Chư tăng Tây Tạng sẽ mang đến hội nghị những xá lợi của Đức Phật từ vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Tại hội nghị, những người tham gia sẽ thảo luận về hòa bình theo quan điểm của Đức Phật.
Khoảng 700 học giả về tôn giáo từ các tín ngưỡng khác nhau và các nhà quan sát sẽ tập trung tại hội nghị này, bao gồm 200 chuyên gia từ 52 nước và 500 học giả trong nước.
Tổng cộng 200 đại biểu từ Hoa Kỳ, Anh, Nga, Iran, Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Ethiopia, Ấn Độ, Na Uy, Nam Phi và các nước châu Á khác đã đến nước Miến Điện chủ nhà để tham dự hội nghị.
Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu được thành lập từ năm 1994 để cung cấp, giảng dạy và đào tạo tăng sĩ truyền giáo.
Đặc biệt, Hội nghị Hòa bình Tôn giáo Thế giới có sự hiện diện của Tổng thống U Thein Sein thân lâm đến tham dự.
Hàng trăm Đại biểu Tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới quang lâm Myanmar Phật giáo Quốc đạo, đồng tham dự Hội nghị Hòa bình Tôn giáo Thế giới, một sự kiện quan trọng với mục đích được Tuyên bố bắt nhịp cầu nối khác biệt giữa các Tôn giáo ở Myanmar và các nước trên thế giới.
Cư sĩ Thein Sein, Tổng thống Myanmar trân trọng tiếp đón hàng trăm Đại biểu Phật giáo khắp nơi trên thế giới về dự lễ Khai mạc Hội nghị Hòa bìnhTôn giáo Thế giới tại thành phố Sagaing, Tổng thống Myanmar kêu gọi các nhà lãnh đạo đoàn kết lên án chủ nghĩa cực đoan càng ngày gia tăng khi đối mặt với phân cực Tôn giáo.
Trong những gì có thể đóng góp cho tiếng nói chung của Tôn giáo Dân tộc, và một trong những lần phát biểu cuối cùng của ông, bài phát biểu công khai của nhiệm kỳ của ông kết thúc vào cuối tháng 03 tới, Tổng thống Myanmar cho biết: “Tôi rất hoan hỷ và thúc giục các nhà lãnh đạo Tôn giáo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Chính trị và các nhà lãnh đạo Quốc gia trên thế giới, đồng tham gia góp phần hướng dẫn tín đồ Tôn giáo tránh xa Chủ nghĩa cực đoan”
Hội nghị đã tiếp nhận các bức Thông điệp ủng hộ bởi các nhà Tổ chức Sự kiện, các Cơ quan Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, các Văn phòng của Liên minh châu Âu tại Myanmar, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh và các vị lãnh tụ Tôn giáo, những Đại biểu không thể tham dự Hội nghị.
Theo Ban Tổ chức của Hội nghị Hòa bình Tôn giáo Thế giới, nhiều sự kiện sẽ tập trung vào việc chia sẻ với các chuyên gia từ các Quốc gia xảy ra sự xung đột Tôn giáo, sự tàn phá chủng tộc khác nhau, đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng. Các nhà Tổ chức cho biết; họ hy vọng sự kiện này sẽ giúp khắc phục Tôn giáo Myanmar, như một số yếu tố bên trong đa số Tôn giáo cực đoan tiêu cực tồn đọng tại Myanmar.
Mối quan hệ lớn giữa Phật giáo Myanmar và người Hồi giáo thiểu số trở nên xấu đi trong những năm gần đây, đã xảy ra sự xung đột tôn giáo ở Tây Bắc Myanmar giữa một nhóm người theo đạo Hồi và đạo Phật đang khiến khu vực rơi vào bất ổn nghiêm trọng.
Năm 2012, bang Rakhine là nơi diễn ra hai làn sóng bạo lực giữa cộng đồng Phật giáo sắc tộc Rakhine và cộng đồng người Hồi giáo Rohingyas, làm hơn 200 người thiệt mạng, 140 000 người phải đi lánh nạn.
