Sự tô màu sẽ tạo nên sức khỏe, sự tĩnh lặng và cũng kích thích vùng não liên quan đến kỹ năng vận động, các giác quan và sự sáng tạo.
Một trong những nhà tâm lý học đầu tiên áp dụng màu như một kỹ thuật thư giãn là Carl G. Jung trong những năm đầu thế kỷ 20. Theo Carl Jung “mạn-đà-la là sự biểu hiện tâm lý của tổng thể tự thân”. Ông phát hiện ra tầm quan trọng của mạn-đà-la thông qua công việc bên trong của chính mình.
Do đó hãy tưởng tượng những tác động tích cực của một quyển sách tô màu theo chủ đề Phật giáo. Tận dụng những hiệu ứng tích cực của màu, chùa Haeinsa đã sử dụng sự tương quan khi đưa một đoạn trong Đại tạng Triều Tiên (Palman Daejanggyeong) vào một quyển sách tô màu.
Đại tạng Triều Tiên chùa Haeinsa đã được đăng ký là ký ức thế giới của UNESCO. Nhiều người nghe và tin nhận kinh này, nhưng hiểu được kinh không phải là chuyện dễ.
Vì vậy, như một nỗ lực để làm cho Đại tạng Triều Tiên dễ hiểu hơn và dễ tiếp cận hơn đối với người đọc tụng, và bởi sự kết hợp của hiệu ứng giảm stress và tính tích cực của màu, chùa Haeinsa đã xuất bản một cuốn sách tô màu về Đại tạng Triều Tiên của mình.
Với tiêu đề 80 hình minh họa kinh Hoa Nghiêm (Daebanggwangbulhwaomgyeong 80 kyungsangdo), cuốn sách màu gồm 80 hình minh họa nội dung của kinh Hoa Nghiêm, chủ yếu là minh họa lời dạy của Đức Phật về kinh Hoa Nghiêm.
Người ta tin rằng sự tập trung hwadu (thoại đầu) vào màu sắc trong cuốn sách này là cách mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho thiền định và tiếp cận trực giác nội tâm của bạn.
Văn Công Hưng (Theo BTN)-Nguồn: GNO