Trang chủ Vấn đề hôm nay Mạng lưới Phật giáo INEB công bố chương trình học tập SENS...

Mạng lưới Phật giáo INEB công bố chương trình học tập SENS 2019

176
0
Viện INEB, một sáng kiến giáo dục của mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (INEB) đã công bố một chương trình học chuyển đổi mới trong 3 tháng vào năm 2019. Trường Anh ngữ của SENS sẽ diễn ra từ ngày 06/03 đến ngày 03/04/2019 tại Thái Lan với chủ đề “Hiểu biết về nền hòa bình và bền vững”.

Sinh viên từ Dịch vụ Xã hội Hôn nhân Gia đình (SENS), chụp ảnh lưu niệm với lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa – nhà hoạt động xã hội tại Thái Lan, người sáng lập Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (INEB). Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và nhân đạo. Ảnh chụp tại tư gia của ông ở thủ đô Bangkok vào tháng 01/2018. Ảnh: INEB 


Cư sĩ Ted Mayer, Giám đốc Học viện INEB chia sẻ với tờ Budhistdoor Global: “Thay mặt cho Học viện INEB, chúng tôi đã phát động chương trình Trường Anh ngữ của SENS trong suốt 3 năm qua. Trong chương trình này, chúng tôi đã tập hợp các nhà hoạt động và những người làm việc phục vụ xã hội để phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của họ. Ngoài ra, chúng tôi còn nỗ lực phát triển khả năng tự nhận thức và hỗ trợ lẫn nhau, và đó là một khóa học thúc đẩy khả năng lãnh đạo của thế hệ trẻ châu Á. Các em có thể thành công khi được tiếp cận về đạo đức tâm linh, với vốn hiểu biết đủ để đáp ứng những thách thức của thời đại mới”.
 
Viện INEB đã phát triển chương trình SENS với mục tiêu tạo ra một chương trình Anh ngữ như một mô hình được chia sẻ, bao gồm việc học ngôn ngữ có ý thức xã hội trong một môi trường hợp tác phong phú, thúc đẩy phát triển cá nhân và tham gia xã hội theo cách góp phần vào hòa bình, hiểu biết và bền vững ở cấp độ toàn cầu.

 Poster cho SENS 2019. Ảnh: INEB

Cư sĩ Ted Mayer nói rằng: “Chương trình SENS thường niên lần thứ 4 sẽ được tổ chức vào đầu năm 2019 với chủ đề đặc biệt “Hiểu biết về nền hòa bình và bền vững”. Đây là một trong hai chương trình chính được khởi xướng từ năm 2016 bởi Viện INEB và Viện nghiên cứu biến đổi của INEB”.
 
Viện INEB được sáng lập với ý định thành lập một mô hình học tập cao hơn bằng cách tích hợp chuyển đổi cấu trúc cá nhân và xã hội trong các chương trình của nó, theo truyền thống Phật giáo tham gia xã hội., được thúc đẩy và thực hành bởi INEB.
 
Viện INEB hoạt động với mục đích giúp những người trẻ khám phá lại bản chất phụ thuộc lẫn nhau trong khi phát triển các kỹ năng cần thiết để giúp họ trở thành đại lý thay đổi chính hãng. Các chương trình của Viện INEB được thiết kế để tích hợp các chiến lược học tập nhằm hướng tới hòa bình và hòa giải, môi trường trị liệu, thay thế giáo dục, kinh tế bền vững, năng lực phát triển và lãnh đạo tinh thần.
 
Cư sĩ Ted Mayer giải thích: “SENS được thiết kế để trở thành một nơi học Anh ngữ, như một công cụ để lãnh đạo, tự tu luyện và chuyển hóa xã hội. Bây giờ, một khóa học 3 tháng diễn ra thường niên từ tháng 01 đến tháng 04 tại Wongsanit Ashram, gần thủ đô Bangkok, Thái Lan. Chương trình SENS hướng tới thế hệ trẻ ở châu Á, những người đã chứng tỏ cam kết làm việc vì lợi ích chung rộng lớn hơn, và những người sẽ được hưởng lợi từ việc có kỹ năng giao tiếp Anh ngữ tốt hơn”.

 Nhóm SENS gặp gỡ và chia sẻ cùng lãnh đạo cộng đồng cơ sở Korn-Uma Pongnoi tại Thái Lan. Ảnh: INEB

Mạng lưới INEB được thành lập vào năm 1989 tại Thái Lan cùng một nhóm các nhà tư tưởng Phật giáo và phi Phật giáo, các nhà hoạt động xã hội với mục đích kết nối phật tử trên khắp thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác giữa các nhóm liên tôn giáo để giải quyết các vấn đề toàn cầu, giúp đỡ về nhân quyền và bảo vệ môi sinh cho các nước PG nghèo, thiếu dân chủ ở châu Á. 
 
