Lễ hội sẽ được tổ chức bởi hai tổ chức NETPAC (Mạng lưới Quảng bá Điện ảnh Châu Á) và Devika Foundation. Aruna Vasudev, Chủ tịch NETPAC, và Suresh Jindal Chủ tịch Devika Foundation, đều là những phật tử thuần thành.
“Ai cũng biết Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng ít người biết rõ các khía cạnh khác của tôn giáo này. Vì vậy chúng tôi nghĩ sao lại không tổ chức một lễ hội cho mọi người hiểu về triết học Phật giáo,” Vasudev nói với các phóng viên.
“Đã có nhiều lễ hội như vậy tổ chức ở Washington, Bangkok và London nhưng đây là lần đầu tiên ở Ấn độ,” bà bổ sung.
“Đã có nhiều lễ hội như vậy tổ chức ở Washington, Bangkok và London nhưng đây là lần đầu tiên ở Ấn độ,” bà bổ sung.
Lễ hội sẽ chiếu triển lãm các phim, trưng bày hình ảnh, các buổi khiêu vũ, cũng như tổ chức các buổi thảo luận và tranh biện, giới thiệu nhiều trường phái Phật giáo đang phổ biến trên khắp thế giới.
Tổng cộng sẽ có 22 phim ngắn và phim tài liệu về Phật giáo đến từ khắp nơi thế giới, sẽ được trình chiếu tại Hội động Quan hệ Văn hóa của Ấn độ.
“Chúng tôi có bộ sưu tập những phim hay từ những nước như like Bu-tan, Ác-hen-ti-na, Hàn Quốc, Miến Điện, Trung Quốc và Nhật Bản. Tôi ngạc nhiên về các loại phim đã xem qua, đặc biệt là phim về những nhà sư vĩ đại” Jindal nói.
“Điều này cho thấy Phật giáo đang tiến sang phương Tây rất nhanh.” Jindal nói thêm. Ông đã từng sản xuất những phim như Basu Chatterjee`s “Rajnigandha” và Satyajit Ray`s “Shatranj Ke Khiladi”.
Các giám đốc và những nhân vật trong các phim được trình chiếu sẽ có mặt trong sự kiện này.
Trong số khách mời sẽ có Giám đốc Yoon Yong-jin, ngôi sao điện ảnh Miến Điện Thumindu Dodantenna và Giám đốc Hector Kumarasiri.
“Tôi hy vọng lễ hội này sẽ tạo động lực cho các nhà làm phim thực hiện những bộ phim về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo,” Vasudev nói.
Sẽ có một triển lãm ảnh do nhà làm phim và nhiếp ảnh gia Benoy K.Behl mang tên “Hành trình Vĩ đại Nhất về Ý tưởng: Truyền bá Phật giáo”. Behl đã từng du lịch qua 19 nước để chụp hình và làm phim về Phật giáo.
“Triển lãm ảnh của tôi về Phật giáo sẽ tìm về nguồn gốc, sự hình thành, giai đoạn hưng thịnh ở Ấn Độ và tình hình phát triển của Phật giáo theo thời gian,” Behl nói.
Lễ hội sẽ tổ chức những buổi thảo luận có các học giả Phật giáo tham gia. Cái này do ICCR và Ban Quan hệ Công chúng của Bộ Ngoại giao hỗ trợ.
IANS: nguồn: phatgiao.org.vn