Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Cambodia: Ngôi cổ tự Wat Phnom gắn liền với tên tuổi của...

Cambodia: Ngôi cổ tự Wat Phnom gắn liền với tên tuổi của thủ đô Phnôm Pênh

212
0

Khi đi xuống sẽ thấy quảng trường nhỏ, có bức tượng của đức vua Chao Ponhea Yat. Phía dưới là một đồng hồ cỏ được cộng đồng người Hoa dâng cúng Chùa. Hiện nay đồng hồ cỏ vẫn hoạt động tốt.

Ngôi Già lam Cổ tự Wat Phnom là một trong những Tự viện quan trọng nhất trong lịch sử gắn liền với tên tuổi của thủ đô Phnôm Pênh. Đây là một ngôi Cổ tự linh thiêng thu hút du khách thập phương hành hương chiêm bái trong nước cũng như du khách quốc tế.

Ngôi Già lam Cổ tự Wat Phnom tọa lạc tại trung tâm thủ đô Phnôm Pênh, được kiến tạo từ thế kỷ 14, năm 1373. Nằm ở độ cao 27 mét so với xung quanh, vị trí cao nhất tại thủ đô Vương quốc Cambodia và cũng là công trình Tôn giáo cao nhất.

Nằm ở gần bia độc lập, đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Phnom Penh, là quảng trường vui chơi và là nơi tiến hành lễ tôn giáo của người dân Phnom Penh.Trong Chính điện có tôn thưof tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Đứng trên đỉnh của ngôi Cổ tự này có thể quan sát toàn cảnh của thủ đô Phnom Penh, đến đây du khách có thể cưỡi voi đi dạo.

Theo truyền thuyết: “Ngôi Già lam Cổ tự này được Bà Daun Penh, một quả phụ giàu có xây dựng trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi bị một trận lụt lớn đã cuốn trôi,  Bà Daun Penh vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông, bên trong cây gỗ có 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom.

Sự ra đời của ngôi Già lam Cổ tự Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của thủ đô mang tên Phnôm Pênh”.

Ngôi Già lam Cổ tự hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Phía sau ngôi Già lam Cổ tự Wat Phnom là Bảo Tháp chứa ngọc cốt của đức vua Chao Ponhea Yat (1421 – 1462), người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực ngôi Già lam Cổ tự này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Cambodia và Pchum Benh (một trong 15 ngày lễ hội tôn giáo Campuchia, mà đỉnh cao là lễ kỷ niệm vào ngày 15 của tháng thứ mười trong lịch Khmer, ở phần cuối của Phật giáo Mùa Chay, mùa An cư).

Ngôi Già lam Cổ tự Wat Phnom có tất cả hai hướng để tham quan, du khách thập phương hành hương tham quan thưởng ngoạn sẽ đi một đường và xuống một đường. Đường lên ngôi Cổ tự không cao, trên đường  đi có bức tượng rắn thần Nara và hai con linh sư, những con linh thú quen thuộc trong tín ngưỡng của dân tộc Cambodia và là những linh vật được thấy hầu hết trong quần thể kiến trúc đền Angkor. Khi đi xuống sẽ thấy quảng trường nhỏ, có bức tượng của đức vua Chao Ponhea Yat. Phía dưới là một đồng hồ cỏ được cộng đồng người Hoa dâng cúng Chùa. Hiện nay đồng hồ cỏ vẫn hoạt động tốt.

Phần trên ngôi Già lam Cổ tự phía trên đồi tôn thờ giống như hầu hết các ngôi Tự viện Phật giáo Cambodia, Bà Daun Penh được thờ phía sau ngôi Cổ tự này, du khách thường đến dâng hương lễ bái và tin tưởng vào sự linh thiêng của Bà. Ngôi Bảo tháp màu trắng chứa ngọc cốt của đức vua Chao Ponhea Yat nằm phái sau tượng Bà Daun Penh, đặc biệt là từ xa có thể nhìn thấy ngôi Bảo tháp này.

Những quy định nơi ngôi Già lam Cổ tự này, quý du khách thập phương hành hương hãy lưy ý ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần ngắn, áo ngắn tay, khi dâng hương cúng Bà Daun Penh tuyệt đối không cầu tình duyên, xung quanh có rất nhiều loại khỉ, tuyệt đối không được chọc phá chúng, đây là laoij khỉ được nuôi tự do.

Thích Vân Phong

(Nguồn: Cambodiavoyage)

 

 

 
 

www.daophatngaynay.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here