Trung tâm Phật giáo Somapura có diện tích 110.000 mét vuông, có cấu trúc tứ giác khổng lồ, mỗi cạnh dài 275m, với trung tâm hình chữ thập cùng các khu liên hợp ở phía Bắc và một bức tường bao quanh dày 5m, cao từ 3-5m, với tổng cộng 177 địa điểm nhỏ là các ngôi tự viện, bảo tháp, tăng xá, nhiều công trình phụ trợ.
Cách bố trí cùng các trang trí chạm khắc bằng đá và đất nung ảnh hưởng đến kiến trúc các quốc gia Phật giáo Đông Nam Á như Myanmar, Indonesia, Campuchia. Tòa Bảo tháp trung tâm là một cấu trúc thượng tầng, nhưng công trình này đã bị phá hủy, chỉ còn lại các tầng bậc tháp dẫn lên cùng các tác phẩm nghệ thuật đất nung vô cùng ấn tượng đại diện cho nghệ thuật trang trí chạm khắc Phật giáo.
Trung tâm Phật giáo cổ đại này bị hỏa hoạn trong một cuộc chiến tranh vào thế kỷ 11 và một lần nữa bị phá hủy vào thế kỷ 12 bởi quân đội Vangala và thế kỷ thứ 13 bị phá hủy hoàn toàn.
Vào giai đoạn thịnh vượng, trung tâm Phật giáo cổ đại này từng là một trong 5 tự viện Phật giáo lớn nhất ở Bengal và vùng Magadha cổ đại. Dưới thời đế chế Sena, trung tâm Phật giáo cổ đại bị suy thoái và bị bỏ rơi vào thế kỷ 13, sau đó bị Hồi giáo chiếm đóng.
Các cuộc khai quật tại Paharpur và việc tìm kiếm những con dấu mang ký hiệu Shri-Somapure-Shri-Dharmapaladeva-Mahavihariyarya-buhihsu-sangghasya, đã xác định trung tâm Phật giáo Somapura được sáng lập bởi vị Hoàng đế Pala Dharmapala (781-821). Các nguồn Tây Tạng, kể cả các bản dịch Tây Tạng về Dharmakayavidhi và Madhyamaka Ratnapradipa, lịch sử Taranatha và Pag-Sam-Jon-Zang, đề cập đến người kế vị Dharmapala Devapala (810-850) đã xây dựng trung tâm Phật giáo cổ đại này sau khi ông chinh phục Varendra.
Bản khắc cột trụ Paharpur đề cập đến năm thứ tư của người kế vị Mahendrapala của Devapala (854-850) cùng với tên của vị Tỳ kheo Ajayagarbha. Pag Sam Jon Zang của Taranatha ghi lại rằng trung tâm Phật giáo cổ đại này đã được sửa chữa trong thời trị vì của Mahipala (995-1043).
Bản ghi Nalanda của Vipulashrimitra nghi nhận rằng trung tâm cổ đại này bị phá hủy do hỏa hoạn, cũng là nguyên nhân của Vipulashrimitra Karunashrimitra, trong một cuộc chinh phục của quân đội Vanga vào thế kỷ 11.
Theo thời gian, Ratnakara Shanti, phục vụ như ngôi tự viện, một vị tăng sĩ thường trú và học giả khác đã trải qua một phần cuộc đời của họ tại trung tâm Phật giáo cổ đại này, bao gồm Kalamahapada, Viryendra và Karunashrimitra. Nhiều vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đã viếng thăm Trung tâm Phật giáo Somapura giữa thế kỷ thứ 9 và 12.
Trong triều đại Sena, được gọi là Karnatadeshatagata Brahmaksatriya, vào nửa sau của thế kỷ 12, vương cung bắt đầu giảm trong lần cuối cùng. Một học giả viết: “Các di tích của trung tâm Phật giáo cổ đại này ở Pāhāpur không chịu bất kỳ dấu hiệu rõ ràng của sự hủy diệt quy mô lớn. Sự sụp đổ của cơ sở tự viện Phật giáo xảy ra do nguyên nhân của những tình trạng bất ổn và di dời dân số do hậu quả của cuộc xâm lược Hồi giáo.
Một địa điểm nhỏ, bảo tàng được xây dựng vào những thập niên 1956-1957 của thế kỷ 20, mang các bộ sưu tập tiêu biểu của các vật thể phục hồi từ khu vực, khách tham quan có thể thưởng lãm các pho tượng Phật và các vị thần Vishnu.
