Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Hành trạng Thiền sư Tính Chúc Đạo Chu

Hành trạng Thiền sư Tính Chúc Đạo Chu

168
0

Nhận thấy vai trò và công lao của ngài là quan trọng đối với Phật giáo đương thời, chúng tôi tiến hành sưu tầm tư liệu về ngài và đã phát hiện hai văn bia tại chùa Bằng, còn gọi là chùa Báo Quốc, ở thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội; một là văn bia tháp Linh Nghiêm, ngôi tháp an trí nhục thân ngài Tính Chúc Đạo Chu, và một là văn bia nói về việc trùng tu chùa Báo Quốc.

1Đầu tiên xin trưng dẫn bia tháp Linh Nghiêm. Tháp được xây bằng gạch Bát Tràng, cao ba tầng, trông rất cổ kính. Tháp có bức ngạch đề ba chữ “Linh Nghiêm tháp” được khắc trên tấm đá. Bia được gắn vào mặt trước tầng thứ nhất với tiêu đề “Thường lạc ngã tịnh”. Bia thuộc cỡ nhỏ, khổ 30×52 cm. Dòng đầu ghi “Động thượng đệ tứ thập cửu thế Bản Lai hòa thượng Thiện Thuận tỳ kheo Đạo Chu thiền sư, tặng phong Phổ hóa độ sinh bồ tát chí tháp”2 nghĩa là: Bài chí về tháp của Hòa thượng Bản Lai Thiện Thuận Đạo Chu được tặng phong Phổ hóa độ sinh Bồ-tát dòng Tào Động đời 49.

Lòng bia có 14 dòng, mỗi dòng 35 chữ, nét chữ nhỏ, khắc hơi mỏng, có nhiều chỗ bị mờ nên chữ khó đọc. Bia lập năm Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775). Phía sau tháp còn có một tấm bia nữa, trên đề “Hậu tháp ký” tức bài ký sau tháp, có 10 dòng, mỗi dòng chữ không nhất định. Dòng đầu tiên đề “Pháp tử thủ tọa tỳ kheo tự Hải Tại soạn văn ký” tức bài ký do Tỳ-kheo Hải Tại3 soạn. Tấm này ghi chép danh sách đệ tử cùng người ủng hộ khắc bia và làm tháp. Xin tạm dịch văn bia tháp như sau:

Ôi! Huyền không chỉ có một mà vọng cảnh thật nhiều. Từ chỉ có một mà vạn hóa sinh thành, theo vạn hóa mà cái mối ban đầu được chiếu tỏ. Không có hình để lường, không có lời để thấu rõ. Không có hình mà hình khắp cõi đại thiên; không có lời mà lời trùm muôn kiếp. Há gọi là biển tính sáng ngời, thấu triệt chân không mà bỗng chốc hiểu sai khiến gió vọng thổi thành sóng thức. Đức Giác Hoàng xưa ra đời, dấu ánh sáng chốn Song Lâm, đến lúc sinh thời của thầy ta, cũng ẩn ngầm ánh sáng tám thức. Vua A-dục sùng kính Phật xây tháp; Đệ tử thờ thầy dựng phù đồ. Chỉ là, lòng sinh ba việc, tâm tình hàm chứa đôn hậu; đức báo bốn ân, dựng xây nền móng nhân nghĩa. Sư họ Hoàng, quê làng Đa Cốc, Vũ Tiên, Kiến Xương, Nam Giao. Sư sinh năm Mậu Dần (1698), đồng chân vào đạo, nhược quán xuất gia, tài như thái sơn bắc đẩu đứng đầu tăng chúng, đắc pháp với Hòa thượng Tịnh Giác. Vua ban bút truyền giữ dòng Tào Động, thi trúng bát khoa, đạo thông suốt ba giáo… là bậc trân quý hơn người ở trên đời. Gặp lúc mặt trời mới mọc hòa với ánh sáng của phương Nam mà được gọi là bậc thầy. Do đó, người quy y thêm đông, kẻ cúng dường ngày càng lắm. Dùng vô lượng tiền bạc để hưng sùng vô lượng công đức. Vừa năm Quí Mão (1723) xây dựng chùa Báo Quốc. Chùa ấy, địa thế hữu tình, hương thôn phát triển. Cửa thiền không lớn mà rực rỡ nên móng nền sẵn rộng, bao hàm cảnh trí thú vị vô cùng. Dặn đệ tử trụ trì. Lại đến năm Ất Mùi (1775) tiết đúng giữa hạ giờ sửu đêm ngày 25, sư viên tịch, được 20 tuổi hạ, thọ thế 78 tuổi nghi đỉnh ba nghìn, giờ Hợi nhập thọ tàng4. Giờ ngọ ngày 20 tháng 6 điềm lành vân tập đạo tràng, nhập tháp. Đệ tử và học trò lấy y pháp, búi tóc, dựng một tháp tại chùa Linh Sơn Sùng Nham5, dựng một tháp tại chùa Thanh Phong quê nhà6, dựng một tháp tại chùa Báo Quốc. Tháp đấy, phương đấy, để ngời ngợi muôn vạn năm; nghìn năm về sau, đúng như thế, nhìn thấy như thế, xem dấu tích còn như thế. Riêng, Đức nghiệp của thiền sư, càng ngày càng sáng tỏ. Đạo tràng thơm danh với thiền sư cùng lưu truyền. Ngày lành tháng đầu đông năm Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36”7.

