Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2018 và nhà xây dựng Dự án tôn tượng Di Lặc hiện đang tổ chức kế hoạch gây quỹ để hoàn thành công trình.
Dự án nhằm xây dựng lại nền Văn hóa cổ đại của Mông Cổ và lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Di Lặc là vị Bồ Tát vào thời đương lai sẽ hạ sinh nối tiếp sau Đức Thích Tôn để thành Phật. Vì thế lại xưng là Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát, Bị Xứ Tát Đóa hoặc Di Lặc Như Lai. Bức tượng đóng vai trò như một tín hiệu của Hòa bình, sau giai đoạn lịch sử đầy phức tạp của Mông Cổ bởi những người Cộng sản vô thần cực đoan và các chiến dịch chống phá Phật giáo.
Cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917 do những người cộng sản vô thần cực đoan chủ xướng tàn phá tất cả các cơ sở tôn giáo, trong đó Phật giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng cuộc bạo động lật đổ chế độ quân chủ ở Nga vào năm 1917 đã làm thay đổi tất cả chỉ trong vài năm, chế độ sắt máu của Lenin rồi Stalin đã hủy diệt tất cả các tự viện Phật giáo. Cưỡng chế tất cả những vị tăng, ni nào trái lệnh không chịu hoàn tục vào năm 1939, Phật Giáo và các tôn giáo khác hầu như mất hẳn ở nước Nga và Mông Cổ.
Năm 1924, Mông Cổ đã trở thành nạn nhân của một cuộc Cách mạng từ Cộng sản Xô viết vô thần cực đoan. Năm 1939 hàng nghìn ngôi Tự viện Phật giáo, các tượng Phật, Bồ tát của Mông Cổ đều bị đập phá. Hơn 30.000 (Ba mươi nghìn) vị Tăng sĩ Phật giáo bị thiệt mạng trong các cuộc đấu tranh vì sự Tự do Tôn giáo. Trong thời gian này, hầu hết tất cả người dân Mông Cổ đều hướng về tinh thần Phật giáo Tây Tạng.
Giai đoạn 1937-1938, chế độ độc tài của nhà độc tài sắt máu Stalin, mở đầu hàng loạt vụ bắt bớ, thủ tiêu và thanh trừng chính trị. Từ tháng 08 năm 1937 đến tháng 10 năm 1938, chỉ riêng trong nhà tù tại UBAN quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Thời điểm này Phật giáo Mông Cổ và bức tượng Phật Di Lặc này phải chịu cộng nghiệp thành mây khói, hàng nghìn ngôi tự viện Phật giáo bị tàn phá, hàng vạn chư tăng chết dưới bàn tay khát máu của những người cộng sản vô thần cực đoan.
Theo Alexandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải thưởng văn học, có khoảng 60 triệu người đã bị chết trong chế độ Xô viết trong giai đoạn từ 1917 đến 1956…
Cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đổ ở nước Nga và các nước ở Ðông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận lợi cho Phật giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở Nga và Mông Cổ.
Sau khi chế độ cộng sản ở Mông Cổ sụp đổ vào năm 1990, việc tự do tôn giáo mới được phục hồi và tự viện Phật giáo mới sinh hoạt trở lại.
Dự án tượng Phật Di Lặc (The Grand Maitreya Project) chính là sự biểu hiện của phân chia Văn hóa được bắt cầu. Một Bảo Tháp sẽ được kết nối với tôn tượng Di Lặc, nội thất, Thiền đường, Phòng trưng bày lưu niệm Thánh tích và hiện vật khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chọn Xá lợi của đức Phật, ngọc báu thiêng liêng để cất giữ bên trong tôn tượng Bồ tát Di Lặc.
Xây dựng đại tượng đức Di Lặc là một truyền thống tâm linh cổ xưa, một lần nữa được thực hiện bởi các vị Lạt Ma Mông Cổ và Phật giáo Tây Tạng. Người ta tin tưởng rằng Bồ tát Di Lặc, một vị Phật đương lai sẽ giúp nhiều người hiểu rằng tương lai tươi sáng đang ở phía trước do chính mình tạo chứ không phải do cầu khẩn ở một đấng quyền năng nào khác.
Nhất thiết duy Tâm tạo
Vạn pháp duy Thức biến.
Địa điểm xây dựng bức tượng được đặt tại một nơi được gọi là Heart Hill, ngay bên ngoài thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.
Trung tâm này sẽ đại diện cho cộng đồng Phật giáo không tông phái và quốc tế, đại diện cho nhiều trường phái khác nhau và truyền thống từ khắp nơi trên thế giới. Dự án cũng hy vọng sẽ cung cấp đào tạo Thiền miễn phí và phục vụ như là Trung tâm giáo dục, tinh thần Văn hóa thế giới. Việc lập Dự án này duy nhất cho tất cả các truyền thống tâm linh đến với nhau trong hòa bình.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi biết rằng phần chính của Dự án tôn tượng Di Lặc sẽ được dành riêng cho việc hỗ trợ đầu tư Giáo dục”.
Cư sĩ Elbegdorj Tsakhiagiin, Tổng thống Mông Cổ Tuyên bố vào ngày 08/02/2013 rằng: “Tôi xem các Dự án Văn hóa Phật giáo là một phần của việc tái phát triển của Quốc gia. Việc xây dựng tôn tượng Phật Di Lặc cao nhất và một Bảo Tháp là hạnh phúc của toàn dân. Giá trị và tầm quan trọng của Dự án tâm linh đối với việc tái cân bằng của toàn bộ đất nước Mông Cổ và thế giới”.
__Vân Tuyền__
(Nguồn: Lilly Greenblatt)