Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Bạn có thể sống nếu không dùng đến tiền?

Bạn có thể sống nếu không dùng đến tiền?

155
0

Màng đêm buông xuống, những ngôi sao lấp lánh và sau đó một vài giờ đồng hồ, Suelo đi chậm rãi trên những mỏm đá bắt chước tiếng kêu của những chú quạ, đó lời chào của Suelo – âm đục và cao như quạ kêu. Suelo dáng người cao dong dỏng và da sạm, hôm qua vừa mới làm lại lối vào hang của mình, di chuyển một số lớn đất đá để làm bậc cấp. Đôi  bàn tay lấm đầy đất, và tóc của Suelo trông xám xịt bù xù như một tổ quạ. Suelo cười lộ hai hàm răng đưa cho chúng tôi xem một ít đồ dùng và thực phẩm mà anh ta kiếm được trên đường do một ai đó đã vứt bỏ: một cái mũ len và đôi găng tay, một cái áo jacket, một cái dây nịt nhựa còn bọc nilon, một chiếc quần và một đôi sandals mà anh ta đang đi. Suelo còn cầm trên tay mấy lon đồ hộp qua thời hạn và một cây nến sáp, những thứ này cũng đều là đồ vứt đi của xứ Mỹ. Suelo gặp tôi và nói: “Bạn cũng mang theo đồ dùng à.” Tôi mang cho Suelo một túi táo và một lốc phó-mát đã mua ở siêu thị nhưng những thứ này so với những gì mà Suelo hiện có thì chúng trở nên tầm thường.

Suelo đốt nến và khơi lữa trong lò làm bằng một tấm thiết đen có thể từ một chiếc hộp đựng bánh quy Giáng sinh nằm tựa sát vách hang. Một lát sau khói quyện trong đêm và sưởi ấm chiếc hang. Tôi liền lien tưởng đến tại sao John và Baptist đã sống sót chỉ bằng mật ong và những con châu chấu trên sa mạc.

Suelo đã tốt nghiệp trường đại học Colorado ngành Dân số học, rồi sau đó học thành một bác sĩ, từng làm việc, nhận lương và có cả một sổ tài khoản. Năm 1987, sau khi nhiều năm làm trợ lí kĩ thuật trong một phòng lab ở bệnh viện Colorado, Suelo tham gia vào Hiệp Hội Hòa Bình và được bổ nhiệm tới một ngôi làng ở nước Ecuador thuộc rặng Andes. Suelo đảm nhiệm vai trò giám sát sức khỏe cho những người dân thiểu số tại đây, giáo dục cho họ biết phương pháp cấp cứu, chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và cấp phát thuốc men; một việc đáng tự hào nhất của anh là trợ sản thành công ba ca. Suelo đã giúp bộ lạc ở đây giàu có hơn trong một thập kỉ, và suốt hai năm ở đây anh đã quan sát người dân trong làng đã bắt đầu tiếp xúc với nền kinh tế có tính hiện đại.

Họ bán thực phẩm sản xuất được trên những cánh đồng của họ như hạt quinoa, khoai tây, bắp, đậu đổi lấy tiền, rồi dùng để mua những thứ chưa từng dùng đến, vì vậy Suelo phải giúp họ giải thích cách dùng. Họ mua soda, bột mì, đường, mì sợi và một bịch bột ngọt để nêm nấu thức ăn. Họ còn mua cả tivi. Suelo giải thích rằng họ càng tiêu phí thì họ càng mất sức khỏe. Suelo có thể theo dõi sự suy giảm sức khỏe bằng các kiểu biểu đồ của mình. “Xem này!” anh ấy nói, “tiền bạc đã làm suy giảm sức khỏe của họ.”

Qua kinh nghiệm của sự thay đổi, Suelo quyết định thay đổi cách sống của mình. Anh chuyển đến Moab và làm việc giúp đỡ trong một trại phụ nữ 5 năm. Anh ấy muốn giúp người nhưng lương bổng hình như không trung thực – Làm thế nào để đáp ứng như cầu? Câu trả lời được đặt ra, “từ bỏ mọi sở hữu, sống không cần các tài khoản và vay mượn.” Suelo giải thích trên blog của mình, “cho đi một cách tự tại và nhận lấy một cách tự tại, bỏ các khoản cho nợ, không vay ai cái gì, sống và đi vô tội, không oán hờn hay công bằng.” Suelo cho rằng mục đích cuộc sống là bao dung, mà bao dung phải có ý nghĩa như trong cổ điển, từ gratia trong ngôn ngữ Latin có nghĩa là hoan hỉ vui vẻ – cũng còn có nghĩa là tự do.

Năm 1999, Suelo đến tu học trong một tu viện Phật giáo ở Thailand, anh ta chỉ cần đủ số tiền cho chiếc vé máy bay. Từ đó, Suelo đi sang Ấn Độ và cảm thấy thích thú với những đạo sĩ khổ hạnh. Ở Ấn Độ hiện nay vẫn còn khoảng 5 triệu đạo sĩ khổ hạnh đi hành khất khắp đường phố và ẩn trú trong những khu rừng. Suelo nói: “Tôi muốn trở thành đạo sĩ. Nhưng có gì hay khi tôi làm một đạo sĩ khổ hạnh ở Ấn Độ? Một thể nghiệm trung thực nhất là sống như một kẻ khổ hạnh trong những nơi tôn sùng đồng tiền.”

