Trang chủ Phật đản khắp nơi PHẬT THUYẾT DỤC TƯỢNG CÔNG ĐỨC KINH

PHẬT THUYẾT DỤC TƯỢNG CÔNG ĐỨC KINH

194
0

Bấy giờ, trong hội chúng có một vị bồ tát tên là Thanh Tịnh Tuệ, khởi lên ý nghĩ, do nhân duyên gì mà chư Phật Như Lai được thân thanh tịnh, lại nghĩ rằng, Phật ở đời thì thân cận, cúng dường, sau khi Phật diệt độ, cúng dường xá lợi, hai loại người này thu hoạch phước đức có bằng nhau không?  Khởi niệm này rồi, nương uy thần Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, thưa với Phật rằng:  Bạch đức Thế Tôn, chư Phật Như Lai do nhân duyên gì được thanh tịnh thân; nếu Phật ở đời thì thân cận, cúng dường, sau khi Phật diệt độ, cúng dường xá lợi, hai loại người này thu hoạch phước đức có bằng nhau không?  Bấy giờ đức Thế Tôn bảo bồ tát Thanh Tịnh Tuệ rằng, tốt lắm, tốt lắm, nay ông vì chúng sanh ở đời vị lai mà phát khởi lời hỏi như vậy, ông nên khéo nghe, Như Lai vì ông phân biệt giải nói.  Bấy giờ, bồ tát Thanh Tịnh Tuệ thưa với Phật rằng, dạ vâng Thế Tôn, chúng con xin vui muốn nghe.  Đức Phật bảo bồ tát Thanh Tịnh Tuệ rằng, chư Phật Như Lai vì cầu bồ đề nên thuở xa xưa tu tập các tam muội, giới, định, nhẫn nhục, trí tuệ, từ bi hỷ xả, giải thoát, giải thoát tri kiến, (mười năng) lực, (bốn) vô úy, tất cả Phật pháp, nhất thiết chủng trí, hết thảy toàn là những phẩm chất thanh tịnh, cho nên chư Như lai được thân thanh tịnh.  Lại lấy hoa, hương, tràng phan, bảo cái để dùng cúng dường, lại lấy nước thơm tắm thân Như Lai, lại lấy bảo cái che trùm trên thân, lấy các ẩm thực, trống nhạc, đàn ca, ngâm khen Như Lai, đem công đức này hồi hướng nhất thiết chủng trí, có được công đức vô lượng vô biên, cho đến thành tựu Vô thượng bồ đề.  Tại sao?  Trí tuệ của Như Lai vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn, Như Lai có bao phước đức cũng lại như vậy.  Thanh Tịnh Tuệ, sau khi Như Lai diệt độ, có hai loại xá lợi, một là pháp thân, hai là hóa thân.  Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… cúng dường xá lợi, bằng cách tạo hình tượng Phật nhiều như lúa mạch, tạo tháp có hình dáng như trái am la[3], cột tháp hình dáng như cây kim lớn, lọng tháp hình dáng như cánh bèo, để gìn giữ xá lợi Phật, xá lợi lượng như hạt cải lớn, được an trí trong tháp.  Công đức cúng dường xá lợi bằng với công đức cúng dường Như Lai còn ở đời, không có khác biệt.  Người cúng dường xá lợi được mười lăm thứ công đức:  một là được tâm niệm thanh tịnh; hai là được tâm tùy thuận chánh pháp; ba là được tâm hổ thẹn; bốn là được thấy Như Lai; năm là phát tâm tịnh tín; sáu là nắm giữ chánh pháp; bảy là tu hành đúng pháp; tám là được thân cận chư Phật; chín là tùy ý thọ sanh các quốc độ có Phật; mười là sanh trong nhân loại thì sanh nhà dòng dõi, tâm tánh mềm mỏng, người gặp kính trọng; mười một là vừa sanh làm người được tâm niệm Phật;  mười hai là các chúng ma quân không thể não loạn; mười ba là ở thời mạt pháp, có khả năng hộ trì chánh pháp; mười bốn là thường được mười phương chư Phật Như Lai gia tâm che chở; mười lăm là mau được thành tựu năm phần pháp thân.  Bấy giờ đức Thế Tôn nói lời chỉnh cú rằng:

Nếu dùng tâm thanh tịnh

Sau Như Lai diệt độ

Người cúng dường xá lợi

Hoặc tạo các tháp miếu

Và hình tượng Như Lai

Ở trước tháp tượng kia

Quét tô mạn đà la

Đem các thứ hoa hương

Tung rải trên tháp tượng

Lấy các nước diệu hương

Mà rưới tắm tượng Phật

Các ẩm thực thượng diệu

Giữ sạch để cúng dường

Tán lễ công đức Phật

Vô lượng khó nghĩ bàn

Trí tuệ và thần thông

Các phương tiện thiện xảo

Thảy đều đến bờ kia.