Bia tháp cho ta một số sử liệu về ngài Bản Lai Thiện Thuận Đạo Chu. Thứ nhất, sư họ Hoàng, quê ở làng Đa Cốc, Vũ Tiên, Kiến Xương (nay thuộc xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Thứ hai, sư sinh năm Mậu Dần (1698) vừa đến tuổi nhược quán thì xuất gia học đạo, đắc pháp với Thiền sư Tịnh Giác, nối dòng Tào Động chính tông. Thứ ba, sư đứng ra trùng tu chùa Báo Quốc vào năm Quí Mão (1723). Thứ tư, sư viên tịch giờ Sửu khuya ngày 25 tháng 5 năm Ất Mùi (1775), thọ 78 tuổi. Đồ chúng lập tháp thờ ở ba nơi.

2Bên phải phía trước tiền đường chùa Bằng có tấm bia đề Trùng tu Báo Quốc tự ký do Trịnh Huệ soạn vào năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744). Bia bốn mặt, trong đó có một mặt nhỏ với tiêu đề “Tăng chí” (ghi chép về vị tăng) mà nội dung chép sơ lược về Thiền sư Tính Chúc Đạo Chu như sau:

Thiền  Đạo Chu đời thứ 49 tông Tào Độngngười Đa Cốc, Vũ Thư, Kiến Xương, Nam Giao. Mười bảy tuổi xuống tóc. Lúc đầu tham vấn Thiền sư Như Trương về “Vô tình thuyết pháp” chưa khế hợp nhân duyên. Sau đến phương trượng chùa Hồng Phúc, Hòe Nhai, Trung đô tham vấn hòa thượng Tịnh Giác trưng dẫn thoại đầu trước, đến câu “Rừng cây chim nước khắp nơi đều niệm phật, niệm pháp” thì tỉnh ngộ. Bèn thuật bài kệ rằng: “A, lớn lạ, lớn lạ! vô tình nói pháp khó nghĩ nghị, nếu sẽ tai nghe có thể ngộ. Trong mắt nghe tiếng mới được biết”. Thầy biết là bậc pháp khí, bèn ban pháp danh là Tính Chúc, dặn dò rằng: “Thay ta nối tông Tào Động, xiển dương thiền giáo”. Học giả vân tập, đến khoảng năm Quí Mão (1723), Nhâm Tý (1732), vâng thi thiền gia, mang bảng hạng ưu. Đến năm Ất Mão (1735), được nhận sắc mệnh. Năm Canh Thân (1740), đặc nhận Bản Lai Hòa thượng. Từ đó, đạo phong nở hoa ưu bát, lời pháp thấm nhuần cỏ bật sô…”.

Đoạn “Tăng chí” này bổ sung một số sự kiện, xác định ngài có pháp danh Tính Chúc, năm 17 tuổi ngài mới xuất gia học đạo với Thiền sư Như Trương, nhưng chưa khế hội. Sau, sư đến tham vấn với Hòa thượng Tịnh Giác chùa Hồng Phúc, được đắc pháp với vị này. Bia không đề năm sư đến tham học tại Hòe Nhai. Ta không biết Thiền sư Tính Chúc kế thừa trụ trì chùa Hồng Phúc năm nào.