Các vụ bạo động chủ yếu nhắm vào cộng đồng Hồi giáo, do các tu sĩ Phật giáo cực đoan tiến hành, đã lan rộng sang nhiều nơi khác ở Miến Điện, làm hàng chục người thiệt mạng, kể từ đầu năm 2012.
Hàng chục nghìn người Hồi giáo Rohingya đã phải đi sơ tán sau làn sóng bạo lực đó, nhiều người vấ̃n còn sống trong các trại tỵ nạn.
Suốt năm 2013, nhiều vụ tấn công sắc tộc và tôn giáo nhằm vào người theo đạo Hồi diễn ra tại nhiều nơi ở Miến Điện.
Myanmar từng chứng kiến các vụ bùng phát bạo lực nhằm vào người Hồi giáo trong những năm gần đây. Một số phần tử cực đoan, như nhóm Phong trào 969, bị buộc tội đã châm ngòi thù hận, kích động luật phân biệt đối xử, gồm cả kiến nghị cấm hôn nhân khác tín ngưỡng.
Nỗi lo về đợt bạo động mới dâng cao, khi Myanmar cân nhắc về lệnh cấm hôn nhân khác tín ngưỡng.
Sau đây là phần kết luận của Hòa thượng Tiến sĩ Ashin Nyanissara giảng dạy giáo pháp tại trung tâm Phật giáo Quốc tế Sitagu mới thành lập tại Yangon, Myanmar nói rằng: “Hội nghị Hòa bình Phật giáo Thế giới tại Phật Học viện Phật giáo Sitagu sắp kết thúc.
Hội nghị quan trọng này đã thành công viên mãn, là nhờ vào sự nỗ lực đóng góp vô giá của đoàn thể Tôn giáo thế giới, chư vị diễn giả các Tôn giáo khác nhau, các vị tôn đức lãnh đạo tối cao của các nước Phật giáo, các vị học giả lỗi lạc và các Tham luận viên, những người tham gia nhiệt tình. Trong thời gian Hội nghị Hòa bình Phật giáo Thế giới, tất cả đã làm việc vi mục đích chung, hướng đến Hòa bình và An ninh toàn cầu.
Thay mặt Ban tổ chức Hội nghị, chúng tôi trân trọng kính tri ân đến Hòa thượng Tiến sĩ Khammai Dhammasami, nguyên Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ, Trụ trì Chùa Phật giáo tại Oxford, Vương quốc Anh, Trụ trì Chùa Phật giáo Oxford, Thành viên, Trung tâm Nghiên cứu Phật học Oxford, Đại học Oxford, UK, Tổng thư ký, Hiệp hội Đại học Phật giáo Thượng toạ bộ, Tổng thư ký, Hiệp hội Đại học Phật giáo thế giới Oxford Buddha Vihara, Thượng tọa Tiến sĩ Phra Sugandho đến từ Bangkok, Thái lan, Hòa thượng Kumara, Tăng thống Phật giáo Myanmar, Thượng tọa Giáo sư Tiến sỹ Dhammapiya, Giáo sư Đại học Truyền bá Phật giáo Theravada, Myanmar, đóng góp cho Tổ chức và kiểm duyệt các Hội nghị.
Chúng tôi trân trọng kính tri ân các Thành viên của Ban Tổ chức, các Tiểu ban, và đặc là tất cả các nhà Tài trợ, Tình nguyện viên cho vô số giờ làm việc.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lời tri ân đến toàn thể liệt quý vị, hơn 200 Đại biểu đến từ 52 đại diện Quốc gia, và nhiều vị quan khách rất xa như châu Mỹ, châu Phi..
Học viện Phật tế Phật giáo Sitagu cùng với Hiệp hội Truyền giáo Phật giáo Quốc tế Sitagu, tác động một nỗ lực toàn diện để dảm bảo rằng việc thu thập đặc biệt này, là một thành công viên mãn. Chúng tôi hy vọng đáp ứng nhu cầu của liệt quý vị, và vượt quá sự mong đợi của liệt quý vị.
