Triết học Phật giáo hàm chứa rất nhiều pháp học (teachings) và pháp hành (practices); trong đó có thiền định – giúp cho mỗi người phát triển tính cách cởi mở hơn, tư duy thoáng đãng và giàu lòng từ bi hơn.
Điều này khác với các tôn giáo nhất thần (monotheistic religions) khác, Phật giáo không tạo ra một làn ranh khu biệt giữa người có niềm tin và không có niềm tin tôn giáo.
Trong ba cuộc thử nghiệm với khoảng 355 cá nhân, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người được tiếp xúc với các từ ngữ liên quan đến Phật giáo sẽ “tự động kích hoạt lòng vị tha và bao dung” trong họ, đặc biệt là những người có tư duy xã hội và tâm hồn rộng mở.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy dù chỉ tiếp xúc với một số từ hay một số khái niệm nhất định trong triết học Phật giáo cũng làm thay đổi các tư duy và hành xử của người tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Bản tin về Cá tính và Tâm lý Xã hội (The Personality and Social Psychology Bulletin).
Theo nghiên cứu, sau khi người phương Tây quen với các từ ngữ trong Phật giáo như “Pháp” (Dharma) và “Niết-bàn” (Nirvana), dưới hình thức hoàn thành một ô chữ, họ chia sẻ rằng mình giảm được các thái độ tiêu cực đối với người xung quanh, so với những người tham gia nghiên cứu được cho tiếp xúc với các từ không liên quan đến tôn giáo như “tự do” (freedom).
Nghiên cứu còn cho thấy, người phương Tây không theo Phật giáo cũng trở nên khoan dung hơn khi được tiếp xúc với các ý niệm trong Phật giáo. Các quan sát đưa ra kết luận: Họ giảm dần định kiến đối với người Châu Phi và Hồi giáo, so với người được cho tiếp xúc với các ý niệm không phải Phật giáo hoặc các ý niệm trung lập khác.
Điều ngạc nhiên từ nghiên cứu là những người tham gia không theo Phật giáo lại có điểm đo lòng vị tha cao hơn khi tiếp xúc với các ý niệm Phật giáo so với khi tiếp xúc với các ý niệm thuộc tôn giáo khác.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, tác dụng của các ý niệm Phật giáo không bị giới hạn bởi các nền văn hóa có tín ngưỡng lạ, biểu hiện ở nhóm tham gia nghiên cứu ở Đài Loan.
“Chúng tôi cho rằng nghiên cứu này, lần đầu tiên với những bằng chứng thu thập được từ thử nghiệm thực tế cho thấy cả phương Đông và phương Tây, người theo các truyền thống tôn giáo khác ở phương Tây và ở Đông Á, các ý niệm trong triết học Phật giáo đã kích hoạt một cách tự động những hiệu quả tương tác xã hội tích cực như lòng vị tha, giảm bớt sự định kiến; đặc biệt là ở người có tư duy cởi mở”. Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu.
Trần Trọng Hiếu
(Theo The Mirror Post, The Huffington Post): nguồn:GNO