Trong Cúng tổ khoa (Bản chùa Hòe Nhai) có chép “Đệ tứ tổ sư sắc văn” tức sắc văn ban cho ngài Tính Chúc. Bản sắc không đề niên đại nhưng ta biết chắc được ban ra năm Canh Thân (1740) do bia Tăng chí có chép ngài được đặc nhận Bản Lai hòa thượng. Tờ sắc cho biết, tăng chánh Hoàng Nhẫn tự Tính Chúc chùa Hồng Phúc được làm Bản Lai hòa thượng Đạo Chu thiền sư.

3Thiền sư Tính Chúc còn xuất hiện trên các bản in kinh sách cũ. Trước ta trưng dẫn Kế đăng lục do Thiền sư Như Sơn, chùa Hồng Phúc soạn năm Giáp Dần (1734). Trong đó, Sa-di Tính Chúc tham duyệt, tức tham gia công việc duyệt lại sách, một người trợ tá đắc lực cho Thiền sư Như Sơn. Lúc ấy, sư Tính Chúc mới ở giới phẩm Sa-di.

Bản Mục Liên kinh9 được khắc ván tháng 2 năm Vĩnh Hựu Đinh Tỵ (1737). Trong đó có ghi: “Tăng thống tự Như Sơn, chùa Vạn Phúc xã Phật Tích, núi Tiên Du phú chúc cho đệ tử Tính Chúc, trụ trì chùa Hồng Phúc, Trung Đô đốc khán”. Tài liệu cho biết Tính Chúc được Thiền sư Như Sơn dặn dò công việc đôn đốc kiểm tra việc khắc ván kinh Mục Liên. Năm này, sư đã trụ trì Hồng Phúc và ít tháng sau Như Sơn viên tịch.

Tháng 3 năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738) thiền sư soạn bài văn và lập tháp Viên Minh cho thầy mình là Từ Sơn Hành Nhất (1681-1737) tại chùa Vạn Đức, Kinh Môn.

Năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744), Thiền sư Tính Chúc đứng in Tam giáo nhất nguyên thuyết của Trịnh Huệ10 và sư mời Trịnh Huệ soạn bia Trùng tu Báo Quốc tự bi.

語週億剎豈謂元明性海澄徹真空而為不覺妄風吹成 識浪.彼覺皇出世隱耀雙林而我師?生時韜光八識.育 王崇佛建塔.弟子事師?浮屠.只為心生三事本孰厚 之情懷;德報四恩築義仁之基址。粵?有南郊建武穀 鄉師?黃宗歲戊寅童真入道冠弱出家,首眾?斗山得 法於淨覺和尚君王龍?筆持製為曹洞繼燈試?中八科 道通三教萬登…11世珍出眾?會旭日重光於離昭曰位 為師?由是皈依者眾?供養日多以無量之貨?錢興無 量之功德。時年癸卯造報國寺是寺地勢有情鄕村盛 潤?禅扃不大而輪?煥,雖有廣大之基圖,勝景可因含 無窮之趣味…囑遺法子而住持焉.所迨年惟乙未時 當?仲夏,僧臘二十,師?壽七十八數儀挺三千坐化二 十五夜丑時圓寂,亥入壽藏六月兆吉云集道場二十午 時彌?登奠塔。弟子合走田衣螺髻。一建塔靈山崇岩 寺。一建塔本鄉清風寺.一建塔報國寺。此塔此方相 億萬年之岐千載之下是如斯目如斯覩踪跡之如斯維 禪師?之德業愈久愈光道場之芳名與禪師?並傳也。

景興三十六年歲在乙未孟冬穀日

Lúc đó, sư giữ chức Tăng chánh, một chức lớn trong Tăng lục ty.

Năm Tân Mùi (1757), Thiền sư Tính Chúc Bản Lai được mời hộ kinh cho bản in Thủy Lục chư khoa (A. 2345).

