Trang chủ Phật giáo khắp nơi An Viên Vĩnh Hằng: Một đời viên mãn, một cõi vĩnh hằng

An Viên Vĩnh Hằng: Một đời viên mãn, một cõi vĩnh hằng

109
0

Nhu cầu bức thiết

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc lo hậu sự luôn là một việc hệ trọng của cuộc đời mỗi con người cũng như vấn đề quan tâm của gia đình và xã hội. Chúng ta đang đứng trước những không ít bức xúc liên quan đến môi trường, đến bảo vệ tài nguyên đất, đến vấn đề văn hóa, đến vấn đề tâm linh liên quan đến việc xây dựng nghĩa trang.

Không chỉ là nơi an nghỉ của người đã khuất, nghĩa trang có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục con người về đạo lý đối với tổ tiên, về trách nhiệm đối với xã hội, giữ gìn được chất văn hoá của người Việt và đồng thời cũng dần dần đưa ta đi vào cái nề nếp của đời sống hiện đại.

Chính vì vậy, việc xây dựng một nghĩa trang hiện đại như An Viên Vĩnh Hằng vừa bảo đảm được những giá trị về mặt tinh thần, tâm linh, vừa bảo đảm quy hoạch phát triển không gian. Việc xây dựng tốt một nghĩa trang mà nó vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người lại đáp ứng được việc bảo vệ môi trường cảnh quan và bảo tồn những tài nguyên đất nước, là một việc làm hết sức hữu ích.

 “Tôi tin rằng An Viên Vĩnh Hằng sẽ trở thành một mẫu mực để giải quyết một vấn đề rất quan trọng của tỉnh nhà cũng như đóng góp vào những kinh nghiệm chung của đời sống hiện đại ngày nay”, nhà sử học cho hay.

Theo ông Dương Trung Quốc, An Viên Vĩnh Hằng nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng cũng đồng thời nó cũng đáp ứng được nhu cầu đối với nhiều trung tâm dân cư lớn khác, gồm thành phố rất lớn là TP.HCM và những khu lân cận.

“Vị trí này là rất đắc địa. Nó vừa gần những khu dân cư đang lớn, nó nằm trên một địa hình thích hợp, sử dụng, khai thác được địa hình là đất đồi. Phía trước là một con đường, một dòng sông rất đẹp và rất tiện lợi chảy qua, theo phong thủy truyền thống, có thể nói là rất hoàn thiện”, ông Dương Trung Quốc nhận định về dự án.
 

Ông Đoàn Thạnh, Bí thư huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho rằng, lâu nay chúng ta chỉ nghĩ đến vấn đề an cư cho người sống, nhưng lại không nghĩ đến những công trình phục vụ cho những người đã khuất. Chính vì vậy, An viên Vĩnh Hằng đã đáp ứng cho những nhu cầu đó và hiện nay tập tục văn hóa của người Việt Nam là người chết sẽ được chôn, ít thiêu nhưng trên dự án này vừa có thể chôn, vừa có lò thiêu. Đây là một hình thức tốt, cần khuyến khích do đó chúng tôi rất ấn tượng và ủng hộ

Hơn thế nữa, theo quan niệm, đất Nghĩa trang là đất “chết”, nhưng Nghĩa trang Vĩnh Hằng là nơi để phục vụ cho những người đã khuất nhưng đem lại môi trường tốt cho người đang sống, vừa tạo được việc làm, vừa góp phần cho kinh tế địa phương và cũng phù hợp với chủ trương chung về văn hóa của người Việt Nam.

Dự án cho mọi thành phần, tôn giáo

Dự án An Viên Vĩnh Hằng là mô hình và dịch vụ rất mới trên đất nước ta vào những năm gần đây, mang nhiều ý nghĩa nhân văn vừa phục vụ cho những người quá cố vừa thể hiện tính nhân đạo, lòng tri ân của con cháu thế hệ đời sau. An Viên Vĩnh Hằng quy mô 116 ha bao gồm 9 khu như: Xuân Viên, Hạ Viên, Thu Viên, Đông Viên, Đồi Phương Nam, Đồi Bình Minh, Đồi Tây Thiên, Đồi Vọng Phúc, Thung Lũng An Nhiên.

