Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Ấn Độ: Thành lập ủy ban phiên dịch Tam tạng Thánh điển

Ấn Độ: Thành lập ủy ban phiên dịch Tam tạng Thánh điển

146
0

Tiến sĩ Ambedkar thường được gọi là Babasaheb, ông là nhà hoạt động xã hội và cải cách và là một học giả lớn của Ấn Độ. Dự án này đã được viện Nghiên cứu và Đào tạo Babasaheb Ambedkar (BARTI) đề xuất vào tháng 8 năm ngoái.

Marathi là một ngôn ngữ Ấn-Aryan ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiếng Phạn, là một trong số 23 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, đây là ngôn ngữ chính thức của bang Maharashtra và là ngôn ngữ bán chính thức ở bang Goa.

Theo số liệu điều tra dân số, đã có 73 triệu người nói tiếng Marathi ở Ấn Độ vào năm 2001.

Gautam Chabukswar  – người được tham gia dự án này bày tỏ sự háo hức: “Trong tháng đầu, chúng tôi sẽ tìm và thuê những học giả thông thạo tiếng Pali và Marathi. Dịch 50.000 trang của Tam tạng Thánh điển là một nhiệm vụ khổng lồ ước tính có thể mất 5 năm để hoàn thành. Chính quyền sẽ tài trợ kinh phí để chúng tôi hoàn thành dự án này”

Tam tạng Thánh điển tiếng Pali là bộ kinh được truyền lại trọn vẹn nhất. Tam tạng Thánh điển được chia thành ba phần: Kinh tạng , Luật tạng và Luận tạng. Kinh tạng  bao gồm các bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại đệ tử. Luật tạng chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già cũng như các giới luật của người xuất gia. Luận tạng chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học.

Các dự án của bang Maharashtra lấy cảm hứng từ sáng kiến dịch 84.000 lời dạy của Đức Phật. Chương trình này từ  năm 2010 đã bắt đầu dịch những câu nói và lời dạy của Đức Phật sang ngôn ngữ hiện đại với mục đích bảo tồn các giáo lý và để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận.

Hiện nay do sự suy giảm nhanh chóng trong kiến thức về ngôn ngữ cổ điển làm cho những di sản văn hóa về tâm linh có nguy cơ mất đi. Trong con số 84.000 lời dạy, chỉ có 5% những lời dạy của Đức Phật đã được dịch sang ngôn ngữ hiện đại.

Nguồn:GNO

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here