Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Ấn Độ: Khảo sát địa chất nhằm bảo tồn ĐH Phật giáo...

Ấn Độ: Khảo sát địa chất nhằm bảo tồn ĐH Phật giáo Vikramshila

217
0

 

GN – Bộ Khảo sát Địa chất Ấn Độ (ASI) ra thông báo về việc bảo tồn khu di tích trường Phật học Vikramshila ở quận Bhagalpur thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Vikramshila từng là ngôi trường Phật giáo nổi tiếng, tương đương với học viện Phật giáo Nalanda, cũng tọa lạc tại Bihar, đây là nơi có ý nghĩa lịch sử to lớn với số lượng du khách tăng hàng năm. 
 
DHVimu1.jpg
Một phần trường Phật học Vikramshila sau khi phát hiện
 
Dự án sẽ do chương trình Bảo tồn Di tích Adarsh của chính phủ Ấn Độ bảo trợ. ASI đã phục chế kiến trúc và cơ sở vật chất cho 100 tượng đài cổ trên khắp cả nước. 
 
“Chúng tôi chọn Vikramshila vì nơi này cũng như học viện Nalanda, một ngôi trường Phật học trang nghiêm với quy mô quốc tế,” theo D. N. Sinha – trưởng đoàn Khảo cổ học của ASI Patna. 
 
“Các nhà sư ở đây đến Tây Tạng và phát triển thể chế Lạt-ma ở đó. Vikramshila cũng được biết đến với dòng Kim Cương thừa”. 
 
Vikramshila, tọa lạc ở làng Antichak, 50km về phía đông thành phố Bhagalpur, do Hoàng đế Dharmapala (783 – 820) sáng lập trong khoảng cuối thế kỉ thứ 8, đầu thế kỉ thứ 9, với lý do là sự suy giảm chất lượng giảng dạy của học viện Nalanda. 
 
Vikramshila từng là trung tâm của Phật giáo Kim Cương thừa với hơn 100 giảng sư và hàng ngàn Tăng sinh. Rất nhiều học giả ưu tú theo học ở đây trước khi ra nước ngoài hoằng pháp. Atisha Dipankara (982 – 1054) là một đại sư và là người sáng lập Tân phái (Sarma) của Phật giáo Tây Tạng, từng theo học ở đây. 
 
Ngôi trường bị phá hủy vào năm 1193, khi Bakhtiyar Khilji đánh bại Lakshman Sena, vị vua người Hindu cuối cùng của Bengal. Theo truyền thuyết, quân lính của Khilji thiêu hủy ngôi trường vì cho rằng đây là thành trì. Ngôi trường bị quên lãng hàng thế kỉ đến khi Lakshmikanta Mishra tìm thấy gạch ngói và cấu trúc của nơi này từ một gò đất ở làng Antichak. Sau đó ông gửi những viên gạch đến đại học Patna để nghiên cứu, Khoa Khảo cổ học của trường và ASI bắt đầu khai quật khu vực này trong giai đoạn 1960 – 1969. ASI tiến hành một cuộc khai quật khác và tìm thấy một khu vực tu viện lớn và bảo tháp hình chữ thập ở trung tâm. Di tích này hiện chiếm diện tích khoảng 400m2. 
 
DHVimu2.jpg
Phần còn lại của trường Phật học Vikramshila
 
Người dân Bhgalpur yêu cầu tăng cường bảo vệ và phát triển khu vực này. “Có 208 tăng phòng xung quanh một mảnh đất trống có một bảo tháp ở chính giữa tại Vikramshila,” – theo Sinha. “Khoảng 80 tăng phòng đã được khôi phục và NTPC (Tập đoàn Nhiệt điện Quốc gia) Kahalgon hỗ trợ tài chính thông qua Quỹ Văn hóa Quốc gia. Với tiến độ này, việc khôi phục hoàn toàn ngôi trường sẽ mất khoảng 15 – 20 năm. Tuy nhiên, với đề án mới, tất cả tăng phòng sẽ được khôi phục đồng thời với tốc độ nhanh hơn”.
 
Theo ASI, cấu trúc của khu phức hợp chưa được gia cố sau lần khai quật kết thúc năm 1982 khiến nơi này dễ bị hư hại do tác động bên ngoài và thời tiết. “Hơn nữa, gạch nung dùng cho bảo tháp chính do không được nung đúng cách nên đã ngả màu đen và dễ hư hại”. – ASI cho biết.
 
Trong dự án bảo tồn, ASI vẫn đảm bảo các cơ sở du lịch như khu mua vé, cửa hàng đồ lưu niệm, phòng giữ đồ, trung tâm diễn thuyết, sảnh nghe nhìn, phòng triển lãm, phòng ăn và khu vệ sinh. 
 
“ASI sẽ tiến hành công việc bảo tồn di tích, trong khi những khu vực công khác sẽ do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm như NBCC (Tổng Công ty Công trình Quốc gia) và NPCC (Tổng Công ty Dự án Xây dựng Quốc gia) – Sinha nói thêm. 
 