Bấy giờ, bồ tát Thanh Tịnh Tuệ nghe đức Thế Tôn nói chỉnh cú này xong, thưa với Phật rằng, Bạch đức Thế Tôn, lúc đức Phật ở đời và sau khi Ngài diệt độ, các chúng sanh ở đời vị lai tắm tượng như thế nào, cúi xin đức Thế Tôn vì chúng sanh mà chỉ bày nói rộng.  Đức Phật dạy, Thanh Tịnh Tuệ, lúc Phật ở đời, các chúng sanh phát khởi tịnh tâm, sau khi Phật diệt độ cũng nên phát khởi tịnh tâm như vậy, không nên có sự chấp tưởng rằng có Phật hay không Phật, đối với các phẩm tính tốt đẹp (của Như Lai) ôm lòng khát ngưỡng, không sanh nhàm chán.  Tại sao?  Vì làm như vậy là thành tựu pháp thân và báo thân của Như Lai.  Như Lai đã từng vì ông nói pháp bốn chân lý chắc thật, mười hai nhân duyên, sáu ba la mật, nay Như lai vì ông nói pháp tắm tượng, là cách cúng dường thù thắng nhất trong các cách cúng dường.

Thiện nam tử, nếu muốn tắm tượng, nên lấy ngưu đầu, chiên đàn, tử đàn, đa ma la hương, cam tùng, khung cùng, bạch đàn, uất kim, long não, trầm hương, xạ hương, đinh hương v.v…, lấy các thứ diệu hương như vậy, tùy theo các thứ có được mà làm thành nước tắm chứa trong đồ đựng sạch sẽ.  Trước tiên làm cái đàn hình vuông, thiết một sàng tọa đẹp, trên an trí tượng Phật, dùng các nước thơm lần lượt tắm tượng.  Dùng các nước thơm tắm khắp tượng xong, lại lấy nước sạch rưới tắm tượng đã tắm nước thơm.  Mỗi người lấy một ít nước tắm tượng, xức trên đầu của mình, rồi đốt các thứ hương làm sự cúng dường.

Khi nước bắt đầu chảy từ trên thân tượng xuống, nên tụng bài kệ:

Nay con rưới tắm chư Như lai

Thân tịnh trí, công đức trang nghiêm

Chúng sanh ngũ trược rời trần cấu

Nguyện chứng Như Lai tịnh pháp thân.

Khi đốt hương nên tụng bài kệ sau:

Giới, định, tuệ, giải, tri kiến hương

Khắp mười phương cõi thường thơm phức

Nguyện khói hương này cũng như vậy

Về làm tự tha năm loại thân.

Bấy giờ, đức Thế Tôn thuyết pháp này rồi, trong hội chúng có vô lượng đại bồ tát chứng đắc tam muội Thanh tịnh vô cấu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy; vô lượng trời người được sự không thối chuyển đối với Vô thượng bồ đề.  Bấy giờ, tôn giả A Nan thưa với Phật rằng, bạch đức Thế Tôn, kinh này mệnh danh là gì, chúng con tiếp nhận và kính giữ như thế nào?  Đức Thế Tôn dạy tôn giả A Nan, kinh này tên là Rưới tắm chư Phật được thân thanh tịnh, tôn giả nên tiếp nhận và kính giữ như vậy.  Đức Thế Tôn thuyết kinh này xong, tất cả đại chúng trong pháp hội đều rất hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận và phụng hành.

 [1] Kinh tập bộ, Đai tang kinh số 697. 大正新脩大藏經第 16 No. 0697 說浴像功德

[2] Bảo Tư Duy (693-706):  Một trong 24 dịch sư đời Đường (618-907).  Các dịch phẩm của ngài là: Phật thuyết dục tượng công đức kinh (ĐTK 697), Phật thuyết giảo lượng sổ châu công đức kinh (ĐTK 788), Đại đà la ni  Mạt pháp trung nhất tự tâm chú kinh (ĐTK 956), Quán Thế Âm bồ tát Như ý ma ni đà la ni kinh (ĐTK 1083), Quán Thế Âm bồ tát Như ý ma ni luân đà la ni niệm tụng pháp (ĐTK 1084), Bất không quyến tác đà la ni Tự tại vương chú kinh (ĐTK 1097), Phật thuyết tùy cầu tức đắc Đại tự tại đà la ni thần chú kinh (ĐTK 1154), Đại phương quảng bồ tát tạng kinh trung Văn Thù Sư Lợi căn bản nhất tự đà la ni kinh (ĐTK 1181), Na la diên thiên cọng A tu la vương đấu chiến kinh (ĐTK 1281).