Ta còn thấy ngài soạn bài tựa cho bản in Hương sơn bảo quyển vào tháng Giêng năm Nhâm Thìn Cảnh Hưng thứ 33 (1772). Có thể đây là Phật sự gần cuối đời của ngài.

Trong quá trình sưu tầm tư liệu, chúng tôi bắt gặp một số văn bản do Thiền sư Tính Chúc biên soạn như:

  1. Cúng gia tiên khoa được đóng thành một tập gồm nhiều khoa cúng tại chùa Bổ Đà (Bắc Giang) do Thiền sư Tâm Hội chùa Hưng Phúc, Xuân Lôi khắc. Khoa cúng chỉ có 13 tờ.
  2. b. Đại bi bồ tát hương sơn bảo quyển tự soạn năm Cảnh Hưng Nhâm Thìn (1772) nằm trong Hương Sơn bảo quyển ( 1439)
  3. c. Lê triều Vĩnh Hựu hoàng đế ngự đề vấn trong Ứng phú dư biên tổng tập (AB. 568).
  4. d. Bài “Tháp chí” khắc trên tháp Viên Minh ở chùaVạn Đức, thị trấn Phú Thứ, Kinh Môn, Hải Dương.

Phụ lục:

  1. Bia tháp Linh Nghiêm, chùa Bằng:

常樂我淨

洞上第四十九世本來和尚善順?比丘道週禪 師?贈?封普化度生大菩薩誌塔

夫玄空惟一妄境寔繁稟惟一而萬化生成隨萬化而 惟一元照無形可測無語可諳無形而形遍大千無語而

Phiên âm:

Thường Lạc Ngã Tịnh

Động thượng đệ tứ thập cửu thế Bản Lai hòa thượng Thiện Thuận tỳ kheo Đạo Chu thiền sư, tặng phong Phổ hóa độ sinh bồ tát chí tháp.

Phù, huyền không duy nhất, vọng cảnh thật phồn. Bẩm duy nhất nhi vạn hoá sinh thành, tuỳ vạn hoá nhi duy nhất nguyên chiếu. Vô hình khả trắc, vô ngữ khả am. Vô hình nhi hình biến đại thiên; vô ngữ nhi ngữ chu ức sát. Khởi vị nguyên minh tính hải, trừng triệt chân không nhi vi bất giác vọng phong xuy thành thức lãng. Bỉ giác hoàng xuất thế, ẩn diệu song lâm, nhi ngã sư sinh thời, thao quang bát thức. Dục vương sùng phật kiến tháp; đệ tử sự sư phù đồ. Chỉ vi: tâm sinh tam sự, bản đôn hậu chi tình hoài; đức báo tứ ân, trúc nghĩa nhân chi cơ chỉ.

Việt hữu Nam Giao kiến Vũ Cốc hương, sư Hoàng tông, tuế Mậu Dần, đồng chân nhập đạo, quan nhược xuất gia, thủ chúng đẩu sơn, đắc pháp ư Tịnh Giác hòa thượng, quân vương long bút trì chế vi Tào Động kế đăng, thí trúng bát khoa, đạo thông tam giáo, vạn đăng…, thế trân xuất chúng. Hội húc nhật trùng quang ư ly chiếu, viết vị vi sư. Do thị, quy y giả chúng, cúng dưỡng nhật đa, dĩ vô lượng chi hoá tiền; Hưng vô lượng chi công đức. Thời niên Quí Mão tạo Báo Quốc tự. Thị tự địa thế hữu tình, hương thôn thịnh nhuận. Thiền quynh bất đại nhi luân hoán tuy hữu quảng đại chi cơ đồ; thắng cảnh khả nhân, hàm vô cùng chi thú vị. Chúc dị pháp tử nhi trụ trì yên. Sở đãi niên duy Ất Mùi thời đương trọng hạ, tăng lạp nhị thập, sư thọ thất thập bát sổ nghi đỉnh tam thiên, tọa hóa nhị thập ngũ dạ sửu thời viên tịch. Hợi nhập thọ tàng, lục nguyệt triệu cát vân tập đạo tràng , nhị thập ngọ thời di đăng điện tháp. Đệ tử hợp tẩu điền y, loa kế. nhất kiến tháp Linh Sơn Sùng Nham tự. nhất kiến tháp bản hương Thanh Phong tự. Nhất kiến tháp Báo Quốc tự. Thử tháp thử phương tương ức vạn niên chi kỳ, thiên tải chi hạ, thị như tư, mục như, tư đổ tung tích chi như tư. Duy thiền sư chi đức nghiệp, dũ cửu dũ quang. Đạo tràng chi phương danh dữ thiền sư tịnh truyền dã12.