Vì giá trị lịch sử to lớn của ngôi trường, vào tháng 8-2015, chính phủ Ấn Độ có kế hoạch xây dựng lại ngôi trường Vikramshila ở Bhagalpur và khoảng 5 tỷ rupi (tương đương 73.7 triệu đôla Mỹ) đã được giải ngân để phát triển dự án. Chính quyền bang Bihar được yêu cầu cung cấp khoảng 2km2 đất cho việc xây dựng nhưng kế hoạch này vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Ngày 3-4-2016, Pranab Mukherjee, Tổng thống Ấn Độ và Ram Nath Kovind, thống đốc bang Bihar đã đến thăm Vikramshila. Sau buổi viếng thăm, Mukerjee có cuộc hội đàm với Thủ thướng Narenda Modi về sự khôi phục Vikramshila cùng lúc với sự phát triển học viện tại Nalanda. 
 
Vĩnh Hưng (theo Buddhist Door)

Archaeological Survey of India to Develop Vikramshila Buddhist University Archaeological Site

The Archaeological Survey of India (ASI) has announced that it will develop and conserve the ancient site of Vikramshila University in Bhagalpur District of Indias Bihar State. Vikramshila was once a renowned international Buddhist university, much like Nalanda, also in Bihar, making it a site of historical significance with a rising number of tourists visiting every year.

The project will be completed under the Adarsh Monument Scheme of the Government of India, through which the ASI is improving the condition and the facilities of 100 ancient monuments across the country.

“We have chosen Vikramshila because like the ancient Nalanda University, it was also an elaborate university with international links,” explained D. N. Sinha, superintending archaeologist of the ASI Patna circle. “The monks from here went to Tibet and developed lamaism there. This university was famous for the study of Tantrayana (also known as Vajrayana or Tantric Buddhism). (The Telegraph India)

Vikramshila, located at Antichak village, some 50km east of the city of Bhagalpur, was established by the emperor Dharmapala (r. c. 783–820) in the late eighth or early ninth century, presumably in response to the declining quality of scholarship at Nalanda University.

Vikramashila was once a centre of Tantrayana Buddhism with more than 100 teachers and thousands of students. Many eminent scholars graduated from the university before moving to other countries, spreading the Buddhist teachings. Atisha Dipankara (982–1054), a renowned Buddhist scholar and  founder of the Sarma traditions of Tibetan Buddhism, is said to have been a student.

The university was destroyed when in 1193 when Lakshman Sena, the last Hindu king of Bengal, was vanquished by Bakhtiyar Khilji. According to legend, Khilji forces mistook the university for a fortress and burned it down. The site was forgotten for centuries, until one Lakshmikanta Mishra discovered bricks and structures in a mound at Antichak Village. After he had sent some bricks to Patna University for analysis, the archaeological department of the university, along with the ASI, began excavating the site between 1960 and 1969. The ASI conducted another excavation, unearthing a large square monastery with a cruciform stupa at its centre. The archaeological site is now spread across about 100 acres.

Remains of the monastery. From patnabeats.comRemains of the monastery. From patnabeats.com

The people of Bhagalpur have been demanding better conservation, protection, and development of the site, which will now take place. “There are 208 cells for monks around a courtyard having a stupa in the middle at the Vikramshila site,” Sinha noted. “Around 80 cells have been conserved and NTPC [National Thermal Power Corp] Kahalgaon has helped in it financially as part of the National Culture Fund. At this pace, complete conservation of the site would take 15–20 years. However, under the new project, all the remaining cells will be developed at a fast pace and simultaneously.” (The Telegraph India)

According to ASI sources, the structures of the complex were never fortified after the excavation was completed in 1982, making it vulnerable to external conditions, such as the weather. “Moreover, the firing of bricks used in the main stupa has not been done properly due to which they have developed blackness and are fragile,” an ASI official noted. (The Telegraph India)

During the conservation project, the ASI will also ensure various public amenities, such as a ticket booking complex, souvenir shop, cloak room, interpretation centre with an audio-visual hall, orientation gallery, cafeteria, and toilets.

“The ASI will do the conservation work, while work related to public amenities will be outsourced to public sector agencies like NBCC [National Buildings Construction Corp] or NPCC [National Projects Construction Corp],” Sinha added. (The Telegraph India)

Noting the historical significance of the university, the Indian government announced in August 2015 that it intended to build a new Vikramshila University in Bhagalpur, and that a 5 billion rupee (US$73.7 million) fund had been allocated for its development. The government of Bihar was expected to provide around 500 acres land for the university, but plan is facing hurdles and opposition from local residents. On 3 April 2016, Pranab Mukherjee, then president of India, and Ram Nath Kovind, then governor of Bihar and the current president of India, visited Vikramshila. After the visit Mukerjee talked with Indian prime minister Narendra Modi about the revival of Vikramshila in line with the development of the learning centre at Nalanda.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here