Viện INEB được thành lập bởi Cư sĩ Sulak Sivaraksa, nhà phê bình xã hội nổi tiếng và là một nhà hoạt động xã hội. Viện INEB được thành lập như một tổ chức độc lập thuộc “Quỹ Sathirakoses-Nagapradeepa” có trụ sở đặt tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Các thành viên của Viện INEB bao gồm: Chư tôn tịnh đức tăng già, nam nữ cư sĩ  phật tử, nhà hoạt động, học giả và nhân viên xã hội từ hơn 25 quốc gia ở châu Úc, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Với vai trò một tổ chức Phật giáo, INEB chào đón thành viên từ các truyền thống tâm linh khác và công nhận tầm quan trọng của các hoạt động liên tôn giáo: “Triết lý thực hành của INEB dựa trên từ bi tâm, công lý xã hội và phi bạo lực”. Nhiệm vụ cốt lõi của INEB là trực diện và kết thúc khổ đau bằng cách phân tích và thực hành theo giáo lý căn bản Tứ Diệu Đế.

 Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa chia sẻ với nhóm SENS vào năm 2016. Ảnh: INEB

Cơ hội duy nhất để cải thiện tiếng Anh của bạn và:
 
– Học với một nhóm nhỏ để xây dựng thế giới lành mạnh, bình yên và hạnh phúc.
 
– Sống trong môi trường đẹp như tranh ở vùng nông thôn Thái Lan, tham gia vào các hoạt động trong và ngoài lớp học.
 
– Tìm hiểu các thể loại thơ, truyện, triết học và văn học đầy cảm hứng bằng Anh ngữ, thông qua các lĩnh vực, trò chơi, âm nhạc, phim, tranh luận và thử thách khó khăn.
 
– Gặp gỡ giao lưu bằng tiếng Anh với Chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo, nhà tư tưởng, nhà tổ chức và nhà giáo dục hàng đầu. Tìm hiểu về Phật giáo và các vấn đề xã hội quan trọng đang thách thức châu Á. 
 
Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa sinh năm 1933 tại Thái Lan. Ông được đào tạo tại Bangkok, sau đó du học tại Anh, tốt nghiệp Đại học Lampeter (Wales). Sau đó, ông trở về quê hương Thái Lan vào đầu thập niên 1960 và bắt đầu giảng dạy tại hai trường Đại học Thammasat và Chulalongkorn.
 
Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa là sáng lập viên và chủ biên “Tập san Khoa học Xã hội”. Cuốn sách được xem là “tiếng nói trí thức của dân tộc Thái Lan” và gây ảnh hưởng mạnh lên phong trào sinh viên thời đó.
 
Năm 1968, ông thành lập “Quỹ Sathirakoses-Nagapradipa” về văn hóa truyền thống. Từ đó tập trung phát triển một mô hình lâu dài cho sự cải cách xã hội và kinh tế Thái Lan, bằng cách khởi xướng một số phong trào và tổ chức xã hội, từ thiện, giáo dục và sinh thái, như “Phong trào tâm linh trong giáo dục”.
 
Sau cuộc thảm sát biểu tình tại Đại học Thammasat và cuộc đảo chính năm 1976, ông phải sống lưu vong suốt 2 năm. Trong thời gian đó, ông vân du khắp nơi tùy duyên hoằng truyền Chính pháp Phật đà, giảng dạy tại trường đại học ở các quốc gia Hoa Kỳ, Canada và Âu châu. Từ đó, ông dấn thân tranh đấu cho hòa bình và bất bạo động, đồng thời tham gia vào các tổ chức hòa bình quốc tế.
 
Năm 1984, sau khi xuất bản quyển sách “Lật mặt nạ xã hội Thái Lan”, lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa bị kết tội “khi quân” và bắt giam vào ngục thất. Một cuộc phản đối quốc tế đã diễn ra nhằm gây áp lực lên chính quyền đòi phóng thích ông.
 
Năm 1991, một lần nữa ông lại bị kết tội “khi quân”, sau khi thuyết trình tại Đại học Thammasat về sự đàn áp dân chủ ở Thái Lan. Ông phải tị nạn sang nước khác và sống lưu vong cho đến khi tòa án quyết định cho ông trắng án vào năm 1995.
 