Cảnh Hưng tam thập lục niên tuế tại Ất Mùi mạnh đông cốc đán nhật.

Bia phía sau tháp: 後塔記?

法子首座比丘字海在撰之文。住持法子德水沙 彌?海慣真功建塔。福頂?素迦字慧海同真功。比丘 僧正字海傳。僧統字海闊?。比丘僧正字海通。僧 統字海書。沙彌?字海疊。僧統字寬?翼。僧正字 寬?欣。比丘字寂傳。沙彌?尼字妙香。…

Hậu tháp ký:

Pháp tử thủ tọa tì kheo tự Hải Tại soạn chi văn, trụ trì pháp tử Đức Thủy sa di Hải Quán chân công kiến tháp, phúc đĩnh tô già tự Tuệ Hải đồng chân công. Tỉ kheo tăng chánh tự Hải Truyền, tăng thống tự Hải Khoát, tì kheo tăng chánh tự Hải Thông, tăng thống tự Hải Thư, sa di tự Hải Điệp, tăng thống tự Khoan Dực, tăng chánh tự Khoan Hân, tì kheo tự Tịch Truyền, sa di ni tự Diệu Hương, hiệu Diệu Tính…13hoàng đồ hữu vĩnh, Phật đạo vô cùng.

  1. Bia Trùng tu Báo Quốc tự bi lập năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744). Mặt “Tăng chí” đề.

曹宗第四十九世道周禪師?南郊建武多人也十七

祝髮?首參如張?問?無情說法未契因緣?從住中都槐 街洪福上方次參淨覺和尚仍問?前話?徵至水鳥樹林 皆悉念佛念法周方有省乃述偈曰大奇大奇無情說法 不思議。若將耳聽終難會。眼裏聞?聲?始得知。 師?知是法器乃立法名性燭囑曰代吾嗣洞上宗風闡揚 禪教學者雲?臻迨癸卯壬子年間奉試?禪家掛榜優?分 衍至乙卯祇受敕命遞及庚申特受本來和尚。自此道 風開優?鉢之花。法語潤?苾?芻之艸。周曾會三家妙 訣亦更通諸祖玄機.畧?刻于泯文繁難錄?.

Tào tông đệ tứ thập cửu thế Đạo Chu thiền sư Nam Giao Kiến Vũ Đa nhân dã. Thập thất chúc phát, thủ tham Như Trương, vấn vô tình thuyết pháp vị khế. Nhân duyên tùng trụ Trung Đô Hoè Nhai Hồng Phúc thượng phương, thứ tham Tịnh Giác hoà thượng nhưng vấn tiền thoại trưng, chí thuỷ điểu thụ lâm giai tất niệm phật niệm pháp chu phương hữu tỉnh. Nãi thuật kệ viết: đại kỳ đại kỳ vô tình thuyết pháp bất tư nghị, nhược tương nhĩ thính chung nan hội, nhãn lý văn thanh thủy đắc tri. Sư tri thị pháp khí, nãi lập pháp danh Tính Chúc. Chúc viết: đại ngô tự Động thượng tông phong xiển dương thiền giáo học giả vân trăn đãi quý mão nhâm tý niên gian phụng thí thiền gia quải bảng ưu phân diễn chí ất mão kì thụ sắc mệnh đệ cập canh thân đặc thụ bản lai hoà thượng. Tự thử, đạo phong khai Ưu Bát chi hoa, pháp ngữ nhuận bí sô chi thảo. Chu tằng hội tam gia diệu quyết, diệc cánh thông chư tổ huyền cơ. Lược khắc vu dẫn, văn phồn nan lục. „■

Chú thích:

