Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Phát hiện chạm khắc Phật giáo cổ ở miền Đông Tây Tạng

Phát hiện chạm khắc Phật giáo cổ ở miền Đông Tây Tạng

284
0
Viện Nghiên cứu bảo vệ di tích văn hóa khu vực cho biết, các khám phá, có niên đại từ thời Vương quốc Thổ Phồn (吐蕃-Tubo Kingdom) đã được tìm thấy tại thị trấn Acur, quận Chagyab, thành phố Qamdo.

 

Thời đại Thổ Phồn được cho là giai đoạn mạnh mẽ nhất trong lịch sử Tây Tạng, đã có những đóng góp cho văn hóa Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng.
 
Nhà lãnh đạo Tây Tạng Tùng Tán Càn Bố (Songtsan Gambo) đã tập hợp hơn 10 bộ tộc khác nhau trong thời đại nhà Đường (618-907) của Trung Quốc, một sự kiện thường được xem là đánh dấu việc thành lập Vương quốc Thổ Phồn.
 
Thực ra cho đến giữa thế kỷ thứ 7, Thổ Phồn không phải là một quốc gia thống nhất. Người có công thống nhất Thổ Phồn là Tùng Tán Càn Bố (Songtsan Gambo). Kinh đô của Thổ Phồn thống nhất ở vào vị trí thành phố Lhasa ngày nay.
 
Từ thế kỷ thứ 8, Vương quốc này theo hẳn Phật giáo, nhờ chính sách đẩy mạnh phát triển Phật giáo Đại thừa Ấn Độ của quốc vương Xích Tùng Đức Tán (Trisong Detsen).
 
Các di vật của chạm khác hình tượng Phật lần đầu tiên được phát hiện bởi những công nhân xây dựng, những người khai thác đá ở thung lũng.
 
Ngày 10/04/2018, Tân Hoa Xã đưa tin, các bức chạm khắc được ghi trên những vách đá trải dài khoảng 10 mét. 
 
Các chuyên gia tin rằng các chạm khắc được tạo ra vào thế kỷ thứ 9, dựa trên phong cách của họ. Chúng được đặt tại một giao lộ giao thông giữa bắc và nam.
 
Báo cáo cho biết, những khám phá này sẽ không chỉ đóng góp vào việc nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa, mà còn là phương tiện giao thông cổ đại, và cho biết thêm rằng việc xây dựng khu vực này đã bị ngưng lại và di tích được bảo vệ bởi chính quyền.
 
Có hơn 5.000 pho tượng Phật trong các bức chạm khắc trên vách đá, trong các phong cách khác nhau và từ các giai đoạn khác nhau, các hình tượng chạm khắc chư Phật, Bồ tát, các vị thiện thần hộ pháp đã được tìm thấy ở Tây Tạng. Người nổi tiếng nhất ở núi Chakpori. Bức tượng sớm nhất có từ thế kỷ thứ 7.
 

Vân Tuyền (Nguồn: Thehans India)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here