Trong hang của Suelo không đủ rộng cho hai người, vì thế tôi phải ngủ ở ngoài, trên rìa của một ngọn núi đá cao cả trăm foot. Suelo giải thích, sống ở đây không sợ thú dữ. Nhưng ở trong hang vẫn có cả chuột và các loại côn trùng, Suelo vẫn nghĩ đó là hang của chúng. Tôi ngồi xổm gần một cái tổ bò cạp, chúng đang bò lên vách hang mà như không hề thấy tôi.

Buổi sáng với Suelo thật đơn giản và chậm chạp bằng một tách trà tự chế biến từ các cọng cây piñon và juniper, sau đó bơi trong dòng nước xanh bên những hốc đá đỏ. Rồi cả hai nằm phơi nắng của xứ Utah. Đến trưa, chúng tôi tìm thức ăn dọc theo hai bên bờ và dưới các mỏm đá. Chúng tôi kiếm được các loại thực vật giữa các hốc đá và lá rau trong như lá su bắp. Sauk hi ăn xong Suelo đi xuống dòng nước mát và tắm mà không cần xà phòng. Ở đây chúng tôi hái được cả cải xoong và rau diếp tươi như ở siêu thị. Trên hai bờ chúng tôi còn phát hiện nhiều loại hành hoang, củ to tròn ra khỏi mặt đất. Thời gian còn lại, Suelo chỉ cho tôi thấy nhiều loại côn trùng đẹp mắt như kiến, ấu trùng, mối, thằng lằng… Suelo bảo mới đây anh ta còn thấy cả dấu chân nai chạy qua còn in trên đất.

Tôi bảo với Suelo rằng sống không tiền thật là khó. Sợ đói ư? Thật sự anh ấy chưa bao giờ thiếu ăn (những người bạn ở Moab thỉnh thảng cũng giúp anh). Sợ bệnh tật chăng? Có một lần đã xảy ra, su khi ăn xong cây  xương rồng hoang, Suelo đã ói và hôn mê. Anh ấy nghĩ mình sắp chết và viết một mẩu tin nhắn cho bất kì ai gặp xác mình. Nhưng anh ấy đã may mắn thoát chết. Đó là một thời điểm khó quên. Suelo nói: “Gian nan là một cơ hội tốt. Chúng ta cần thử thách, con người cần phải tôi luyện, hệ thống miễn dịch của con người cần nó. Gian nan của tôi chưa là gì, sự việc vừa qua chẳng sao.” Khi tôi tiếp chuyện với Suelo và đề nghị mời anh ấy về lại Newyork làm việc với mức lương 2.400 dollar mỗi tháng, anh ấy chỉ đáp lại với cái lắc đầu. Điều mà tôi không nói được là sự hiện diện của tôi ở đây là việc làm tiền cho một tờ tạp chí, viết về vấn đề chính nó, người ta sống không cần phải quá tiêu phí. Khi chuẩn bị cho nấu nướng Suelo bảo với tôi rằng cách đây mấy năm anh ấy có một người láng giềng trong núi, anh ta nghiện rượu, sống trong một chiếc hang lơn hơn của Suelo. Người đàn ông già đó làm nghề đãi vàng trên suối và kiếm đủ tiền hằng tháng để mua bia uống. Suelo xem tài phú là sự tàn phá của chính chúng ta. Anh ấy nói: “Chúng ta coi vàng là gì? Vàng thì đẹp thật nhưng thực tế chẳng là gì. Một số người coi nó là giá trị, thế rồi người khác cũng chấp nhận quan điểm này. Người Mỹ bản xứ cho rằng người châu Âu khùng, vì lòng tham của họ quá coi trọng một thứ kim loại có màu vàng này.”

Suelo xào món cải xoong, lá mù tạc, và hành hoang, trộn với hạnh nhân tươi mà anh ấy nhặt ở trong vườn cây ăn trái của một người bạn và một ít bơ. Chúng tôi dùng bữa trên chảo còn bốc khói. Sống trên những mõm đá cao thì cuộc sống của người khổ hạnh dường như đúng nghĩa. Nhưng bản thân tôi thì không muốn sống trong hang. Tôi thích sống ở nhà, có điện. Nhưng rõ ràng là có cái đẹp trong cuộc sống giản dị. Đó là một cái nhìn chung của những người không phải là người Mỹ ngày nay. Chúng tôi không tôn sùng đời sống khổ hạnh, nhưng chúng tôi cũng không quan niệm tiền bạc là sai. Nó giúp chúng ta giải quyết việc nhà cửa. Suelo không nhận sự trợ giúp của chính phủ hay thức ăn trợ cấp, nhưng anh vẫn sống, không quan tâm đến tiền bạc. Suelo đã công bố một phương thức sống hiện thực và hầu như gần đây đã trở thành một xu hướng mới.

Suelo tuổi 48, anh công bố: “Tôi sẽ làm những gì mà con người đã làm từ hàng triệu năm về trước. Tại sao phải buồn khổ khi tôi chết trong sơn cốc và không cần phải đợi đến già có đầy đủ các loại bảo hiểm? Tôi có một niềm tin rất lớn trong sức mạnh của sự lựa chọn tự nhiên. Và một ngày nào đó tôi sẽ tìm thấy được.” Cho đến nay, khi nghĩ về Suelo thì tôi liền nghĩ đến loài quạ, làm sạch các thây chết, một phần mà chúng ta để lại sự thối rữa trên địa cầu này.

 Thiện Chánh dịch, nguồn: http: www. men.style.com.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here