Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Ấn Độ: Đại học Nālandā vào "tầm ngắm" Di sản thế giới

Ấn Độ: Đại học Nālandā vào "tầm ngắm" Di sản thế giới

163
0

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) và Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ (gọi tắt là ICOMOS) tại Pari, đã khảo sát thực tế di tích lịch sử này khoảng 62 dặm từ ừ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ vào ngày 29/08/2015, để xác định vị trí để đáp ứng các điều kiện đầy đủ tiêu chí cần thiết.

Một quan chức của quận Nalanda thuộc bang Bihar nói: “Trường Đại học Đại học Phật giáo Nālānda cổ đại là một bước gần hơn để trở thành Di sản văn hóa thế giới thứ hai tại bang Bihar, sau ngôi đại Già lam Cổ tự Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự-大覺悟寺), Bodh Gaya, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thành đạo Vô thượng Bồ đề.
 
Đại học Nālānda là một trung tâm nghiên cứu học tập xuất sắc, nơi đào tạo giáo dục toàn diện, một thư viện rộng lớn có nhiều kinh điển rất giá trị và là một trong những trường Đại học lâu đời nhất trên thế giới,  (Đại học Nālānda tên nguyên thuỷ của nó là Mahavihara Nālandā, nghĩa là Đại Tinh Xá Na Lan Đà, gọi tắt là Nālandā). 
 
Đây là trường Đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới, nơi có một quy cách giáo dục gương mẫu toàn diện, có tầm vóc ảnh hưởng rất lớn, lưu danh cho đến ngày nay. Mặc dù trường Đại học Nālānda không phải là khu thánh địa tâm linh quan trọng như những thánh tích liên quan đến cuộc đời đức Phật, nhưng nơi đây cũng là khu đất thiêng đã sản sinh ra các bậc thánh tăng tiêu biểu từ thời đức Phật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các bậc cao tăng làu thông tam tạng truyền bá Phật giáo sau này như Ngài Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân) (316-396), Dignāga (Trần Na) (480-540), Śīlabhadra (Giới Hiền)…. và đặc biệt nhất là danh nhân Phật giáo mà ai cũng từng biết đến với lòng kính trọng và khâm phục một cách chân thành đó là đại học giả thông bát kinh luật tam tạng pháp sư Trần Huyền Trang, một bậc cao tăng Trung Quốc thời thịnh Đường. Với  tầm vóc lớn lao và  trung tâm giáo dục không chỉ dành cho Phật giáo mà còn là nơi đào tạo cả thế học như văn học, nghệ thuật, y dược, ngôn ngữ, tôn giáo, triết học…. trong một quy củ vô cùng nghiêm túc và đáng tin cậy nhất thời bấy giờ. Đại học Nālānda xứng đáng là nơi ngưỡng mộ của hầu hết các học giả Đông Tây.
 
Theo các nguồn tài liệu, đương thời Đại học Nālānda có khoảng 3000 giáo sư, trên dưới 10.000 sinh viên lưu trú tu học thường xuyên. Mặc dù số lượng đông như thế nhưng không phải ai cũng có thể được vào học tự nhiên mà phải trải qua chế độ tuyển sinh nơi đây cực kỳ khó khăn, phải được khảo hạch kinh luật một cách gắt gao, sinh viên ngoại quốc phải được gạn hỏi qua nhiều cuộc trắc nghiệm, biện luận trôi chảy và đặc biệt là phải chứng tỏ được biệt tài của mình, vì vậy số lượng trúng tuyển chỉ đạt một cách hạn chế khoảng 2/10. Do đó, Đại học Nālānda trở thành niềm mơ ước của hầu hết các sinh viên trong cũng như ngoài nước. Vì đào tạo theo đường lối Phật giáo, nên những sinh viên trúng tuyển được học miễn phí mà không cần phải trả bất cứ một loại chi phí nào, nhờ có sự bảo hộ chính của các đời vua chúa sùng tín Phật giáo và sự phát tâm cúng dường của dân chúng trên 200 làng gần xa.
Ngoài những danh tăng bản địa xuất thân từ trường này, còn có nhiều danh tăng ngoại quốc, tài ba xuất chúng phải được nhắc đến như: Ngài Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, Thi Hộ, Pháp Thiên …Và các bản kinh, luật, luận Trung Quốc mà chúng ta ảnh hưởng hiện nay, phần lớn là bản dịch do các vị cao tăng xuất thân từ trường này mang về.
 
