo Hải Dương là hằng năm đều có tổ chức các lễ hội như Côn Sơn, Kíp Bạc (mỗi năm 2 kỳ mùa xuân và mùa thu), đặc biệt tại các chốn tổ cũng đều có tổ chức các lễ hội như lễ hội chốn tổ…

Và trong báo cáo chia sẻ của Thượng tọa Thích Thanh Vân những niềm vui mừng là Hải Dương ngày nay đã có được 80% chùa chiền được trùng tu và xây dựng mới. Toàn tỉnh có 38 ngôi được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 42 ngôi được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Hiện tại khu di tích lịch sử Côn Sơn nơi gắn liền với Tổ Huyền Quang đang được chính quyền xét duyệt đầu tư xây dựng, tương lai đây sẻ trở thành một danh lam thắng cảnh rạng rỡ của Phật giáo Hải Dương và cả nước. Cũng như khu di tích lịch sử chùa Thanh Mai, nơi gắn liền với cuộc đời tu hành của Tổ Pháp Loa cũng đang nghiên cứu lập hồ sơ xin trùng tu sửa chữa…

Còn nhiều niềm vui khác nữa trong những công tác quản lý và hoạt động văn hóa Phật giáo mà Ban Trị sự và Ban Văn hóa Phật giáo tỉnh Hải Dương đã đạt được rất ấn tượng như vấn đề bảo quản tốt hai tòa cửu phẩm liên hoa xưa quý, cũng như hệ thống tượng thờ được các chùa có ý thức bảo quản rất nguyên trạng như ở chùa Đống cao chùa Đông Thuần…

Niềm vui lớn nữa là ý thức chuyển giao kế thừa cho các thế hệ, như ngay chính trong buổi tiếp đón là làm việc với Ban văn hóa Phật giáo Trung ương, Ban Trị sự đã chủ động cho các Tăng, Ni sinh cùng ngôi lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm về quản lý Văn hóa và hoạt động Văn hóa để các Tăng, Ni sinh và Phật tử có ý thức về những giá trị văn hóa mà cha ông ta đã để lại…

Thậm chí ngay trong những đề xuất, chúng tôi cũng nhận thấy những niềm vui và trách nhiệm rất cao:

Như đề nghị Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội có những hỗ trợ tích cực để Ban Trị sự và Ban Văn hóa THPG Hải Dương có những định hướng đúng đắn trong công tác quản lý và hoạt động văn hóa tốt nhất; Hoặc đề nghị Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương nên mở các kỳ hội thảo, các khóa tập huấn chuyên sâu để bổ túc những kiến thức về quản lý vả hoạt động văn hóa cho các Ban Văn hóa các tỉnh thành…

Niềm vui nở bùng như những đóa hoa mà BTS Hải Dương dâng tặng

HT. Thích Hải Ấn chia sẻ niềm vui

và những phần quà đạo vị

Các Tăng, Ni sinh cũng tham dự học hỏi kinh nghiệm

Niềm vui tiếp nối niềm vui khi đoàn đến thăm và làm việc với Ban Trị sự THPG Hương Yên tại chùa Bắc Hòa (chùa Phố, TP. Hưng Yên). Tại đây sự tiếp đón rất nồng nhiệt TT. Thích Thanh Hiện, Trưởng Ban Trị sự; ĐĐ. Thích Thanh Quang, Chánh Thư ký, kiêm Trưởng Ban Văn hóa THPG Hương Yên cùng chư Tăng và đông đảo Phật tử cũng tiếp đón đoàn .

Trong niềm hoan hỷ lớn, TT. Thích Thanh Hiện đã phát biểu vấn an và chào mừng chư tôn đức và các thành viên Ban Văn hóa đã không quản đường xa về tận Hưng Yên thăm và làm việc. ĐĐ. Thích Thanh Quang đã báo cáo cụ thể những hỏa động Phật sự của Ban Văn hóa THPG Hưng Yên trong những năm qua.

Hiện nay tại Hưng Yên có 321 Tăng Ni và trong 14 năm qua Hưng Yên đã tổ chức được 11 Đại giới đàn truyền giới cho các giới tử và dã đào tạo hơn 100 Tăng Ni tốt nghiệp Trung cấp Phật học.

Hiện tại trên toàn tỉnh Hưng Yên có 558 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có 41 ngôi được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia…

Ngoài công tác thống kê, bảo quản, quản lý Văn hóa rất tốt, Ban Văn hóa THPG Hương Yên còn có những hoạt động văn hóa quy mô như đại lễ Vesak 2008, Đại lễ 1000 năm Phật giáo Thăng Long-Hà Nội và các kỳ lễ hội văn hóa các chùa, các tổ chức xã hội…

Và một niềm vui nữa là mỗi năm Tăng, Ni trong toàn tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công tác trùng tu xây dựng. Trên tinh thâng đó, hiện nay hầu hết các ngôi chùa tại Hưng Yên đã được trùng tu sửa chữa. nâng cấp. Một số chùa được xây dựng mới trên nền móng chùa cũ hàng ngàn năm tuổi…

Những đề xuất chính là cần sự chỉ đạo sâu sát của Ban Văn hóa Trung ương; cần có mối liên lạc thường xuyên giữa Ban Văn hóa Trung ương và Ban Văn hóa địa phương để kịp thời chỉ đạo và hỗ trợ; Ban Văn hóa Trung ương cần có kiến nghị với Trung ương Giáo hội, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch phân định rõ ràng việc quản lý các chùa là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, trành những cản trở trong việc quản lý tự viện và hoằng pháp của quý Tăng, Ni trụ trì…

Niềm vui thể hiện từ cung cách đón tiếp

và tinh thần hợp tác trách nhiệm cao trong làm việc

thì những nụ cười đạo vị sẽ nở mãi

Và tuy buồn hay vui, tại các nơi đến chư tôn Hòa thượng trong Ban Văn hóa Trung ương GHPG VN mà cụ thể là Hòa thượng Thích Hải Ấn và Hòa thượng Thích Quang Nhuận cũng đã ân cần lắng nghe chia sẻ động viên trong niềm hoan hỷ và đã có những lời dặn dò sát với tình hình thực tế của từng địa phương.

Một điều mà chư tôn Hòa thượng lo lắn nhất là mãi đến bây giờ tại các Ban Trị sự các THPG Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên đều chưa triển khai điền dã, sưu tầm, tập hợp tư liệu để triển khai biên soạn tài liều Lịch sử Phật giáo tại mỗi tỉnh, chư tôn Hòa thượng đã động viên các ban Trị sự mà cụ thể là các Ban Văn hóa cần sớm thực hiện để Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương căn cứ vào đó biên soạn lại Lịch sử Phật giáo Việt Nam…

 N.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here