Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Bạn là ai?

Bạn là ai?

160
0

– Bạn là ai?
– Tên tôi là Peter.
– Nếu bạn đến từ Nicaragua, bạn sẽ được gọi là Pedro. Vậy Pedro và Peter là một hay là hai?
– Một, bởi vì tôi là tôi thôi.
– Bạn là một cái tên sao?
– Không, dĩ nhiên là không.
– Vậy thì bạn là ai?
– Tôi là một người đàn ông.
– Bạn muốn nói bạn không phải là một người đàn bà?
– Không. Tôi nói rằng tôi là một người đàn ông.
– Nhưng bạn là đàn ông chỉ khi bạn không phải là đàn bà. Bạn là ai?
– Tôi là một đàn ông người Anh.
– Nếu bạn đến từ Nhật, Bạn sẽ là đàn ông Nhật Bản chứ?
– Không.
– Tại sao?
– Bởi vì tôi sinh ra ở Anh và nói tiếng Anh.
– Nếu bạn sinh ra ở Anh nhưng lớn lên ở Trung Quốc, bạn sẽ là người Trung Quốc hay người Anh?
– Sẽ là người Anh.
– Ồ, vậy… bạn không phải là người, bạn là quốc gia thì phải hơn chứ. Bạn là ai?
– Tôi là cháu nội của một nhà thám hiểm Bắc cực nổi tiếng. Ông tôi đã từ vùng cực Bắc trở về, mang theo con gấu Bắc cực trong vỏ tàu của ông.
– Và những thứ đó, bạn nghĩ nhờ nó mà bạn được minh định thêm, là ông nội bạn hay là con gấu Bắc cực đó?
– Làm sao mà tôi phải được công nhận bởi gia đình tôi? Tôi là tôi chứ.
– Vậy ra bạn thích làm một con gấu Bắc cực “mồ côi’?
– Không! Tôi là một người đàn ông thông minh, tháo vát, mọi người đã nhận xét như vậy.
– Bây giờ, hãy nhìn tôi đây, này Peter, người thông minh, tháo vát và đặc biệt bởi ông nội là nhà thám hiểm Bắc cực nổi tiếng. Còn gì khác nữa để phân biệt bạn với người khác?
– Con gái út của tôi là chuyên viên thể dục thể thao quốc tế và mẹ tôi đã mất khi tôi hãy còn là một đứa trẻ.
– À, bạn vừa là một Peter tội nghiệp, vừa là một Peter may mắn. Cái gì đích thực là bạn: một bé trai sớm mất mẹ hay một người cha có đứa con gái thành đạt?
– Cả hai đều có trong tôi. 
– Ở đâu?
– Bạn muốn nói ở đâu?
– Tôi muốn nói có phải nó ở bên trong bạn, gần phía trên đầu bạn hay phía chân bạn?
– Có lẽ ở giữa, gần trái tim tôi.
– Nó là một thứ cảm giác chăng?
– Phải rồi.
– Nó to như thế nào?
– Tôi không rõ.
– Nó màu gì?
– Không có màu gì cả.
– Vậy thì hình dáng?
– Không có.
– Nhưng nó ở bên trong bạn mà?
– Vâng.
– Nếu chúng tôi cắt lấy tim bạn ra, chúng tôi có thể thấy không?
– Tôi không giả thiết như vậy.
– Vậy thì nó ở đâu?
– Tôi không biết.
– Bạn có chắc rằng nó ở bên trong bạn không?
– Nó còn có thể ở đâu nữa?
– Nhìn lại đi. Lại đây. Hãy nhìn vào gương xem. Bạn thấy có thông minh, có ông nội, có sự tháo vát, có chuyên viên thể dục không?
– Không.
– Bạn thấy có người Anh không?
– Không.
– Có thấy Peter không?
– Không biết.
– Tốt. Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu rồi. Bạn là ai?
Nếu Vô ngã thì ai sinh, ai chết, ai hành thiền?

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong giáo lý Phật giáo là khái niệm Vô ngã. Nhưng nếu Vô ngã thì ai nổi cơn giận dữ, ai sa ngã trong tình yêu, ai làm ra những thành công, ai để lại tiếng tăm sau khi chết và ai đi tái sinh? Tất cả điều đó gợi ý nghĩ gì khi nói Vô ngã? Nhiều lúc con người ta e sợ ý nghĩa Vô ngã này, tưởng tượng như là chính họ sẽ bỗng nhiên biến mất trong khói thuốc, như trò của nhà ảo thuật vậy.