  1. Năm 1633, Thiền sư Chuyết Công từ Đàng Trong ra Đông Đô truyền giáo. Ta lấy mốc đó làm niên đại truyền Tông Lâm Tế đến Bắc Hà. Năm 1664, Thiền sư Thủy Nguyệt học đạo với Thiền sư Trí Giáo Nhất Cú, tông Tào Động ở núi Phượng Hoàng, Hồ Bắc trờ về nước hành đạo. Ta lấy mốc niên đại đó để biết tông Tào Động truyền vào đất Bắc.
  2. Cúng tổ khoa ghi rõ: “Động tông đệ tứ tổ Linh Nham tháp đặc tứ Bản Lai hòa thượng Thiện Thuận sa môn pháp húy Tính Chúc Đạo Chu thiền sư tặng phong Phổ hóa độ sinh đại bồ tát thiền tòa hạ”. Khoa cúng cùng bia chùa Hòe Nhai xác định Tổ sư Tính Chúc thuộc đời trụ trì thứ 3 và Tổ thứ 4 của tông Tào Động Bắc Hà.
  3. Thiền sư Hải Tại: chúng ta còn hai tư liệu tin cậy. Đó là một bản sắc phong lập năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) cho Trần Văn Chức tự Hải Tại quê ở xã Đống Nhuyễn, huyện Phú Xuyên được ban chức Tăng chánh. Bản đó vẫn còn được treo ở tổ đường chùa Hòe Nhai, Hà Nội. Tư liệu thứ hai là tấm bia đá ở tháp Thiệu Long, chùa Bằng, thôn Bình Vọng, gần với tháp Linh Nghiêm mà ta nói ở trên. Bia tháp cho biết Thiền sư Hải Tại có hiệu là Trí Hiệp. Lúc đầu xuất gia với Hòa thượng Tịnh Giác, sau y với Tổ Bản Lai Tính Chúc và kế thừa dòng pháp với vị này. Ta không biết sư viên tịch năm nào nhưng bia tháp được lập ngày mồng 1 tháng Đinh Hợi năm Ất Mão hoàng triều Cảnh Thịnh thứ 3 (1795).
  4. Thọ Tàng: lúc còn sống định xây huyệt mả, tức sinh phần, còn gọi là sinh khoáng. Ở đây hiểu là đào huyệt hoặc làm kim tỉnh để xây tháp.
  5. Chùa Linh Sơn Sùng Nham: ta chưa biết chùa nào ở đâu. Đây có thể là một đạo tràng do Thiền sư Tính Chúc gầy dựng.
  6. Chùa Thanh Phong: là ngôi chùa ở quê Đa Cốc của thiền sư. Hiện vẫn chưa rõ lai lịch của ngôi chùa.
  7. Bài văn bia tháp do Thiền sư Hải Tại soạn đã lấy gần như nguyên lời văn trong bia tháp Thiền sư Từ Sơn Hành Nhất tại chùa Quảng Nghiêm (Hải Dương) do Tính Chúc sinh thời soạn ra, chỉ thay đổi một số sử liệu về Tính Chúc. Chúng tôi tham khảo bản dịch của anh Nguyễn Văn Toàn và bản dịch của Phạm Văn Tuấn. Xin cám ơn hai anh.
  8. Ngũ gia phân phái (AC 502) từ tờ 24a-34a. Nếu như tính từ Tổ Thanh Nguyên Hành Tư làm đời thứ nhất thì đến Tổ Tính Chúc thuộc đời thứ 39. Nếu như tính từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma làm Sơ tổ thì đến Tổ Tính Chúc là đời thứ 49 như văn bia chùa Bằng xác nhận.
  9. Bản lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu AC. 632.
  10. Theo bản in Tam giáo nhất nguyên thuyết, tờ 10a. Thanh Hòa trùng san năm Mậu Tuất (1838), chùa Hoa Lâm tàng bản.
  11. Mờ một số chữ.
  12. Những chữ in nghiêng trong phần phiên âm là người đời sau sao chép lại bia tháp Viên Minh chùa Vạn Đức, huyện Kinh Môn, Hải Dương do Tính Chúc sinh thời soạn cho thầy mình là Từ Sơn; chúng tôi đã công bố trong bài “Bia tháp Viên Minh” trên tạp chí Văn Hóa Phật Giáo, số 142.
  13.  Tỉnh lược một số tên của thiện nam tín nữ không quan trọng.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 190

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here