Chứng Đạo ca (증도가-證道歌), là một tác phẩm Văn học Thiền Phật giáo Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác (665-712) Thiền sư Trung Quốc đời Đường trước tác.
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺禪師), nhà sư Phật giáo đến từ Trung Quốc thời nhà Đường, và Jeungdogaja, mà gần đây đã được xem xét kỹ lưỡng hơn tính xác thực của nó, là phiên bản in kim loại của Chứng Đạo ca.
Theo Cục Quản lý Di sản Văn hóa của Hàn Quốc, 7 chuyên gia thư tịch và thư pháp bao gồm 3 thành viên của Ủy ban Di sản Văn hóa đã nghiên cứu vào thứ Hai, 25/01/2016, 3 tác phẩm Chứng Đạo Ca được in trên cùng bản khắc gỗ tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa ở thành phố Daejeon, và họ nhất trí kết luận rằng các tác phẩm này được tạo ra trong triều đại Joseon (Triều Tiên).
Đối tượng nghiên cứu bao gồm Báu vật Quốc gia 758-1 (thuộc sở hữu của Bảo tàng Xuất bản Samsung, được chỉ định vào năm 1984), Báu vật Quốc gia 758-2 (thuộc sở hữu của Bảo tàng Nghệ thuật Gong In, được chỉ định vào năm 2012), và Chứng Đạo Ca mà một nhà sưu tập họ Kim đã đệ đơn yêu cầu với Chính phủ chỉ định là tài sản văn hóa hồi năm ngoái.
Sau khi phân tích độ dày nét chữ, chất lượng giấy và kiểu chữ, các chuyên gia đi đến kết luận rằng Báu vật số 758-1 đã được in trong thời đại Vua Sejong (Vị Vua phật tử thuần thành sáng chế chữ Quốc ngữ), tác phẩm của ông Kim đã được thực hiện trong thời đại vua Seongjong (Triều Tiên Thành Tông), và Báu vật số 758-2 đã được in trong thời đại vua Gyeongjong (Triều Tiên Cảnh Tông).
Bằng chứng quyết định nhất là tái bút của Hoàng hậu Insoo, được tách ra khỏi tác phẩm Chứng Đạo (Jeungdo) của ông Kim. Lời tái bút chứng minh rằng Kim Su-on (1409-1481), một quan chức của triều đại Joseon đầu, đã thảo một văn bản trong tháng 06 năm 1472, dưới thời trị vì của vua Seongjong (Thành Tông).
Trong bản Chứng Đạo (Jeungdo) của ông Kim, các thành viên ủy ban tìm thấy những dấu vết bị xé ra để đóng lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng ai đó đã cố xé lời tái bút ra khỏi tác phẩm để làm cho nó giống như một bản khắc gỗ từ thời Goryeo.
Một quan chức của Cục Di sản Văn hóa cho biết: “Nếu bản kinh đã bị cố ý tách ra thì có thể không được chỉ định là tài sản văn hóa”.
Nguồn: phatgiao.org.vn