Theo giáo sư Shrikant Ganveer, giảng viên môn lịch sử Ấn Độ cổ đại và tiếng Sanskrit thuộc trường Đại học Deccan ở Ấn Độ, khoa khảo cổ học của trường này vừa mới phát hiện bảy hang động Phật giáo tại hai làng Dhondse và Bahirampada, quận Raigad.
Qua khảo cứu, các chuyên viên khảo cổ cho biết, những hang động này được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ II tr. CN và thế kỷ thứ II sau CN. Ông Ganveer nói: “Hai hang động tại Dhondse nằm trong một khu rừng rậm, vì thế chúng không bị thiên nhiên và con người tàn phá. Một trong hai hang động này có hình dáng giống như một tu viện của Phật giáo, nó được sử dụng như là một nơi thờ phượng hoặc là nơi cư trú của chư Tăng. Động còn lại có thể là một hội trường lớn dùng để cầu nguyện, nay không còn nguyên vẹn.”
Điều kỳ lạ ở đây là những hang động này không được đề cập trong tác phẩm của hai nhà khảo cổ người Anh-James Burgess và Henry Cazins và chúng cũng không có trong các bản báo cáo khảo sát hàng năm (từ năm 1947-2008) của ngành khảo cổ Ấn Độ. Các hang động này không có hoa văn trang trí và cũng chẳng có dòng chữ nào được khắc trong đó cả. Tuy nhiên, trên đường vào động có 10 tầng cấp được khắc sâu vào đá. Những tầng cấp này có thể do các phái đoàn hành hương, giới thương buôn và các tăng lữ cách nay 2.000 năm đi qua khắc vào. Cuộc khai quật lần này do tiến sĩ Vasant Shinde, hiệu trưởng Đại học
Theo Giác Ngộ