[3] Am la = am một la (Amra): Luật Thiện Kiến gọi trái xoài là trái am la.

Nguồn: daitangvietnam.com

No. 697 [No. 698]

說浴像功德

如是我聞:一時,薄伽梵在王舍城鷲峯山中,與大苾芻眾及與無量諸大菩薩摩訶薩俱。爾時,會中有一菩薩,名清淨慧,作是思惟:「以何因緣諸佛如來得清淨身?」又復念言:「若佛在世親近供養,及滅度後供養舍利,此二種人所獲福德功德齊不?」作是念已,承佛威神從座而起,頂禮佛足,白言:「世尊!諸佛如來以何因緣得清淨身?若佛在世親近供養,及滅度後供養舍利,此二種人所獲福德其功等不?」

爾時,世尊告清淨慧菩薩言:「善哉,善哉!汝今乃能為未來世諸眾生故,發如是問。汝當善聽,我今為汝分別解說。

爾時,清淨慧菩薩白佛言:「唯然。世尊!願樂欲聞。」

佛告清淨慧菩薩言:「諸佛如來為求菩提,於往昔時所修三昧、戒定忍辱智慧、慈悲喜捨、解脫、解脫見,力、無所畏、一切佛法、一切種智,悉皆清淨,是故如來得清淨身。又以華香幡蓋而以供養;復以香水浴如來身;復以寶蓋彌覆其上;以諸飲食鼓樂弦歌讚詠如來;以此功德迴向一切種智,所得功德無量無邊,乃至得成無上菩提。何以故?如來智慧無量無邊不可思議,所有福德亦復如是!

「清淨慧!我滅度後有二種舍利:一者、法身,二者、化身。若善男子,善女人等,供養舍利,造佛形像如大麥等,造塔如菴羅果,表剎如針、蓋如浮萍持佛舍利,如芥子大安置其中,所得功德,如我在世等無差別。

「如是之人得十五種功德:一者、得淨念心。二者、得順法心。三者、得慚愧心。四者、得見如來。五者、發淨信心。六者、能持正法。七者、如說修行。八者、得親近諸佛九者、諸佛國土隨意受生。十者、若生人中生大姓家,其心柔軟人所敬重。十一者、纔生人中得念佛心。十二者、諸魔軍眾不能惱亂。十三者、於末法時能護正法。十四者、常得十方諸佛如來恒加覆護。十五者、速得成就五分法身。」

爾時世尊而說頌曰

「若以清淨心,  於如來滅後,
 供養舍利者;  或造於塔廟,
 及如來形像;  於彼塔像前,
 掃塗漫陀羅,  以種種花香,
 散布於其上,  以諸妙香水,
 而浴於佛像,  上妙諸飲食,
 淨持以供養,  讚禮佛功德。
 無量難思議,  智慧及神通,
 諸善巧方便,  悉皆到彼岸。」

爾時,清淨慧菩薩聞佛世尊說是頌已,而佛言:「世尊!若佛在世及滅度後未來世中,諸眾生等,云何浴像?唯願如來為眾生故,開示演說。

佛言:「清淨慧!如佛在世,諸眾生等發起淨心,於佛滅後亦應如是,不作執空有想,於諸善品心懷渴仰不生疲厭,何以故?為成就如來法報身故。我已曾為汝說四諦法、十二因緣、六波羅蜜,我今為汝說浴法,諸供養中最為殊勝。

「善男子!若欲沐像,應以牛頭栴檀、紫檀、多摩羅香、甘松、芎藭、白檀、欝金、龍腦、沈香、麝香、丁香,以如是等種種妙香,隨所得者,以為湯水置淨器中,先作方壇敷妙床座,於上置佛;以諸香水次第浴之;用諸香水周遍訖已,復以淨水於上淋洗。其浴像者,各取少許洗像之水,置自頭上,燒種種香以為供養。

「初於像上下水之時,應誦以偈:

「『我今灌沐諸如來,  淨智功德莊嚴聚;
  五濁眾生令離垢,  願證如來淨法身。』

「燒香之時當誦斯偈:

「『戒定慧解知見香,  遍十方剎常芬馥
  願此香烟亦如是,  迴作自他五種身。』」

爾時世尊說是法已,眾中有無量菩薩摩薩獲得清淨無垢三昧,即從座而起;無量天人得不退轉無上菩提。

 爾時阿難白佛言:「世尊!當何名此經?我等云何奉持?」

佛言:「此經名為『洗浴諸佛得身清淨』,應如是持。」

 經已,一切眾會皆大歡喜,信受奉行。

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here