Trang chủ Thiền môn xứ Huế Giai thoại Những việc phải học cả đời, không có khái niệm tốt nghiệp

Những việc phải học cả đời, không có khái niệm tốt nghiệp

303
0

Học làm người là việc học cả đời, không có bằng cấp hay thành tựu nào có thể đánh giá khóa học làm người ấy. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, nhiệm màu và hạnh phúc hơn khi mỗi người tự biết quan tâm tới việc hoàn thiện chính bản thân mình bằng cách nỗ lực trong việc học làm người.

1. Học nhận lỗi

Có ai trên đời lại chịu nhận lỗi lầm, phần thu thiệt về mình bao giờ. Tất cả mọi lỗi lầm, điều xấu đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, mới hoàn hảo. Thật ra, không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn nhất.

  

 

2. Học tĩnh tâm, nhu hòa

 

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cây to lớn trước gió dễ dàng bị quật ngã nhưng những cành trúc, cành tre nhỏ bé lại bền bỉ dẻo dai.

 

Bởi thế cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

3. Học chữ “Nhẫn”

 

Mọi việc trên thế gian này, nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

  

 

 

 

4. Học thấu hiểu, bao dung

Cuộc sống thiếu thấu hiểu, ít bao dung sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm phức tạp. Mọi người cần thấu hiểu, thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ nhau cùng hướng tới cuộc sống bình an, tốt đẹp. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5. Học buông bỏ 

 

Cuộc đời được ví như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống. Có người lúc cần đặt xuống thì lại không chịu buông tay, bản thân không được tự tại, trái lại, luôn mệt mỏi vì lúc nào cũng đèo bòng túi hành lý nặng nề.

 Loi phat day 

 Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được, tâm mới yên tịnh, cuộc sống mới an lạc.

6. Học cách đồng cảm

Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên đồng cảm. Đồng cảm là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề. Trong cuộc đời có chứng kiến những chuyện cảm động, lời nói cảm động thì bản thân cần nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động, đồng cảm để tất cả cùng nhau hướng thiện.

7. Học sinh tồn

 

Thân thể là mẹ cha cho, đâu vì chút thất vọng, buồn bực của bản thân mà nghĩ tới điều tiêu cực hay muốn lìa xa trần thế. 

 

Để sinh tồn, chúng ta phải sống và duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh. Khi thân thể khỏe mạnh, không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm. Đó cũng được coi là hành vi hiếu đễ với người thân.

An Nhiên – Theo Lịch Ngày Tốt

 

www.chuabuuminh.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here