Kể từ sau những cuộc xâm lăng và tiêu diệt dị giáo của quân Hồi do tướng Mohammad Bin Bakhtiyar Khalji chỉ huy, Đại học Nālānda cùng chung một số phận. Số giáo sư và sinh viên tăng sĩ bị sát hại khoảng 10.000 người. Một số nhà sư sống sót còn lại phải chạy sang Nepal và Tây Tạng để lánh nạn. Thư viện Đại học Nālānda là kho chứa kinh thư tập hợp trên 9 triệu bản kinh văn của các nền văn minh, triết học, văn hoá, tôn giáo cổ kim trên thế giới và cả các bản sớ giải của Phật giáo ….được xem như là Đại dương báu vật, đã bị bọn vô lại hiếu sát Hồi giáo thiêu trụi. Như vậy, nhân loại chúng ta vĩnh viễn mất đi cơ hội quý hiếm để đọc những tác phẩm vô giá được lưu giữ tại thư viện của trường đại học này. Sự điêu tàn và đổ máu của trường đại học cũng có phần trùng hợp với điềm báo trước như  lời huyền ký được ghi trong Đại Đường Tây Vực Ký của Ngài Huyền Trang như sau: “Từ thành Vương Xá đi về phía Bắc độ 30 lý là Tăng già lam Nālānda. 
 
Theo truyền thuyết thì về phía Nam của tu viện này là một cái hồ nước. Nơi đó có một con rồng tên Nālānda. Người ta đã xây một ngôi chùa bên bờ hồ và lấy tên con rồng đặt cho tên cho tự viện. Chỗ này ngày xưa là vườn xoài do 500 vị thương gia đã mua đến mười triệu tiền vàng để cúng dường cho một vị  Bồ Tát. Sau khi Bồ Tát nhập diệt, một vị vua thời xa xưa của nơi này tên là Sakraditya đã cho xây dựng một ngôi già lam. Tuy nhiên, trong khi khởi công ông đã vô tình làm bị thương một con rắn chúa. Lúc đó một nhà tiên tri Ni Kiền Tử đã tiên đoán rằng khoảng 1.000 năm sau, nơi này sẽ là một địa điểm phát triển cùng cực. Những hàng Tăng sinh tại đây sẽ thành đạt vẻ vang, tuy nhiên, vì lời thề của con rắn chúa mà máu của nhiều người sẽ đổ ra tại đây”. Như vậy sự suy tàn của Na lan Đà đã được dự đoán trước của các nhà tiên tri, hay đó là một quy luật mà đức Phật dạy, mọi vật ở đời không có cái gì bền chắc mãi mãi, hết thạnh rồi suy, sanh trụ dị diệt, không có một bàn tay thần thánh nào có thể chống lại được với quy luật ấy.
 
Mặc dù đã bị sự phá huỷ của đoàn quân Hồi giáo, và hằng bao thế kỷ bị vùi lấp trong sự lãng quên nhưng những bức tường gạch đổ nát ở Na Lan Đà vẫn còn toát lên được vẻ hùng tráng nguy nga của thời vàng son Phật giáo, vẫn thể hiện được tính bất hủ của chân lý không bị phai mờ theo năm tháng, dù hiện tại chỉ còn vang trong ký ức và sự nuối tiếc của hàng trí giả và những người có thiện chí đối với Phật giáo nói riêng và văn hoá nhân loại nói chung.
 
Nhóm nghiên cứu của UNESCO-ICOMOS kiểm tra phần còn lại của kiến trúc Đại học Nālānda, bao gồm các bức tường và cấu trúc thành lũy. Các quan chức nhà nước Bihar cho biết nhóm nghiên cứu cũng đã nói chuyện với người dân địa phương để biết chi tiết về cách sống và truyền thống tại các trường đại học.
 
Theo The Hindu, HA Naik, Chuyên gia ICOMOS Masaya Masui cho biết: “ đã kiểm tra các địa điểm và chi tiết của Đại học Nālānda mà chúng tôi đã đề cập trong hồ sơ đề cử”. 
 
Những Di tích khai quật của Đại học Nālānda mở rộng một số 1.600 bộ Bắc vào Nam và khoảng 800 feet đông sang tây. Di chỉ khảo cổ đã phát hiện 11 Tu viện và 6 ngôi Tự viện Phật giáo bằng gạch to. Hầu hết các cấu trúc cho thấy bằng chứng của nhiều giai đoạn xây dựng, với các tòa nhà mới lên trên những tàn tích cũ. Nhiều tòa nhà cũng có dấu hiệu thiệt hại do hỏa hoạn đốt cháy.
 
Đại học Nālānda là chủ đề biểu tượng trong năm 2014, khi một trường Đại học mới có tên Đại học Nālānda đã được mở ra ở gần thành Vương xá cho các nghiên cứu sinh sau Đại học và Tiến sĩ, sau một đề nghị vào cuối năm 2006 của cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam. Tân Đại học Nālānda bắt đầu phiên học đầu tiên với chỉ 15 sinh viên nhập học vào ngày 01/09/2014. Một ngôi trường hiện đại được dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Nguồn: phatgiao.org.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here