Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Bạn có thể thành Phật

Bạn có thể thành Phật

143
0

Người mà ngày càng thích phát triển sâu con đường tâm linh thì không thể không để tâm đến đức Cồ Đàm, bởi vì sự hiện diện của Ngài có ý nghĩa rất quan trọng. Trong suốt cuộc đời của mình, Đức Phật đã có bốn mươi ngàn tăng sĩ tỏa đi cùng khắp truyền bá tiến trình tâm linh. Bằng cách im lặng của riêng mình, Đức Phật đã làm thay đổi thế giới mãi mãi. 

Đức Phật Pournami luôn có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Du già (nền văn hóa của tâm hồn). Mặc dù mọi người thường hay liên tưởng Đức Phật là Gautama, Đức Phật không phải một vị Phật duy nhất. Đã có hàng ngàn vị Phật thị hiện trên hành tinh này và sẽ còn có nữa. “Budh” ngữ căn của từ buddhi nghĩa là trí tuệ; “dha” ngữ căn của từ dhadha tức là bậc trưởng thượng, bề trên – nằm ngoài khả năng hiểu biết của mình, và không còn là một phần trong suy nghĩ và cảm giác của mình. Người mà có trí tuệ siêu việt gọi là Phật 

Giờ đây, hầu hết mọi người đều có nhiều ý tưởng, cảm xúc, quan điểm, và tất nhiên cả những định kiến nữa. Xin vui lòng hiểu rõ những gì bạn cho là “bản thân mình” thì chỉ là một mớ lộn xộn gồm  những điều mà bạn đã thu thập được từ bên ngoài. Mọi loại tình huống mà bạn đã tiếp xúc dù có loại gần như vô nghĩa nhưng bạn cũng vẫn thu thập lại trong tâm trí của bạn. Tâm trí của bạn là cái thùng rác xã hội vì bạn không có quyền lựa chọn cái gì nên giữ và cái gì không nên giữ. Bất cứ ai đi qua cũng có thể ném vào đầu óc của bạn một cái gì đó. Bạn có thể trân trọng cất giữ thứ vô nghĩa này coi như là vật gì đó thiêng liêng nếu bạn muốn nhưng nó sẽ không thể trở thành thần thánh, vì dễ hiểu thôi đó chỉ là tâm trí. Có một cách để trải nghiệm cuộc sống và vượt qua quá trình mà bạn gọi là tâm trí. Đó là, bạn cần phải đóng thùng rác lại và để nó sang một bên.

Tâm trí là một pháp có thể nhận thức bằng giác quan, nhưng nếu bạn quá say mê nó, nó sẽ tặng cho bạn một chuyến đi dài vô tận. Nếu bạn sống trong suy nghĩ và cảm giác, bạn sẽ là người phải chịu đau khổ không ngừng – bạn không thể ngăn chặn nó. Đau khổ vẫn thường thấy. Có thể khi bạn đang ngắm nhìn hoàng hôn, cảnh đẹp đến mức bạn quên tất cả mọi thứ, nhưng đau khổ không biến mất mà ngồi ở đằng sau bạn như một cái đuôi. Lúc ngoái cổ nhìn lại, nó đã ở ngay đó. Những gì bạn gọi là “hạnh phúc của tôi,” là những khoảnh khắc khi bạn quên đi sự đau khổ của mình. Ngày nào bạn còn sống trong suy nghĩ và cảm giác, ngày đó sự sợ hãi, niềm lo âu và sự tranh giành vẫn thường xảy ra, đó là bản chất của tâm trí.

Con người chính vì không thể chịu đựng được sự tra tấn của tâm trí nên họ nghĩ ra nhiều lề thói xã hội đi bên dưới tâm trí. Việc ăn uống quá độ, sự đắm mình trong những thú vui vật chất, và chứng nghiện rượu, tất cả đều là những lề thói đi bên dưới tâm trí. Con người lợi dụng chúng và trong một vài phút họ không còn nhớ đến sự tra khảo. Bạn đam mê rượu chè rồi vùi mình vào giấc ngủ. Trong một vài giờ tâm trí tuyệt đối không quấy rầy bạn bởi vì bạn đã đi dưới tâm trí. Bạn rất vui và cực kỳ thoải mái bởi vì đột nhiên những tra tấn của tâm trí đối với  bạn không còn nữa. Vì thế bạn đâm ra nghiện rượu vô cùng.

Nhưng bản chất của quá trình tiến triển đến nỗi được cho là tồn tại bên dưới tâm trí này bây giờ đã phát triển thành tâm trí. Nếu muốn không bị ràng buộc, cần phải đi vượt ra ngoài tâm trí. Sẽ không có những điều như thế trở lại. Nếu bằng cách sử dụng hợp chất gây nghiện để đi bên dưới tâm trí, bạn sẽ thấy, cuộc sống lúc nào cũng bắt kịp bạn với cường độ mãnh liệt hơn rồi sau đó thì hết. Cuộc sống là luôn là như vậy. Đau khổ khốc liệt hơn.  Quá trình yoga là để xét xem làm thế nào để vượt qua sự giới hạn của tâm trí. Chỉ khi bạn vượt ra khỏi phạm vi giới hạn của tâm trí thì bạn mới có thể thực sự là chính bạn.

Tịnh Như dịch

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here