Trong khi 4 khu vườn: Xuân viên, Hạ viên, Thu viên và Đông viên được thiết kế mô phỏng mang sắc thái của bốn mùa trong một năm như khơi gợi ý niệm về sự tuần hoàn của tự nhiên theo quy luật thời gian thì 4 quả đồi: Phương Nam, Bình Minh, Vọng Phúc và Tây Thiên được lồng ghép sắc thái xã hội rõ nét. Các khu vực được thiết kế đặc thù cho các đối tượng nhất định.

Điển hình như khu Vọng Phúc ưu tiên hơn cho các giáo dân của Công giáo thì ở đồi Tây Thiên các tông đồ Phật giáo sẽ cảm thấy sự bình an khi ngay phía trên đỉnh đồi có Tôn tượng A Di Đà từ bi tọa lạc. Giữa những núi non trùng điệp đó, Thung lũng An Nhiên với địa hình thoải dốc là nơi bậc tiền nhân của các Gia tộc có thể an tâm ngơi nghỉ.

tuong_phat_ADiDa.jpg
 

Dự án An Viên Vĩnh Hằng được thiết kế cho các thành phần dân tộc, tôn giáo nên công trình được xây dựng phong phú và đa dạng. Các công trình kiến trúc đặc thù có thể kể đến: Đền thờ các anh hùng liệt sĩ Đông Nam Bộ, Liệt tổ tri ân điện là Đền thờ các vua hùng và các vị tiền nhân có đóng góp cho xã hội, đât nước. Tịnh độ liên đài và tượng Phật A Di Đà cao 35m tọa lạc trên quả đồi cao 50m, Tượng chúa cứu thế, Bảo tháp 9 tầng, chùa, nhà hàng, khách sạn dọc bờ sông cho khách lưu trú. Bến cảng đưa đón khách bằng đường sông. Nhà lưu cốt, Nhà hỏa táng, Các loại kiến trúc đặc sắc khác nhau cho mộ đơn, mộ đôi và mộ gia đình.

Từ Cổng chính của dự án, theo Đại lộ Vĩnh hằng chạy thẳng vào khu trung tâm. Bồ Đề Bảo Tự được đặt ở vị trí chính diện và là điểm nhấn của trục cảnh quan chính. Với hình thức mái ngói đặt trưng kiến trúc chùa Việt Nam, Bồ Đề Bảo Tự được xem là biểu tượng của toàn khu nghĩa trang.

Liệt tổ tri ân điện là nơi thờ các bậc Tiền nhân, các Vua Hùng, các vị danh nhân tiêu biểu trong lịch sử dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Đền thờ được bố trí bên cạnh Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ chiến khu D, tạo thành một quần thể kiến trúc uy nghiêm nằm dọc theo dải công viên bờ sông Đồng Nai.

Lầu vọng cảnh là một hình thức của chòi nghĩ nhưng được bố trí thành cụm dọc theo bờ sông để khai thác cảnh quan của công viên ven sông. Hình thức kiên trúc nhẹ nhàng, hài hòa với tự nhiên và là nơi nghĩ chân lý tưởng của khách vãng lai.

Tinh tâm xá là những công trình nhỏ đặt len lỏi dọc theo công viên bờ sông. Với hình thức kiến trúc đơn giản, nhẹ nhàng và hài hòa với thiên nhiên, khu vực nhà thiền là không gian yên lặng, tĩnh mịch, gợi cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng cho những người có nhu cầu thiền tự.

tinh_tam_xa-02.jpg
 

Tượng Phật Adiđà được đặt trên đỉnh cao nhất phía Bắc dự án. Theo đạo Phật thì Đức Quan Âm Bồ Tát chuyên cứu khổ và hóa độ chúng sinh lầm than. Tượng của Ngài thường được dùng trong phong thủy chế hóa phong khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách.

Theo GNO

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here