Các phát hiện được khai quật cũng đã được bảo tồn tại Bảo tàng nghiên cứu Varendra ở Rajshahi. Các cổ vật của bảo tàng gồm tấm bia đất nung, hình ảnh của các vị thần khác nhau và các nữ thần, đồ gốm sứ, đồng xu, gạch trang trí và các đồ vật bằng đất sét.
Vào đầu thế kỷ 19, các nhân viên của Công ty Đông Ấn sau đó đã đến đất này do chú ý đến ngọn đồi Paharpur. Kết quả là nhiều người trong số họ đã viếng thăm ngọn đồi Paharpur bởi sự tò mò. Trong số đó, Tiến sĩ Buchanon Hamilton đã đến viếng thăm khu vực này vào khoảng năm 1807-1812.
Năm 1875, Westmacott viếng thăm địa điểm này. Những người này sau khi trở về đất nước của họ, đã bày tỏ quan điểm và kinh nghiệm của họ trong nhiều bài báo. Về cơ bản, theo mô tả của họ, Trường Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ và nhà Khám phá khảo cổ học tạo tiểu lục địa, Sri Alexander Cunningham, đã viếng thăm ngọn đồi Paharpur vào năm 1879.
Cuối cùng vào năm 1909, Luật về Khảo cổ học tại địa điểm ngọn đồi Paharpur được tuyên bố là di sản cổ đại đặc biệt.
Hầu hết các công trình được thực hiện cho đến nay, chủ yếu dựa trên các phát hiện của việc khai quật khảo cổ học và nghiên cứu các đồ tạo tác từ quan điểm khảo cổ học. Nghiên cứu đầu tiên về di tích này với tài liệu do nhà khảo cổ học KN Dikhist đưa ra trong cuốn “Paharpur, Hồi ức Khảo sát Khảo cổ học ở Ấn Độ” (1930). KN Dikhist quan tâm đến tài liệu về các phát hiện khảo cổ học và tập trung vào việc giải thích và phân tích. Ông đã cố gắng để đề xuất một phương pháp kiến trúc có thể xảy ra đối với những phần còn thiếu của cấu trúc thông qua nghiên cứu các di tích khảo cổ học. Cho đến ngày nay, nghiên cứu này được xem là bản ghi rõ nét nhất của Trung tâm Phật giáo Somapura.
Prudence R. Myer xuất bản nghiên cứu như vậy lần đầu tiên vào năm 1969 của thế kỷ 20 như là một bài báo, trong đó ông đề xuất cấu trúc thượng tầng bị mất như Bảo tháp và minh họa các khớp ráp nối có thể ba chiều.
Prudence R. Myer bắt tay vào đề xuất của mình thông qua một nghiên cứu gián tiếp về ngôi Bảo tháp và ngôi già lam tự viện Phật giáo Ấn Độ. Ông đã đưa trung tâm Phật giáo Somapura làm ví dụ cho nghiên cứu chi tiết của ông và đã khôi phục lại cấu trúc trung tâm Phật giáo cổ đại này để hỗ trợ cho phân tích của mình.
Tác phẩm thứ hai được xuất bản khoảng 30 năm sau đề xuất của Prudence R. Myer. Một nhóm kiến trúc sư từ Đại học Khulna do Mohammed Ali Naqi dẫn đầu, đã đề xuất xây dựng lại cấu trúc trung tâm Phật giáo Somapura, cũng như một số phần của khối ngoại vi (chủ yếu là lối vào) vào năm 1999.
Tác phẩm này cũng được trình bày trong “Hội thảo quốc tế về Xây dựng chiến lược nghiên cứu khảo cổ học cho Di sản Thế giới Paharpur và Môi trường của nó” do Unesco và Bộ Khảo cổ học Bangladesh tổ chức vào năm 2004. Đại học Khulna do Mohammed Ali Naqi đứng đầu đã đề xuất ngôi Bảo tháp giống như ngôi già lam tự viện Phật giáo bằng cách xem ngọn đồi trung tâm Phật giáo cổ đại, kiểu dáng trong tái thiết của mình.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc Unesco đã công nhận Khu Phế tích Phật giáo của Bangladseh là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1985 (WHS).
Vân Tuyền (Nguồn: bangladesh.com)