Chúng ta có thể hiểu Vô ngã bằng nhiều cách. Đức Phật đã nói rõ rằng những gì mà chúng ta gọi là “ngã” chẳng qua là sự tập hợp của các uẩn – những yếu tố về tinh thần và thể xác – mà sự hoạt động phụ thuộc lẫn nhau đó tạo ra sự xuất hiện của đàn ông, đàn bà và rồi chúng ta gắn chặt mình với các ảnh tượng hay sự xuất hiện đó, chấp giữ nó thành cái Ta (ngã) hay Của Ta (ngã sở), làm như nó vốn có cái Ngã thường hằng vậy. Chẳng hạn, buổi sáng thức dậy nhìn vào gương thấy ảnh bạn phản chiếu trong đó, và bạn nghĩ, “phải rồi, kia lại cũng là ta mà”. Và thế là chúng ta thêm đủ loại khái niệm vào cho cái Ngã, rằng Tôi là một người đàn bà (hay đàn ông), tôi trải qua ngần này tuổi, tôi là một người hạnh phúc hay bất hạnh… Và cái list này cứ dài ra mãi.

Tuy nhiên, khi chúng ta khảo cứu lại kinh nghiệm của chúng ta, chúng ta thấy rằng không có cái gì cốt lõi tồn tại liên quan đến kinh nghiệm của người đó; đơn giản hơn, nó là “cuộn tròn của hiện tượng trống rỗng”. Trải nghiệm là sự trống rỗng trong cảm thọ vì không có ai đằng sau sự phát sinh hay sự thay đổi của hiện tượng đó.

Cầu vồng là một ví dụ thích hợp cho ý nghĩa này. Chúng ta đi ra ngoài sau cơn mưa bão và khoảnh khắc đó chúng ta thấy được ánh sáng của cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Hầu hết chúng ta thường thích thú một cách đơn giản các cảnh vật nhìn thấy mà không hề suy xét đến sự thật tự nhiên của những gì đang diễn ra. Nhưng khi chúng ta nhìn sâu vào, nó trở nên rõ ràng rằng không có “vật gì” là “cầu vồng” một cách độc lập ngoài trạng thái đặc biệt của không khí, hơi nước và ánh sáng.

Mỗi người chúng ta đều thích cầu vồng, một xuất hiện tốt lành, một trò huyễn hoặc đang phát sinh từ sự phân tán nhiều yếu tố của tinh thần và thể chất. Vì vậy, khi cơn giận dữ xuất hiện, hoặc chán nản hoặc yêu thương, hoặc thích thú… thì nó chỉ là giận dữ đang giận, buồn sầu đang buồn, yêu thương đang yêu thương, thích thú đang thích… Những cảm giác khác nhau cứ đến và đi, mỗi mỗi đều diễn tả một cách đơn giản trạng thái tự nhiên của nó. Rắc rối chỉ xuất hiện khi mà chúng ta đồng nhất những trạng thái cảm xúc, những suy nghĩ, cảm giác như một sự hiện hữu của “Ngã” hay thuộc về “Ngã”: “Tôi là cơn giận, tôi là nỗi buồn”. Lầm lẫn đó dẫn đến việc đồng nhất mình với những trải nghiệm cảm xúc, để rồi chúng ta cam tâm tình nguyện làm một tù nhân của Ngã và sự phân ly.

Như một trắc nghiệm tỉnh thức, thời gian tiếp theo bạn cảm thấy gắn liền với một cảm xúc mạnh mẽ, hay một sự phản ứng, một lời phán xét… Bỏ qua những vấn đề đó và không hệ thuộc vào cảm xúc vật lý, trở về sự rút ngắn đầy nghị lực thường nhận thức ở tim. Nó là một cảm giác căng thẳng, áp lực ở giữa lồng ngực. Sự thư giản tim chỉ đơn giản là thừa nhận những cảm giác, cảm xúc đang có mặt ở đó. Mở ra một không gian để có chỗ cho mọi thứ đang là diễn ra. Giây phút đó, cảm giác về sự phân ly biến mất, sự hợp nhất giữa lòng Từ và Không tánh trở nên rõ ràng. Chúng ta sẽ thấy ở đó không có gì tách biệt, như nhà thơ Lý Bạch đã viết : “Tôi cùng ngồi với núi, đến lúc chỉ thấy núi thôi” .    

(Theo Tricycle, Tuệ Châu dịch)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here