Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Tượng Phật đản sinh trong di sản văn hóa của dân tộc

Tượng Phật đản sinh trong di sản văn hóa của dân tộc

195
0

Trong sử sách của tổ tiên ta truyền lại câu chuyện các vị vua nhà Lý thường chủ trì quốc lễ Phật đản, đã tiến hành lễ hội tắm Phật vào đầu mùa hạ, mùng tám tháng Tư mà di tích bệ sen bằng gốm để đặt tượng Phật đản sinh hiện vẫn còn. Tiếc thay, cho đến nay chưa thấy một bức tượng Phật đản sinh nào có niên đại từ thời Lý Trần được công bố. Tượng Phật đản sinh ở nước ta hiện nay thường có niên đại muộn, chủ yếu từ thời Nguyễn trở lại đây với chất liệu thường dùng là đồng hoặc gỗ.

Tượng Phật đản sinh trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam có nghệ thuật tạo hình đa dạng, sinh động, không bó buộc về tư thế, kiểu thức. Chúng ta có thể thấy tượng phần lớn là hình ảnh một hài nhi, tay phải chỉ lên trời, tay trí chỉ xuống đất nhưng có khi ngược lại. Tượng có nguồn gốc miền Bắc mặc váy hoặc khoác áo tràng nhưng có khi không mặc gì như phần lớn các tượng cổ có nguồn gốc miền Trung, miền Nam.

Mỗi một bức tượng là một tác phẩm điêu khắc, không pho nào giống pho nào, phản ảnh tâm tư, tình cảm của ông cha ta hướng về chủ đề Phật đản. So với các pho tượng Phật đản sinh mới làm gần đây với mẫu mã được sản xuất hoàng loạt theo khuynh hướng áp đặt về thẩm mũ tạo hình, những bức tượng cổ được sưu tập này có khi lại làm chúng ta hoan hỷ theo với cái hồn nhiên, chân chất của lối tạo tượng mục đồng Nam Bộ, với kiểu thức nền nả, chuẩn mực, đầy mỹ thuật dân tộc của tượng Bắc Bộ với truyền thống điêu khắc hàng ngàn năm hay của lối tạo tượng miền Trung sinh động, gần gũi với thực tế đời sống và ít nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc.

Còn chưa thật nhiều hiện vật và chưa đủ đẹp nhưng cũng đã nhặt nhạnh lại chút gì trong kho báu di sản văn hóa của cha ông về đề tài Phật đản, chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả VHPG hình ảnh một số pho tượng Phật đản sinh chất liệu đồng và gỗ trong bộ sưu tập của cá nhân chúng tôi.

tuong-Phat-dan-sinh

tuong-Phat-dan-sinh

tuong-Phat-dan-sinh

 

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 80-Phật Đản: Nguyễn Thanh Chương

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here