Năm 2018, lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa được trao giải thưởng “Cách mạng” (Right Livelihood Award) của Thụy Điển (một giải Nobel thay thế) và một số giải thưởng khác.
 
Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa là tác giả của nhiều tác phẩm gây ảnh hưởng mạnh đến giới trí thức và sinh viên, trong đó ông chỉ trích sự đàn áp dân chủ cũng như sự tham nhũng trong chính quyền.
 
Những tác phẩm quan trọng nhất của lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa là: Tự truyện “Bất đồng về yêu cầu trung thành”, “Hạt giống hòa bình: Một cách nhìn của đạo Phật để đổi mới xã hội”… Trong cuốn sách “Xung đột, văn hóa, thay đổi: Đạo Phật dấn thân trong thế giới toàn cầu hóa”, ông trình bày sự dấn thân của ông trên 3 lĩnh vực:
 
Liên hệ giữa tôn giáo, xã hội và chính trị
 
Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa chủ trương dùng những lời dạy căn bản của đức Phật làm phương tiện để cải cách xã hội. Theo ông, Phật giáo không thể đứng ngoài xã hội bởi đạo Phật “quan tâm đến đời sống và tâm thức của tất cả chúng sinh”.
 
Năm 1962, khi chủ nghĩa Cộng sản đang bành trướng tại Á châu, lão cư sĩ nhận được tài trợ để thúc đẩy sự canh tân đạo Phật như một phương tiện khác để thay đổi xã hội. Ông chủ trương hiện đại hóa các cơ sở tự viện Phật giáo, nâng cao nền giáo dục tăng sĩ và thay đổi Phật giáo để hội nhập thế giới hiện đại.
 
Đối với lão cư sĩ Sulak Sivaraksa, chánh niệm và sự bao dung là những nguyên tắc có thể áp dụng cho cá nhân và cả cộng đồng. Ông chủ trương viết đạo Phật với một chữ ‘b’ nhỏ, để kêu gọi một đạo Phật không thể chế hóa, không dựa lên nghi lễ, huyền thoại và truyền thống. Bởi tính chất tín ngưỡng có thể dẫn đến sự tự tôn và quá khích; cho nên tốt nhất là tránh xa nó, để tập trung vào những lời vàng ngọc quý báu qua giáo lý căn bản của đức Phật.
 
Sự đối thoại giữa các tôn giáo đối với ông là một điều thiết yếu. Ông thành lập “Nhóm Điều phối cho Tôn giáo và Xã hội”, bên cạnh phật tử, còn có người Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hồi giáo, với niềm tin rằng họ có thể cộng tác với nhau trong những công việc xã hội. Theo ông, “quan niệm tôn giáo này hay hơn tôn giáo khác chỉ là một điều không tưởng”.
 
Năm 2007, ông lên tiếng phản đối đề nghị trong Hiến pháp mới: lấy Phật giáo làm “quốc giáo”. Ông cho rằng làm như vậy vào thời điểm đó sẽ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột tôn giáo tại miền Nam Thái Lan.
 
Hòa bình và bất bạo động
 
Đối với lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa, bất bạo động (ahimsa) không có nghĩa là không hành động. Ví dụ, nếu một người nhìn thấy một hành động mang tính bạo động mà không cố gắng ngăn chặn nó, thì điều này có thể được xem là một hành động bạo động. Vì người đó không hành động với từ bi tâm.
 
Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa sử dụng nguyên tắc bất bạo động như một lời kêu gọi hành động chống lại bất công xã hội và xác định chiến lược mang lại hòa bình ổn định lâu dài cho thế giới là: kiến tạo hòa bình, gìn giữ hòa bình và xây dựng hòa bình.

Môi trường
 
Lão Cư sĩ Sulak Sivaraksa chủ trương bảo vệ môi trường bằng cách sống bền vững với môi trường cùng những nguyên tắc của đạo Phật. Ông nhấn mạnh “giá trị của sự đơn giản” và gắn điều này với quan điểm “sống tự do không bị ràng buộc bởi khoái cảm vật chất và giác quan”, như lời dạy của đức Phật. Nguyên tắc của ông là từ chối sự tiêu thụ quá mức của xã hội hiện đại và biểu dương đời sống tâm linh của con người.
 
Vân Tuyền (Nguồn: Buddhist Times News)
—————————————————-
Chú thích:
(*) SENS là một chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nhanh chóng, thú vị và thành công. Qua đó bồi dưỡng phát triển cá nhân và tham gia vào các hoạt động xã hội trong môi trường học tập phong phú, hợp tác và thoải mái.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here