Trải qua vô số kiếp quá khứ, và tương lai sẽ đạt đến Niết Bàn. Trong hành trình của cuộc sống, chúng ta đều cùng cộng nghiệp tương quan với nhau. Là một sự kết nối, nhân duyên quyến thuộc Bồ đề nhiều đời, chúng ta được sum họp ngày hôm nay trong Hội nghị này.
Chúng ta đã thực hiện những bước tiến lớn về phía trước, những bài Tham luận đã được trình bày tại Hội nghị này, cùng với những buổi Thảo luận. Mặc dù trình bày khác nhau, quan điểm khác nhau, tất cả đều cùng một mục đích duy nhất để tìm thấy một nền tảng phổ biến, một nền tảng chung để duy trì Hòa bình và An ninh thế giới.
Chúng ta phải làm việc với nhau hơn nữa trong tương lai. Chúng ta tự tin rằng các cuộc Thảo luận thường xuyên, và các cuộc Họp như thế này sẽ mang lại cho chúng ta kết quả tốt hơn, trong các nỗ lực hợp tác của chúng ta, hướng đến sự Hòa bình Thịnh vượng chung cho nhân loại thế giới.
Trong tâm trí cùng làm việc với mục tiêu này, Tôi đề nghị các Hội nghị tiếp theo được Tổ chức tại một địa điểm và thời gian thuận tiện cho tất cả.
Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ sự tri ân đặc biệt của tôi đối với các nhà lãnh đạo Tôn giáo khác nhau đã tham dự Hội nghị: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, các nhà lãnh đạo Hồi giáo từ Iran bởi sự tham gia nhiệt tình. Mặc dù chúng ta có tín ngưỡng khác nhau, Tôi tin chắc rằng chúng ta đam đi về phía mục tiêu chung của chúng ta về chung sống trong tình Nhân loại, việc đảm bảo Hòa bình và An ninh thế giới.
Ngày hôm sau, Ban Tổ chức chúng tôi sẽ sắp xếp cho quý vị Đại biểu đi hành hương đến Bagan, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Myanmar. Với hơn hai nghìn ngôi Già lam Cổ tự, một quần thể chiếm diện tích 16 dặm vuông, một địa điểm Khảo cổ giàu có nhất ở Đông Nam Á. Bagan phát triển rực rỡ nhất từ các thể kỷ 11, 13 và quý vị sẽ thưởng ngoạn kiến trúc Myanmar tuyệt vời, trong đó có các tác phẩm điêu khắc và các bức tranh bích họa.
Trong ngày sau đó, chúng ta sẽ đi hành hương du lịch một trong hai nơi Mandalay hoặc Yangon. Đối với những ai đi Yangon, buổi tối sẽ đến viếng tham ngôi Đại Già lam Cổ tự Shwedagon, có niên đại 2.500 năm, một trong những công trình Phật giáo đẹp và linh thiêng nhất, là niềm tự hào của người dân Myanmar, một trong những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại, biểu tượng sự đoàn kết Tôn giáo Dân tộc của Myanmar. Sau khi trở về khách sạn, quý vị sẽ có tất cả thời gian để chuẩn bị cho cuộc hành trình của mình.
Một lần nữa, tôi kính xin tri ân tất cả liệt quý vị, và mong muốn chúng ta gặp lại nhau sớm để Thảo luận về các thực hiện hành động kể từ cuộc họp này cho Hòa bình và An ninh thế giới.
Tất cả Tham luận của quý liệt vị sẽ lưu tại Thư viện Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu như là một tài liệu Tham khảo cho các sinh viên.
Cá nhân Tôi rất hài lòng vì sự nhiệt tình của liệt quý vị, cùng với tinh thần cao quý của tình Đạo hữu với nhau, sẽ có lợi cho các nỗ lực vì Hòa bình và ổn định trên thế giới”.
Nguồn: daophatngaynay.com